Tuyển chọn những câu hỏi hay liên quan đến trẻ em 5 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những vấn đề khác nhau cần lưu tâm. Tuyển chọn câu hỏi sau được tổng hợp từ những thắc mắc xung quanh những bé 5 tuổi,giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về sức khỏe của con trong thời kỳ này.

Tiêm phòng cho trẻ 5 tuổi


Câu hỏi bởi:

Xin chào bác sĩ!

Gia đình tôi ở nông thôn và điều kiện kinh tế trung bình. Con gái tôi 5 tuổi đã tiêm phòng đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng. Nay tôi nhờ bác sĩ giải đáp tuổi cháu nên tiêm những loại vắc xin cần thiết nào nữa và đăng ký mua ở đâu? Tôi ở Thanh Hóa.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn!

Nhà bạn ở Thanh Hóa bạn nên cho cháu đi tiêm chủng ở các Trung tâm Y tế huyện, thị trấn Thanh Hóa gần với địa chỉ nhà bạn. Con bạn đã 5 tuổi, cháu không ở độ tuổi tiêm chủng miễn phí nữa (trừ tình huống phát sinh một số vắc-xin được tiêm miễn phí bổ sung theo chiến dịch và các nhân viên trạm Y tế sẽ thông báo nếu cháu được tiêm chủng). Bạn có thể tham khảo lịch tiêm chủng quốc gia quốc gia sau đây để biết cháu bé cần tiêm gì và tiêm nhắc lại những vắc-xin gì.

Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia:

LỨA TUỔI LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỊCH TIÊM Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt) Lao (BCG) Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm Viêm gan B (Hepatitis B) Mũi 1 Bại liệt (Poliomyelitis) Bại liệt sơ sinh 1 tháng tuổi Viêm gan B Mũi 2 2 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 1 Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 1 Viêm gan B Mũi 3 (một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5) 3 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 2 Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 2 4 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm) Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm) 9 tháng tuổi vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR) Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm nhắc lại (khi cần thiết nhắc lại sau 15 tháng). Thủy đậu (Varicella) Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng – 12 tuổi). Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 6-8 tuần). 12 tháng tuổi Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm). 15 tháng tuổi vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella ( vắc-xin MMR) Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5 năm). 18 tháng và người lớn Viêm màng não do não mô cầu ( vắc-xin A+C meningoencephalitis) Tiêm 1 mũi (cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch). 24 tháng tuổi và người lớn Viêm gan A (Hepatitis A) = vắc-xin Avaxim Tiêm 2 mũi Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 tháng Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng. Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vắc-xin Pneumo 23 Tiêm 1 mũi (cứ 5 năm nhắc lại 1 lần) Thương hàn (Typhoid) = vắc-xin Typhim Vi Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần 36 tháng và người lớn vắc-xin Cúm = vắc-xin Vaxigrip vắc-xin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú. 35 tháng tuổi – người lớn 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm 06 tháng – 35 tháng tuổi 01 liều = 0.25ml/mỗi năm (trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần)

Lưu ý: vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4-6 tuổi, 10-11 tuổi và 16- 21 tuổi. Hy vọng các thông tin trên có ích cho bạn.

Chúc sức khỏe!

Trẻ 5 tuổi bị hồng ban nhiễm sắc cố định


Câu hỏi bởi: nguyễn phượng

Chào bác sĩ!

Con trai tôi năm nay 5 tuổi được 18 kg. Cháu bị hồng ban nhiễm sắc cố định. Bác sĩ nói cháu dị ứng với thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt… Bác sĩ có thể cho tôi biết muốn chuẩn bị cho tủ thuốc gia đình cho cháu, những thuốc như hạ sốt và cảm thì tôi nên mua và chuẩn bị cho cháu thuốc gì? Bệnh của cháu y học bây giờ có thể thay đổi được gì cho cháu không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Ban đỏ nhiễm sắc cố định là một phản ứng da do thuốc (dị ứng thuốc), thường là do thuốc uống, có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn, bầu dục, nề, có khi nổi bọng nước, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, thường tái phát sau những lần uống thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới), thường xuất hiện vài giờ sau khi dùng thuốc.

Sự xuất hiện tổn thương thường được báo trước bởi cảm giác nóng bỏng và căng ở vị trí mà sau đó sẽ mọc tổn thương. Mặc dù cơ chế gây bệnh chính xác còn chưa được biết rõ nhưng đây thường được coi là một phản ứng dị ứng chậm đối với thuốc do có một số bất thường về miễn dịch đã được tìm thấy ở những người bị hồng ban nhiễm sắc cố định.

