Cách chữa rối loạn tiêu hóa đơn giản và hiệu quả


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Rối loạn tiêu hóa kéo dài gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, nếu không điều trị dứt điểm sẽ biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm. Giải đáp thắc mắc dưới đây của các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm được cách chữa bệnh đơn giản nhất.

Điều trị rối loạn tiêu hóa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 24 tuổi, là nam. Cháu bị đi phân sống và phân lỏng khoảng 1 năm rồi. Đi khám bảo hiểm gần nhà thì các bác sĩ chỉ nói là rối loạn tiêu hóa. Cháu đi khám chi tiết đợt trước thì đi phân khô giờ chuyển hẳn đi phân lỏng (thời gian đi ngoài thì mắc lúc nào đi lúc đó ngày nào cũng đi lâu thì 2 ngày 1 lần). Cháu ở Trảng Bom, Đồng Nai nên khám ở bệnh viện nào là tốt cho bệnh của cháu? Cháu mong sự giải đáp của các bác sĩ.

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu.

Cháu nên đi khám tại bệnh viện tỉnh làm các xét nghiệm: xét nghiệm phân, chụp X-quang, nội soi đại tràng… để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp chữa trị kịp thời. Như các biểu hiện cháu kể, khả năng nhiều cháu bị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh bị hội chứng ruột kích thích có thể bị đi lỏng hoặc táo bón, đôi khi bị tiêu chảy xen lẫn từng đợt với táo bón. Đi lỏng thường kèm theo với đau bụng hoặc không, ngày có thể đi 2-3 lần. Thỉnh thoảng những người bị hội chứng ruột kích thích có những cơn đau thắt ruột, gây cảm giác phải đi ngoài nhưng không thể thực hiện được, cảm giác đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện. Bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Việc chữa trị chủ yếu làm giảm biểu hiện giúp cho người bệnh đỡ khó chịu. Chế độ ăn rất quan trọng, nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng những thức ăn dễ kích thích như bia rượu, cà phê, thức ăn cay chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men. Tăng cường chất xơ như rau, củ, quả. Hạn chế ăn đồ ăn chưa nấu chín như các loại gỏi, rau sống… Chế độ làm việc điều độ, tăng hoạt động thể lực, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, tránh tình trạng căng thẳng… sẽ góp phần làm cho hội chứng ruột kích thích luôn được ổn định và cũng là cách đề phòng hữu hiệu nhất.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Cách chữa rối loạn tiêu hoá hiệu quả?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 47 tuổi, tôi bị rối loạn tiêu hoá, dùng thuốc nhưng không khỏi, liệu có thực phẩm hỗ chợ chữa được bệnh rối loạn tiêu hoá không? Muốn chữa trị hiệu quả phải làm như thế nào?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân


Xin chào anh (chị).

Vấn đề tiêu chảy ở tuổi 47 thường xảy ra ở nam giới, với người hay uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích. Tôi không biết bạn là nam giới hay là nữ giới. Tuy nhiên, dù là ai thì bạn cũng cần phải loại bỏ các yếu tố gây kích thích tiêu hoá như rượu, bia, thuốc lá, ăn cay, ăn nhiều mỡ, uống sữa đối với những người không rất hay uống sữa.

Bạn thực hiện một chế độ ăn điều độ, ăn cá tốt hơn ăn thịt, có rau xanh và ăn chín uống sôi. Nếu như vậy mà bạn vẫn còn bị tiêu chảy thì hãy đến cơ sở y tế có nội soi đại trực tràng và siêu âm bụng để kiểm tra. Nếu như mọi kiểm tra vẫn bình thường thì bạn đó thể dùng thêm men tiêu hoá và một số loại điều hoà nhu động ruột như Multilium hoặc thuốc giảm nhu động ruột như Imodium. Nếu như vẫn không cải thiện được tình hình thì hãy đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh nhé.

Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin hỏi bác sĩ trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên chữa thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có nhiều triệu chứng khác nhau như đầy bụng chướng hơi, đi ngoài phân sống, ỉa lỏng… Có nhiều lí do gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như:

Do rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường có lí do do trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài. Trong tình huống này thì trẻ có thể sử dụng thêm các men tiêu hóa để khôi phục và lập lại cân bằng vi sinh đường ruột.

Do trẻ ăn dặm quá sớm thường là trước 6 tháng tuổi mà hệ enzym tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột cũng chưa phát triển đầy đủ dẫn đến rối loạn tiêu hóa như trẻ bị đầy bụng, nôn, trớ, tiêu chảy…

Do ăn phải thực phẩm ôi, thiu, thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn.

