Hỏi Bác Sĩ -
Độ tuổi từ 20 – 30 được xem là nhóm người trẻ có ý thức cao về sức khỏe của mình. Vì vậy, chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin hữu ích về hiện tượng ngứa xung quanh vùng ngực dưới đây.
Ngứa ngực, da nổi mụn đỏ, không ngứa lắm, là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Khoảng 1 tuần nay, em cảm thấy ngứa ngực nhưng không để ý. Hiện giờ ngực em nổi mụn đỏ, càng ngày nổi càng nhiều (cả sau lưng, đùi, tay cũng có), ngày càng lan rộng, có chỗ nổi thành vòng tròn, ở giữa bình thường, có chỗ nổi như kiểu muỗi cắn. Mụn không ngứa lắm (nếu có quạt hay gió hoặc cởi trần thì nó không hề ngứa), chỉ lâu lâu ngứa như kiểu muỗi cắn. Tuy nhiên, khi trời nóng là mức độ ngứa nặng hơn nhưng không đến nỗi phải gãi liên tục, khoảng cách thời gian giữa 2 lần gãi là rất lâu. Hiện em tắm bằng Kelog, bôi kem Gensonmax. Các lương y của Bệnh viện Dòng Tu bảo em bị chàm, ghi trong sổ là lác đồng tiền rồi kê thuốc ra tiệm thuốc tây mua, còn dùng thuốc nam nữa. Em không biết bị bệnh gì? Hôm qua em uống được 1 lần thuốc rồi nhưng mụn vẫn nổi thêm.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy có thể bạn bị bệnh hắc lào. Hắc lào là một loại nấm ký sinh trên da. Bạn phải bôi thuốc chữa nấm và dùng thuốc kháng nấm thì bệnh mới khỏi. Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng thuốc, đúng bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Lưng, ngực nổi mẩn đỏ, ngứa là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi 27 tuổi, khoảng 1 tuần nay lưng và ngực nổi lên những mẩn đỏ và ngứa không rõ lý do, sáng không ngứa nhưng chiều đến tối là ngứa. Khi gãi vùng bị ngứa để lại những mẩn đỏ như muỗi đốt, sau đó xẹp xuống và thâm đỏ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và có cách nào giảm ngứa?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn!
Thông tin bạn mô tả có thể bạn bị mề đay cấp tính. Đây là bệnh do cơ địa dị ứng, lý do chưa rõ có thể do thức ăn, môi trường, thời tiết, khí hậu, bụi bẩn,… Bạn cố gắng tìm lí do loại bỏ. Trước mắt để giảm ngứa, mỗi tối bạn uống 1 viên Chlorpheniramin 4mg và dùng cồn lưu huỳnh xoa khắp cơ thể để giảm ngứa và chống bội nhiễm do xước gãi.
Chào bạn!
Mẩn ngứa vùng giữa ngực ở lỗ chân lông là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoahaiduong
Chào bác sĩ.
Cháu có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ. Cháu là nữ năm nay 22 tuổi. Cháu hay bị nổi các đầu đen li ti ở chân sau mùa đông nhưng sang đến mùa hè thì hết dần. Thế nhưng gần một tuần nay khi mà nóng nắng quá trên phần ngực cháu ở giữa ngực bị nổi đỏ lên ở lỗ chân lông. Cháu là công nhân làm may, hay tiếp xúc với bông bụi mồ hôi ra nhiều. Cứ sáng thì cháu lại bị mẩn đỏ ở lỗ chân lông đôi khi có cảm giác ngứa. Nhưng đến tối sau khi tắm và ngủ dậy sáng ra thì những nốt đỏ ấy có nốt thì thâm ở lỗ chân lông có nốt thì mất nhưng cứ khó toát mồ hôi là lại đỏ và li ti mụn lên. Hôm nay thì ở lỗ chân lông trước ngực cháu có đầu đen và bóng ở các lỗ chân lông. Mong bác sĩ tư vấn hộ cháu!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Theo thư bạn viết, có thể bạn bị viêm nang lông. Viêm nang lông là viêm ở phần nông của nang lông, có thể xảy ra ở một vài nang lông nhưng cũng có khi ở nhiều nang lông, ở mọi vùng da có lông trên cơ thể.
Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số tình huống viêm nang lông là do tụ cầu khuẩn. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, nhiễm virut Herpes, u mềm lây và ký sinh vật Demodex. Biểu hiện của viêm nang lông là trên da xuất hiện các sẩn đỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm. Viêm nang lông ở chân thường hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân, thường viêm do nhiễm khuẩn.
Trên thân mình, có thể gặp viêm nang lông ở các nếp gấp như nách do tụ cầu, ngoài ra có thể do Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida. Khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những tác nhân thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục – hậu môn, mông thường xuyên bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.
Điều trị viêm nang lông nhẹ chủ yếu là tại chỗ: dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như betadin, cồn Iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh. Trường hợp viêm nặng và tái phát có thể uống thuốc đường toàn thân. Bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị sớm, không nên tự chữa trị tại nhà hoặc không chữa trị gì, có thể bội nhiễm thành nhọt. Do môi trường làm việc nhiều bụi, mồ hôi ra nhiều nên bạn cần mặc quần áo bằng chất liệu vải bông thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, không mặc quần áo lót quá bó sát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ ăn cân đối, uống đủ nước (1,5 lít nước mỗi ngày).
Chúc bạn mau khỏi!
Ngực nổi nốt đỏ ấn vào hơi đau, ngứa là bệnh gì ạ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sỹ em là nam giới nam nay em 23 tuổi . khoảng 2 3 ngày trước trên ngực em bị nổi nốt đỏ nhưng chỉ 2 3 nốt nhưng đến hôm nay nổi lên rất nhiều , ấn vào hơi đau thỉnh thoảng cũng bị ngứa , Bác sỹ có thể tư vẫn cho em được không ạ . Cám ơn bác sỹ !
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Nếu em nổi lên rất nhiều nốt đỏ thì có nhiều khả năng em bị viêm da tiếp xúc dị ứng với một loại chất nào đó.
Em nên đến gặp bác sĩ da liễu để được bôi thuốc thích hợp.
Bệnh này chỉ là bệnh lý ngoài da, không quá nguy hiểm, em không nên quá lo lắng.
Chúc em sức khỏe!
Mọc mụn mủ, ngứa ở lưng và ngực là bệnh gì và uống thuốc gì để chữa dứt điểm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tên Thảo 21 tuổi ở Lâm Đồng. Khoảng 4 năm gần đây lưng con mọc rất nhiều mụn. Rất ngứa và thường ngứa nhiều hơn về đêm, có những đêm con ngứa không ngủ được nhưng con gãi thì lại đau. Thỉnh thoảng con gãi ra hột mụn màu trắng nhỏ xíu. Nhưng gần đây con lại xuất hiện mụn ở ngực. Có những cái to còn chứa mủ và ngứa. Có lúc ngứa quá con chịu không nổi thì nặn ra mủ và máu. Bác sĩ cho con hỏi con bị bệnh gì và uống thuốc gì để chữa trị dứt điểm ạ?
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trường hợp của bạn là bị mọc mụn trứng cá ở lưng và ngực. Mọc mụn ở những vùng này khó chữa trị hơn vùng mặt.
Nguyên nhân có thể do:
Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng.
Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng, ngực.
Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.
Để khắc phục những loại mụn này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Luôn giữ cho làn da được sạch sẽ thông thoáng, thường xuyên thay bao gối và ga trải giường vì nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da khiến mụn càng lây lan và viêm nhiễm.
Loại bỏ da chết và chất cặn bã tồn đọng trong nang lông bằng cách sử dụng sản phẩm tẩy da chết phù hợp từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Không được dùng tay nặn mụn hay mân mê vì nó sẽ khiến mụn lây lan sang vùng da khác, mặc khác khi bấm nặn mạnh sẽ khiến liên kết da bị phá vỡ từ đó sẽ hình thành vết thâm và sẹo.
Cần thường xuyên tắm rửa hàng ngày và lau thật khô sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh.
Uống nhiều nước lọc, hạn chế đường và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh.
Không thức khuya, luôn giữ cho tinh thần thư giãn và thoải mái.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ăn bò, gà, ngủ đủ giấc.
Tốt nhất là bạn nên khám và chữa trị tại chuyên khoa Da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, bạn lưu ý tái khám sau mỗi đợt chữa trị.
Chúc bạn chóng bình phục!
Độ tuổi từ 20 – 30 được xem là nhóm người trẻ có ý thức cao về sức khỏe của mình. Vì vậy, chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin hữu ích về hiện tượng ngứa xung quanh vùng ngực dưới đây.