Theo một số nghiên cứu, hồng ban nhiễm sắc cố định chiếm khoảng 15%-20% tổng số các tình huống phản ứng ngoài da do thuốc. Đặc trưng của tổn thương là xảy ra nhiều lần ở cùng một vị trí khi tiếp xúc lại với cùng một tác nhân gây bệnh. Tổn thương thường gặp nhất là những đám ban đỏ sẫm màu, hình tròn hoặc vòng cung, bờ rõ, sờ hơi gợn trên mặt da. Khi mới mọc, ban thường có màu đỏ tươi, sau đó thẫm dần, bong da nhiều đợt trước khi khỏi. Vùng da bị tổn thương thường có cảm giác rát bỏng, ngứa nhẹ hoặc tê bì, xuất hiện một hoặc nhiều đám ban đỏ và có thể có mụn nước hoặc bọng nước ở giữa.

Hồng ban nhiễm sắc cố định có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên da và niêm mạc nhưng thường gặp nhất là ở môi, vùng quanh mắt, bộ phận sinh dục, thân mình và bàn tay, ban có thể mọc ở một vị trí đơn lẻ hoặc ở đồng thời nhiều vị trí. Vị trí tổn thương thường gặp nhất cũng khác nhau giữa các loại thuốc, ví dụ với kháng sinh Sulfamide là ở bộ phận sinh dục (chiếm 60%), thân mình và bàn tay (30%), với các thuốc chống viêm giảm đau là ở môi (80%) và thân mình (35%).

Về thời gian xuất hiện, ở lần mắc đầu tiên, ban đỏ thường xuất hiện sau dùng thuốc 1-2 tuần, còn ở những lần sau đó, tổn thương da có thể xuất hiện sau dùng thuốc từ vài giờ đến vài ngày ở cùng một vị trí với lần xuất hiện đầu. Tổn thương da có thể đi kèm với một số biểu hiện toàn thể như sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Về lí do, hầu hết các loại thuốc (kể cả loại bán cần đơn và không cần đơn) đều có thể gây hồng ban nhiễm sắc cố định, thường gặp nhất là các kháng sinh nhóm Sulfamide (như Sulfamethoxazole, Sulfadiazine), nhóm Tetracycline (như Tetracycline, Doxycycline), Metronidazole, Allopurinol, Dapsone, Pseudoephedrine, các thuốc chống viêm giảm đau (như Naproxen, Tenoxicam…), thuốc tránh thai, thuốc chống nấm (như Fluconazole), thuốc chống co giật Phenobarbital hoặc Dapsone.

Mặc dù hồng ban nhiễm sắc cố định thường gây ra do một loại thuốc đơn lẻ nhưng trong một số ít tình huống, tổn thương da này có thể gây ra do sự phối hợp đồng thời của nhiều loại thuốc có khả năng tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm chuyển hoá gây dị ứng. Sinh thiết da có thể giúp chẩn đoán xác định hồng ban nhiễm sắc cố định.

Phương pháp tốt nhất để chẩn đoán xác định lí do gây bệnh là dùng test kích thích, tức là cho người bệnh uống thử lại loại thuốc nghi ngờ với liều thấp và theo dõi sự xuất hiện của hồng ban nhiễm sắc cố định. Ở phương pháp chẩn đoán này, ban đỏ thường xuất hiện sau uống thuốc từ vài giờ đến một vài ngày. Cần lưu ý là phương pháp này có thể gây sốc thuốc nên cần được tiến hành một cách thận trọng, trong những tình huống hồng ban nhiễm sắc cố định xuất hiện ở nhiều vị trí hoặc có bọng nước không nên áp dụng phương pháp chẩn đoán này. Ngoài ra, ở những người có tiền sử dị ứng và sốc thuốc cũng không nên làm test kích thích. Test áp với loại thuốc nghi ngờ cũng có thể là một phương pháp an toàn và có hiệu quả trong chẩn đoán hồng ban nhiễm sắc cố định.

Điều trị hồng ban: Nhận dạng và ngừng ngay thuốc nghi vấn: Tại chỗ bôi thuốc dịu da như dầu oxit kẽm, hoặc kem corticoid. Toàn thân dùng kháng histamine tổng hợp, corticoid, vitamin C, clorua canxi tiêm tĩnh mạch chậm. Nhiễm sắc sau viêm kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm và nên chữa trị bằng Hydroquinone.

Phòng bệnh: Thận trọng trong việc dùng một số thuốc gây bệnh như đã nói ở trên, nhất là nhóm thuốc cảm sốt, kháng sinh, Sulfamid, thuốc ngủ. Trong tình huống người bệnh vẫn cần phải sử dụng lại loại thuốc đã gây dị ứng để chữa trị các bệnh lý khác do không tìm được thuốc thay thế, có thể tiến hành giải mẫn cảm đặc hiệu với thuốc. Nguyên lý của phương pháp này là đưa vào cơ thể người bệnh một liều lượng nhỏ của thuốc và sau đó tăng dần cho đến khi đạt đủ liều chữa trị để hệ miễn dịch của cơ thể có thể dung nạp dần với thuốc. Phương pháp giảm mẫn cảm đã được các tác giả nước ngoài thực hiện thành công với nhiều loại thuốc như Allopurinol, Trimethoprim – Sulfamethoxazole…)