Do cơ địa trẻ dị ứng thức ăn lạ…

Việc chữa trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ em khác nhau và không giống nhau với từng trẻ mà theo đặc điểm, triệu chứng lâm sàng và lí do mà có cách chữa trị khác nhau.

Trường hợp bạn có cháu bé rối loạn tiêu hóa, bạn không nêu rõ là trẻ bao nhiêu tuổi, trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng cụ thể là rối loạn như thế nào nên chúng tôi gặp khó khăn khi giải đáp cho bạn một cách cụ thể và chi tiết. Hơn nữa, lí do gây rối loạn tiêu hóa ở mỗi trẻ cũng khác nhau, dung nạp thuốc và cơ địa ở trẻ cũng khác nhau. Do vậy, khuyên bạn nên cho cháu đi gặp bác sĩ để trực tiếp khám và nhận được sự giải đáp chữa trị phù hợp nhất.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Bị rối loạn tiêu hóa, thỉnh thoảng đi tiêu chảy xen lẫn táo bón chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: anhmai

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 21 tuổi. Gần đây tôi thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, mỗi lần ăn ợ rất nhiều lần, có khi ợ chua. Mỗi khi uống sữa hay ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ là bị rối loạn tiêu hóa. Tối ngủ bụng tôi thường kêu sôi lên dù không thấy đói bụng nó vẫn kêu. Đôi khi tôi còn bị tiêu chảy xen kẽ táo bón. Vậy mong bác sĩ chẩn đoán giúp tôi bị bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Tôi xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể đã mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (TNDD-TQ) là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản, do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như: HCl, Pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, gây ra các biểu hiện và biến chứng tại thực quản . Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh này là ợ nóng, ợ chua.

Nguyên nhân chính xác thì chưa được biết, nhưng người ta thấy rằng những yếu tố sau góp phần làm yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới làm hiện tượng trào ngược trở nên nặng hơn:

Lối sống: sử dụng rượu, bia, thuốc lá, béo phì, đi khom lưng.

Thuốc ức chế Calci, Theophylline (Tedral, Hydrophed, Marax, Brochial, Quibron), Nitrates, kháng histamine.

Chế độ ăn: nhiều mỡ và thức ăn chiên, sô cô la, tỏi, hành và thức uống có chứa caffein, thức ăn chua như trái cây thuộc giống cam quít, cà chua, thức ăn có nhiều gia vị, hương liệu bạc hà.

Thói quen ăn uống: ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc, ăn trước khi đi ngủ.

Để xử lý hiện tượng này bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt tránh những yếu tố nguy cơ góp phần gây bệnh như kể trên. Nếu biểu hiện nặng thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và cho thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin hỏi bác sĩ trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên chữa thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có nhiều triệu chứng khác nhau như đầy bụng chướng hơi, đi ngoài phân sống, ỉa lỏng… Có nhiều lí do gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như:

Do rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột thường có lí do do trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài. Trong tình huống này thì trẻ có thể sử dụng thêm các men tiêu hóa để khôi phục và lập lại cân bằng vi sinh đường ruột.

Do trẻ ăn dặm quá sớm thường là trước 6 tháng tuổi mà hệ enzym tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hệ vi sinh đường ruột cũng chưa phát triển đầy đủ dẫn đến rối loạn tiêu hóa như trẻ bị đầy bụng, nôn, trớ, tiêu chảy…

Do ăn phải thực phẩm ôi, thiu, thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn.

Do cơ địa trẻ dị ứng thức ăn lạ…

Việc chữa trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ em khác nhau và không giống nhau với từng trẻ mà theo đặc điểm, triệu chứng lâm sàng và lí do mà có cách chữa trị khác nhau.

Trường hợp bạn có cháu bé rối loạn tiêu hóa, bạn không nêu rõ là trẻ bao nhiêu tuổi, trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng cụ thể là rối loạn như thế nào nên chúng tôi gặp khó khăn khi giải đáp cho bạn một cách cụ thể và chi tiết. Hơn nữa, lí do gây rối loạn tiêu hóa ở mỗi trẻ cũng khác nhau, dung nạp thuốc và cơ địa ở trẻ cũng khác nhau. Do vậy, khuyên bạn nên cho cháu đi gặp bác sĩ để trực tiếp khám và nhận được sự giải đáp chữa trị phù hợp nhất.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl