Hỏi Bác Sĩ -
Bạch biến là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Một trong số đó là những người trung niên từ 33 trở lên.
chữa bệnh bạch biến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ! Năm nay cháu 33 tuổi, đầu năm 2014 cháu sinh em bé, đến đầu năm 2015 thì trên người cháu có những đốm trắng, đi khám ở BVDL thì bsĩ kết luận bị bạch biến, cháu có lấy thuốc bôi nhưng không thấy đỡ, bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên được không ạ. Cháu xin chân thành cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Theo kinh nghiệm của tôi, bệnh bạch biến điều trị khó khăn, không có nguyên nhân và không có thuốc bôi đặc trị.
Bạn chỉ có thể hạn chế sự phát triển và lan rộng của bệnh bằng cách dùng lá khoai lang như sau: Lá khoai lang tươi đập dập, vắt nước rồi lấy nước ấy chấm lên da.
Chúc bạn sức khỏe!
Dùng thuốc nào để ngăn chặn bệnh bạch biến?
Câu hỏi bởi: 1628655170
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 50 tuổi bị bệnh bạch biến 4 năm. Không biết bệnh có lây lan lên mặt không? Nếu có bác sĩ cho biết loại thuốc để ngăn chặn?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Bạch biến là bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc. Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như bệnh tiểu đường, bệnh chất tạo keo, bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan,… Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng. Các tổn thương có thể lan rộng ra từ từ, hoặc tự thu nhỏ lại.
Như vậy, tổn thương da trong bệnh bạch biến không “lây lan” nhưng có thể lan rộng từ từ và có thể xuất hiện trên mặt. Bệnh rất khó chữa trị, quá trình chữa trị cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các cách chữa trị có thể bao gồm:
Thuốc bôi: Corticoid dạng kem, mỡ. Các thuốc có cảm ứng ánh sáng như Meladinin, Psoralen,…
Quang hóa trị liệu bằng thuốc bôi tại chỗ: Dung dịch Psoralen, Daivonex, Daivibet,…
Quang hóa trị liệu bằng thuốc toàn thân: PUVA: Psoralene (5MOP, 8MOP) uống trước 1,5-2 giờ sau đó chiếu UVA hoặc UVB.
Thuốc ức chế miễn dịch: Corticoid liều thấp, Cyclosporine,…
Thuốc làm mất sắc tố: Khi người bệnh chỉ còn những đảo da lành nhỏ, có thể uống thuốc làm mất sắc tố để thỏa mãn thẩm mỹ cho người bệnh như Hydroquinon (Hiquin),…
Các phương pháp vật lý: Chiếu UVA, UVB, Laser.
Ghép da: Ghép da mỏng (tem thư), ghép da đục…
Cấy tế bào sắc tố…
Với bệnh của bạn, bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ chữa trị và theo dõi bệnh. Bạn không nên tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Làm sao để bệnh bạch biến không quay lại?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Người thân của em năm nay 40 tuổi, bị bệnh bạch biến 10 năm, hiện tại đã lan trắng toàn thân. Xin bác sĩ giải đáp bây giờ uống thuốc gì để không bị trở lại?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da khu trú tự phát và mắc phải (không phải là bệnh bẩm sinh). Biểu hiện mất sắc tố là những đốm da trắng ranh giới rõ, không có vẩy, không teo da, không ngứa là một bệnh da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng về tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc với cộng đồng xã hội Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi đầu ở người trẻ trong độ tuổi từ 10 – 30 ; chừng 50% trường hợp xảy ra trước 20 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như nhau, nhưng theo Lernet nam giới 32,5% và nữ giới 67,5%. Tính chất di truyền của bệnh được tìm thấy trong một số trường hợp bạch biến (30-35% các trường hợp). Tỷ lệ bệnh ở những nước nhiệt đới và người da màu cao hơn những nước ôn đới và người da trắng.
Bệnh có liên quan đến tế bào tạo sác tố: Bình thường, sự tạo ra màu sắc da khác nhau ở người liên quan đến số lượng sắc tố Melanin, Oxyhemoglobin, Hemoglobin khử và Caroten. Trong đó Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu sắc da, tóc và mắt. Màu sắc của da là do sự có mặt của Melanin trong các tế bào sừng, màu sắc da bình thường có thể do di truyền hay thể tạng (ví dụ như da vùng mông do thói quen không bao giờ tiếp xúc với ánh nắng cả). Những rối loạn hệ thống tế bào sắc tố gây nên bệnh tăng và giảm sắc tố Melanin. là một bệnh khó điều trị, kết quả thất thường, thường áp dụng một trong các biện pháp sau đây: trứơc hết là không mặc cảm với bệnh tật, chống tự ti ngại tiếp xúc, dùng các mỹ phẩm để xoá tổn thương khi cần giao tiếp.
Tại chỗ:
– Dùng dung dịch Phá cố chỉ để bôi và uống cho bệnh nhân.
– Dùng meladinin 10 mg: Uống 2 viên/ 1lần/ ngày, sau uống 1-2 giờ phơi nắng từ 3 – 5 phút hoặc chiếu tia tử ngoại. Thuốc uống phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của Bác sĩ chuyên khoa da liễu.
– PUVA uống: Methoxsalen (Oxsoralen, 8-MOP) 2 -3 viên 10mg ( 0,5 mg / kg). Hai giờ sau chiếu đèn cực tím (PUVA) hoặc phơi nắng, thời gian tiếp xúc với tia cực tím tăng dần từng ngày, thực hiện 2- 3 lần / tuần. Điều trị này kéo dài 6-12 tháng. Không nên dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi.
– Dung dịch Meladinin( hoặc dung dịch melagenina) bôi vào tổn thương, bôi thuốc vào buổi sáng, sau 1-2 giờ cũng phơi nắng từ 3 – 5 phút hoặc kết hợp điều trị tia tử ngoại. Cẩn thận trong lúc đầu phơi nắng 15 giây, sau đó tăng rất chậm để tránh tai biến cục bộ, nổi bóng nước và loét. Thời gian tốt nhất để phơi nắng là lúc 10 – 11 giờ, do đó nên bôi thuốc lúc 8 – 9 giờ. Đây là một loại thuốc gây nhiễm độc ánh nắng. Khi bôi thuốc vào thì tia cực tím từ ánh nắng mặt trời sẽ tác động lên da làm da đỏ lên rồi chuyển sang màu nâu và sau đó thẫm màu. Đó là kết quả của các tế bào sắc tố được tái tạo lại. Khởi đầu bôi thuốc có nồng độ thấp: 0,01%, sau đó nếu không bị kích ứng thì chuyển sang bôi loại có nồng độ cao hơn: 0,75%. Phơi nắng đúng thời gian nếu tiếp xúc thêm với ánh nắng quá thời gian quy định trên sẽ làm vùng da được bôi thuốc phồng rộp lên như phải bỏng với những phỏng nước, sẩn đỏ trên nền da phù nề. Khi bôi thuốc bôi gọn vào trong rìa tổn thương khoảng 3mm, thuốc ngấm ra là vừa, không nên bôi trùm cả ra da lành xung quanh vì dễ gây bỏng nắng hoặc rìa tổn thương lại trở nên thẫm màu quá. Thời gian bôi thuốc có thể kéo dài vài tháng cho đến khi sắc tố tái tạo lại. Khitiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài so với thời gian thầy thuốc chỉ định hoặc bôi nhiều thuốc quá cũng làm bỏng da. Khi đó phải dừng bôi thuốc meladinin. Dùng các dung dịch đắp ướt như jarish, dung dịch kháng sinh, kem Biaphin để làm khô tổn thương. Khi tổn thương khô rồi thì có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort…
– Dùng kem corticoit loại mạnh như Clobetasol, bôi ngày 2 lần cũng có kết qủa đối với các thương tổn bạch biến có diện tích nhỏ. Không nên bôi liên tục kéo dài quá 3 tuần.. Kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid thoa tại chỗ để giúp phục hồi lại màu sắc của da. Các thuốc này cần được sử dụng rất thận trọng do nguy cơ tổn thương mô (teo da) khi dùng lâu dài, đặc biệt ở mặt hoặc các vị trí nếp xếp của da.
– Dùng mỡ tacrolimus 0.1% : bôi ngày 2 lần. Ưu điểm của thuốc này là không bị teo da, giãn mạch máu nhỏ như dùng corticoid. Trẻ em nên khởi đầu với mỡ tacrolimus 0.03% . Các thuốc bôi tại chỗ Non-steroid, như tacrolimus và pimecrolimus, có thể hữu ích do có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này đắt tiền và có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư.