Ngứa ngực, da nổi mụn đỏ, không ngứa lắm, là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Khoảng 1 tuần nay, em cảm thấy ngứa ngực nhưng không để ý. Hiện giờ ngực em nổi mụn đỏ, càng ngày nổi càng nhiều (cả sau lưng, đùi, tay cũng có), ngày càng lan rộng, có chỗ nổi thành vòng tròn, ở giữa bình thường, có chỗ nổi như kiểu muỗi cắn. Mụn không ngứa lắm (nếu có quạt hay gió hoặc cởi trần thì nó không hề ngứa), chỉ lâu lâu ngứa như kiểu muỗi cắn. Tuy nhiên, khi trời nóng là mức độ ngứa nặng hơn nhưng không đến nỗi phải gãi liên tục, khoảng cách thời gian giữa 2 lần gãi là rất lâu. Hiện em tắm bằng Kelog, bôi kem Gensonmax. Các lương y của Bệnh viện Dòng Tu bảo em bị chàm, ghi trong sổ là lác đồng tiền rồi kê thuốc ra tiệm thuốc tây mua, còn dùng thuốc nam nữa. Em không biết bị bệnh gì? Hôm qua em uống được 1 lần thuốc rồi nhưng mụn vẫn nổi thêm.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy có thể bạn bị bệnh hắc lào. Hắc lào là một loại nấm ký sinh trên da. Bạn phải bôi thuốc chữa nấm và dùng thuốc kháng nấm thì bệnh mới khỏi. Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng thuốc, đúng bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Lưng, ngực nổi mẩn đỏ, ngứa là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi 27 tuổi, khoảng 1 tuần nay lưng và ngực nổi lên những mẩn đỏ và ngứa không rõ lý do, sáng không ngứa nhưng chiều đến tối là ngứa. Khi gãi vùng bị ngứa để lại những mẩn đỏ như muỗi đốt, sau đó xẹp xuống và thâm đỏ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và có cách nào giảm ngứa?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn!
Thông tin bạn mô tả có thể bạn bị mề đay cấp tính. Đây là bệnh do cơ địa dị ứng, lý do chưa rõ có thể do thức ăn, môi trường, thời tiết, khí hậu, bụi bẩn,… Bạn cố gắng tìm lí do loại bỏ. Trước mắt để giảm ngứa, mỗi tối bạn uống 1 viên Chlorpheniramin 4mg và dùng cồn lưu huỳnh xoa khắp cơ thể để giảm ngứa và chống bội nhiễm do xước gãi.
Chào bạn!
Mẩn ngứa vùng giữa ngực ở lỗ chân lông là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoahaiduong
Chào bác sĩ.
Cháu có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ. Cháu là nữ năm nay 22 tuổi. Cháu hay bị nổi các đầu đen li ti ở chân sau mùa đông nhưng sang đến mùa hè thì hết dần. Thế nhưng gần một tuần nay khi mà nóng nắng quá trên phần ngực cháu ở giữa ngực bị nổi đỏ lên ở lỗ chân lông. Cháu là công nhân làm may, hay tiếp xúc với bông bụi mồ hôi ra nhiều. Cứ sáng thì cháu lại bị mẩn đỏ ở lỗ chân lông đôi khi có cảm giác ngứa. Nhưng đến tối sau khi tắm và ngủ dậy sáng ra thì những nốt đỏ ấy có nốt thì thâm ở lỗ chân lông có nốt thì mất nhưng cứ khó toát mồ hôi là lại đỏ và li ti mụn lên. Hôm nay thì ở lỗ chân lông trước ngực cháu có đầu đen và bóng ở các lỗ chân lông. Mong bác sĩ tư vấn hộ cháu!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Theo thư bạn viết, có thể bạn bị viêm nang lông. Viêm nang lông là viêm ở phần nông của nang lông, có thể xảy ra ở một vài nang lông nhưng cũng có khi ở nhiều nang lông, ở mọi vùng da có lông trên cơ thể.
Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số tình huống viêm nang lông là do tụ cầu khuẩn. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, nhiễm virut Herpes, u mềm lây và ký sinh vật Demodex. Biểu hiện của viêm nang lông là trên da xuất hiện các sẩn đỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm. Viêm nang lông ở chân thường hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân, thường viêm do nhiễm khuẩn.
Trên thân mình, có thể gặp viêm nang lông ở các nếp gấp như nách do tụ cầu, ngoài ra có thể do Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida. Khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những tác nhân thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục – hậu môn, mông thường xuyên bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.
Điều trị viêm nang lông nhẹ chủ yếu là tại chỗ: dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như betadin, cồn Iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh. Trường hợp viêm nặng và tái phát có thể uống thuốc đường toàn thân. Bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị sớm, không nên tự chữa trị tại nhà hoặc không chữa trị gì, có thể bội nhiễm thành nhọt. Do môi trường làm việc nhiều bụi, mồ hôi ra nhiều nên bạn cần mặc quần áo bằng chất liệu vải bông thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, không mặc quần áo lót quá bó sát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ ăn cân đối, uống đủ nước (1,5 lít nước mỗi ngày).
Chúc bạn mau khỏi!
Ngực nổi nốt đỏ ấn vào hơi đau, ngứa là bệnh gì ạ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sỹ em là nam giới nam nay em 23 tuổi . khoảng 2 3 ngày trước trên ngực em bị nổi nốt đỏ nhưng chỉ 2 3 nốt nhưng đến hôm nay nổi lên rất nhiều , ấn vào hơi đau thỉnh thoảng cũng bị ngứa , Bác sỹ có thể tư vẫn cho em được không ạ . Cám ơn bác sỹ !
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Nếu em nổi lên rất nhiều nốt đỏ thì có nhiều khả năng em bị viêm da tiếp xúc dị ứng với một loại chất nào đó.
Em nên đến gặp bác sĩ da liễu để được bôi thuốc thích hợp.
Bệnh này chỉ là bệnh lý ngoài da, không quá nguy hiểm, em không nên quá lo lắng.
Chúc em sức khỏe!
Mọc mụn mủ, ngứa ở lưng và ngực là bệnh gì và uống thuốc gì để chữa dứt điểm?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con tên Thảo 21 tuổi ở Lâm Đồng. Khoảng 4 năm gần đây lưng con mọc rất nhiều mụn. Rất ngứa và thường ngứa nhiều hơn về đêm, có những đêm con ngứa không ngủ được nhưng con gãi thì lại đau. Thỉnh thoảng con gãi ra hột mụn màu trắng nhỏ xíu. Nhưng gần đây con lại xuất hiện mụn ở ngực. Có những cái to còn chứa mủ và ngứa. Có lúc ngứa quá con chịu không nổi thì nặn ra mủ và máu. Bác sĩ cho con hỏi con bị bệnh gì và uống thuốc gì để chữa trị dứt điểm ạ?
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trường hợp của bạn là bị mọc mụn trứng cá ở lưng và ngực. Mọc mụn ở những vùng này khó chữa trị hơn vùng mặt.
Nguyên nhân có thể do:
Do sự bít kín miệng ống bài tiết chất bã bởi chất sừng.
Do tăng tiết chất bã nhờn ở vùng lưng, ngực.
Do sự nhiễm trùng bên trong nang mụn.
Để khắc phục những loại mụn này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Luôn giữ cho làn da được sạch sẽ thông thoáng, thường xuyên thay bao gối và ga trải giường vì nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da khiến mụn càng lây lan và viêm nhiễm.
Loại bỏ da chết và chất cặn bã tồn đọng trong nang lông bằng cách sử dụng sản phẩm tẩy da chết phù hợp từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
Không được dùng tay nặn mụn hay mân mê vì nó sẽ khiến mụn lây lan sang vùng da khác, mặc khác khi bấm nặn mạnh sẽ khiến liên kết da bị phá vỡ từ đó sẽ hình thành vết thâm và sẹo.
Cần thường xuyên tắm rửa hàng ngày và lau thật khô sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh.
Uống nhiều nước lọc, hạn chế đường và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh.
Không thức khuya, luôn giữ cho tinh thần thư giãn và thoải mái.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ăn bò, gà, ngủ đủ giấc.
Tốt nhất là bạn nên khám và chữa trị tại chuyên khoa Da liễu. Điều trị mụn trứng cá đòi hỏi phải rất kiên trì, bạn lưu ý tái khám sau mỗi đợt chữa trị.
Chúc bạn chóng bình phục!
Theo ViCare