– Vitiskin mỡ bôi ngày 2 lần trong nhiều tháng
– Đối với những tổn thương rất lớn và lan rộng ở bệnh nhân da sậm màu, dùng hoá chất tẩy trắng (depigment) để bôi vào vùng da bình thường còn sót lại.
– Ghép da bề mặt (Superficial skin grafts), đặc biệt ở những vị trí khó điều trị, như tại các khớp chẳng hạn. Phẫu thuật ghép da dùng cho những thương tổn bạch biến có diện tích nhỏ, đã ổn định ( khoảng 2 năm không nổi thêm đốm trắng mới)
Toàn thân: Thuốc được sử dụng nhiều nhất là psoralènens và acide paraaminobenzoique ()
– Paraminan :Viên 0,25mg cho 4 viên ngày (trẻ em 0,5g đến 0,75g/ngày). Điều trị kéo dài hàng năm. Thuốc này dung nạp với mọi lứa tuổi và không có nguy cơ gây phản ứng ánh sáng.
– Dùng đa sinh tố (multivitamin therapy) bao gồm axit folic, vitamin B12, vitamin C.
Chúc người thân em mạnh khỏe!
Vệt trắng trên mu bàn tay và mí mắt có phải bạch biến?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ.
Tôi năm nay 43 tuổi, cách đây 7 năm tôi có bị các vết trắng trên mu bàn chân và sau gáy. Sau 2 năm tự biến mất, thì sau đó xuất hiện trên mu bàn tay và mí trên của mắt trái kéo dài 5 năm đến hiện tại giờ. Tôi xin ý kiến bác sĩ giải đáp cho tôi hướng chữa trị hoặc cho tôi địa chỉ cụ thể tôi đến khám và chữa trị.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào anh.
Anh cần kiểm tra lại trên các đám giảm sắc tố lông tóc có trắng hay không nếu có trắng thì anh bị bạch biến – chữa trị theo hướng bệnh bạch biến. Còn không thì đó là một dát giảm sắc tố có rất nhiều lí do như: Phong, lang ben, vảy phấn tráng… Anh nên đi bác sĩ khám thực tế và làm một số xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán đúng và chữa trị có hiệu quả.
Chúc anh mau khỏe.
Bạch biến là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Một trong số đó là những người trung niên từ 33 trở lên.
chữa bệnh bạch biến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ! Năm nay cháu 33 tuổi, đầu năm 2014 cháu sinh em bé, đến đầu năm 2015 thì trên người cháu có những đốm trắng, đi khám ở BVDL thì bsĩ kết luận bị bạch biến, cháu có lấy thuốc bôi nhưng không thấy đỡ, bác sĩ có thể cho cháu lời khuyên được không ạ. Cháu xin chân thành cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Theo kinh nghiệm của tôi, bệnh bạch biến điều trị khó khăn, không có nguyên nhân và không có thuốc bôi đặc trị.
Bạn chỉ có thể hạn chế sự phát triển và lan rộng của bệnh bằng cách dùng lá khoai lang như sau: Lá khoai lang tươi đập dập, vắt nước rồi lấy nước ấy chấm lên da.
Chúc bạn sức khỏe!
Dùng thuốc nào để ngăn chặn bệnh bạch biến?
Câu hỏi bởi: 1628655170
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 50 tuổi bị bệnh bạch biến 4 năm. Không biết bệnh có lây lan lên mặt không? Nếu có bác sĩ cho biết loại thuốc để ngăn chặn?
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Bạch biến là bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc. Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như bệnh tiểu đường, bệnh chất tạo keo, bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan,… Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng. Các tổn thương có thể lan rộng ra từ từ, hoặc tự thu nhỏ lại.
Như vậy, tổn thương da trong bệnh bạch biến không “lây lan” nhưng có thể lan rộng từ từ và có thể xuất hiện trên mặt. Bệnh rất khó chữa trị, quá trình chữa trị cần có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các cách chữa trị có thể bao gồm:
Thuốc bôi: Corticoid dạng kem, mỡ. Các thuốc có cảm ứng ánh sáng như Meladinin, Psoralen,…
Quang hóa trị liệu bằng thuốc bôi tại chỗ: Dung dịch Psoralen, Daivonex, Daivibet,…
Quang hóa trị liệu bằng thuốc toàn thân: PUVA: Psoralene (5MOP, 8MOP) uống trước 1,5-2 giờ sau đó chiếu UVA hoặc UVB.
Thuốc ức chế miễn dịch: Corticoid liều thấp, Cyclosporine,…
Thuốc làm mất sắc tố: Khi người bệnh chỉ còn những đảo da lành nhỏ, có thể uống thuốc làm mất sắc tố để thỏa mãn thẩm mỹ cho người bệnh như Hydroquinon (Hiquin),…
Các phương pháp vật lý: Chiếu UVA, UVB, Laser.
Ghép da: Ghép da mỏng (tem thư), ghép da đục…
Cấy tế bào sắc tố…
Với bệnh của bạn, bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ chữa trị và theo dõi bệnh. Bạn không nên tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Làm sao để bệnh bạch biến không quay lại?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Người thân của em năm nay 40 tuổi, bị bệnh bạch biến 10 năm, hiện tại đã lan trắng toàn thân. Xin bác sĩ giải đáp bây giờ uống thuốc gì để không bị trở lại?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da khu trú tự phát và mắc phải (không phải là bệnh bẩm sinh). Biểu hiện mất sắc tố là những đốm da trắng ranh giới rõ, không có vẩy, không teo da, không ngứa là một bệnh da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng về tâm lý bệnh nhân khi tiếp xúc với cộng đồng xã hội Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi đầu ở người trẻ trong độ tuổi từ 10 – 30 ; chừng 50% trường hợp xảy ra trước 20 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như nhau, nhưng theo Lernet nam giới 32,5% và nữ giới 67,5%. Tính chất di truyền của bệnh được tìm thấy trong một số trường hợp bạch biến (30-35% các trường hợp). Tỷ lệ bệnh ở những nước nhiệt đới và người da màu cao hơn những nước ôn đới và người da trắng.
Bệnh có liên quan đến tế bào tạo sác tố: Bình thường, sự tạo ra màu sắc da khác nhau ở người liên quan đến số lượng sắc tố Melanin, Oxyhemoglobin, Hemoglobin khử và Caroten. Trong đó Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu sắc da, tóc và mắt. Màu sắc của da là do sự có mặt của Melanin trong các tế bào sừng, màu sắc da bình thường có thể do di truyền hay thể tạng (ví dụ như da vùng mông do thói quen không bao giờ tiếp xúc với ánh nắng cả). Những rối loạn hệ thống tế bào sắc tố gây nên bệnh tăng và giảm sắc tố Melanin. là một bệnh khó điều trị, kết quả thất thường, thường áp dụng một trong các biện pháp sau đây: trứơc hết là không mặc cảm với bệnh tật, chống tự ti ngại tiếp xúc, dùng các mỹ phẩm để xoá tổn thương khi cần giao tiếp.
Tại chỗ:
– Dùng dung dịch Phá cố chỉ để bôi và uống cho bệnh nhân.
– Dùng meladinin 10 mg: Uống 2 viên/ 1lần/ ngày, sau uống 1-2 giờ phơi nắng từ 3 – 5 phút hoặc chiếu tia tử ngoại. Thuốc uống phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ của Bác sĩ chuyên khoa da liễu.
– PUVA uống: Methoxsalen (Oxsoralen, 8-MOP) 2 -3 viên 10mg ( 0,5 mg / kg). Hai giờ sau chiếu đèn cực tím (PUVA) hoặc phơi nắng, thời gian tiếp xúc với tia cực tím tăng dần từng ngày, thực hiện 2- 3 lần / tuần. Điều trị này kéo dài 6-12 tháng. Không nên dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi.
– Dung dịch Meladinin( hoặc dung dịch melagenina) bôi vào tổn thương, bôi thuốc vào buổi sáng, sau 1-2 giờ cũng phơi nắng từ 3 – 5 phút hoặc kết hợp điều trị tia tử ngoại. Cẩn thận trong lúc đầu phơi nắng 15 giây, sau đó tăng rất chậm để tránh tai biến cục bộ, nổi bóng nước và loét. Thời gian tốt nhất để phơi nắng là lúc 10 – 11 giờ, do đó nên bôi thuốc lúc 8 – 9 giờ. Đây là một loại thuốc gây nhiễm độc ánh nắng. Khi bôi thuốc vào thì tia cực tím từ ánh nắng mặt trời sẽ tác động lên da làm da đỏ lên rồi chuyển sang màu nâu và sau đó thẫm màu. Đó là kết quả của các tế bào sắc tố được tái tạo lại. Khởi đầu bôi thuốc có nồng độ thấp: 0,01%, sau đó nếu không bị kích ứng thì chuyển sang bôi loại có nồng độ cao hơn: 0,75%. Phơi nắng đúng thời gian nếu tiếp xúc thêm với ánh nắng quá thời gian quy định trên sẽ làm vùng da được bôi thuốc phồng rộp lên như phải bỏng với những phỏng nước, sẩn đỏ trên nền da phù nề. Khi bôi thuốc bôi gọn vào trong rìa tổn thương khoảng 3mm, thuốc ngấm ra là vừa, không nên bôi trùm cả ra da lành xung quanh vì dễ gây bỏng nắng hoặc rìa tổn thương lại trở nên thẫm màu quá. Thời gian bôi thuốc có thể kéo dài vài tháng cho đến khi sắc tố tái tạo lại. Khitiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian quá dài so với thời gian thầy thuốc chỉ định hoặc bôi nhiều thuốc quá cũng làm bỏng da. Khi đó phải dừng bôi thuốc meladinin. Dùng các dung dịch đắp ướt như jarish, dung dịch kháng sinh, kem Biaphin để làm khô tổn thương. Khi tổn thương khô rồi thì có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort…
– Dùng kem corticoit loại mạnh như Clobetasol, bôi ngày 2 lần cũng có kết qủa đối với các thương tổn bạch biến có diện tích nhỏ. Không nên bôi liên tục kéo dài quá 3 tuần.. Kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid thoa tại chỗ để giúp phục hồi lại màu sắc của da. Các thuốc này cần được sử dụng rất thận trọng do nguy cơ tổn thương mô (teo da) khi dùng lâu dài, đặc biệt ở mặt hoặc các vị trí nếp xếp của da.
– Dùng mỡ tacrolimus 0.1% : bôi ngày 2 lần. Ưu điểm của thuốc này là không bị teo da, giãn mạch máu nhỏ như dùng corticoid. Trẻ em nên khởi đầu với mỡ tacrolimus 0.03% . Các thuốc bôi tại chỗ Non-steroid, như tacrolimus và pimecrolimus, có thể hữu ích do có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này đắt tiền và có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư.
– Vitiskin mỡ bôi ngày 2 lần trong nhiều tháng
– Đối với những tổn thương rất lớn và lan rộng ở bệnh nhân da sậm màu, dùng hoá chất tẩy trắng (depigment) để bôi vào vùng da bình thường còn sót lại.
– Ghép da bề mặt (Superficial skin grafts), đặc biệt ở những vị trí khó điều trị, như tại các khớp chẳng hạn. Phẫu thuật ghép da dùng cho những thương tổn bạch biến có diện tích nhỏ, đã ổn định ( khoảng 2 năm không nổi thêm đốm trắng mới)
Toàn thân: Thuốc được sử dụng nhiều nhất là psoralènens và acide paraaminobenzoique ()
– Paraminan :Viên 0,25mg cho 4 viên ngày (trẻ em 0,5g đến 0,75g/ngày). Điều trị kéo dài hàng năm. Thuốc này dung nạp với mọi lứa tuổi và không có nguy cơ gây phản ứng ánh sáng.
– Dùng đa sinh tố (multivitamin therapy) bao gồm axit folic, vitamin B12, vitamin C.
Chúc người thân em mạnh khỏe!
Vệt trắng trên mu bàn tay và mí mắt có phải bạch biến?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ.
Tôi năm nay 43 tuổi, cách đây 7 năm tôi có bị các vết trắng trên mu bàn chân và sau gáy. Sau 2 năm tự biến mất, thì sau đó xuất hiện trên mu bàn tay và mí trên của mắt trái kéo dài 5 năm đến hiện tại giờ. Tôi xin ý kiến bác sĩ giải đáp cho tôi hướng chữa trị hoặc cho tôi địa chỉ cụ thể tôi đến khám và chữa trị.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào anh.
Anh cần kiểm tra lại trên các đám giảm sắc tố lông tóc có trắng hay không nếu có trắng thì anh bị bạch biến – chữa trị theo hướng bệnh bạch biến. Còn không thì đó là một dát giảm sắc tố có rất nhiều lí do như: Phong, lang ben, vảy phấn tráng… Anh nên đi bác sĩ khám thực tế và làm một số xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán đúng và chữa trị có hiệu quả.
Chúc anh mau khỏe.
Theo ViCare