Con trai bạn năm nay 5 tuổi được 18 kg. Cháu bị hồng ban nhiễm sắc cố định do dị ứng với thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt… Bạn muốn chuẩn bị cho tủ thuốc gia đình cho cháu, những thuốc như hạ sốt và cảm thì bạn cần cho cháu đến các trung tâm miễn dịch dị ứng có khả năng như ở Bệnh viện Bạch Mai để làm giải mẫn cảm cho cháu để tìm ra những thuốc cháu không bị dị ứng hoặc những thuốc đã được giải mẫn cảm để cháu có thể dùng lại được. Với tiến bộ của y học hiện nay thì việc điều trị có khả quan hơn do đã làm được giải mẫn cảm. Tuy nhiên bệnh cũng còn khá nan giải.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!

Trẻ 5 tuổi đái dầm chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi con em 5 tuổi bị đái dầm từ nhỏ đến bây giờ. Trước khi ngủ em cho cháu đái vậy mà cháu vẫn đái dầm có khi ngủ trưa cũng đái dầm. Bác sĩ cho em hỏi cách chữa cho cháu, và bài thuốc chữa bệnh của cháu.

Em cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Hiện tượng đái dầm khá phổ biến ở trẻ em dưới dưới 5 tuổi (10%-20%) nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn, thậm chí là người lớn. Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ có thể bao gồm: yếu tố di truyền, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển thần kinh trung ương, thiếu hoóc môn nội tiết, nhiễm trùng tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu, bất thường cột sống, yếu tố tâm lý, thói quen do không cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ,… Điều đáng quan tâm là có tới 95% các tình huống đái dầm là do rối loạn chức năng, tức là không có tổn thương thực thể (dị dạng, nhiễm trùng, bệnh lý cơ thể,…).

Trường hợp bé nhà em, có đái dầm từ nhỏ tới 5 tuổi nhưng không rõ thể trạng của bé ra sao, bé có mắc bệnh gì không, tình trạng ăn uống và ngủ của bé như thế nào,… Rất có thể chỉ là rối loạn chức năng và khi trẻ lớn lên sẽ giảm dần và hết. Tuy nhiên, em vẫn nên đưa bé đi khám kiểm tra sức khỏe để loại trừ và chữa trị kịp thời nếu có các tình trạng rối loạn, bệnh lý.

Chúc bé sức khoẻ!

Trẻ 5 tuổi có được cắt và nạo VA không?


Câu hỏi bởi: hanhphucgiAdinh

Chào bác sĩ!

Con em 5 tuổi 3 tháng 22 kg. Đi khám ở Nhi Đồng 1, bác sĩ nói viêm amidan cấp phát với VA lớn đề nghị cắt và nạo VA. Bác sĩ cho em hỏi bé có quá nhỏ để cắt amidan không ạ?

Cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Việc cắt Amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh do amiđan gây ra. Các chỉ định cắt Amiđan ở trẻ em bao gồm:

Khi Amiđan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, bé thường có các biểu hiện như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm… Hoặc khi bé chậm lớn, kém ăn, hay bị ói, khó nuốt, khó nói do amiđan quá to. Khi bé bị viêm Amiđan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm tác động nhiều đến việc sức khỏe Khi viêm Amiđan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở Amiđan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở Amiđan, ápxe quanh Amiđan, viêm hạch cổ. Ngoài việc cân nhắc đề nghị của bác sĩ, bạn cũng cần xem theo những chỉ định cắt Amiđan trên thì con bạn có nên cắt không. Nếu cảm thấy chưa yên tâm có thể đưa bé đến khám ở một cơ sở y tế chuyên môn khác.

Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!

Trẻ 5 tuổi bị nháy mắt méo miệng


Câu hỏi bởi: Nguyễn thị thủy

Thưa bác sĩ. Tôi có con trai 5t. Hiện nay cháu có triệu chứng bị nháy 1 bên mắt và kéo theo lệch 1 bên miệng. Khi cháu nói chuyện thỉnh thoảng miệng cháu cũng bị lệch sang 1 bên.
Xin hỏi bác sĩ. cháu bị như vậy là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm ko? Và cháu cần điều trị ở bệnh viện nào?
Mong phản hồi sớm từ bác sĩ. Xin cảm ơn!

Chăm sóc khách hàng ViCare


Thân gửi chị Thủy,

Trước tiên, cảm ơn chị đã sử dụng chuyên mục Hỏi Bác sĩ . ViCare đã nhận được câu hỏi của chị ạ.

Tuy nhiên, do sơ xuất trong quá trình vận hành, ViCare đã không theo dõi được câu hỏi này và chưa gửi tới bác sĩ được. Thay mặt ViCare, em rất xin lỗi chị về sự chậm trễ này và những bất tiện có thể xảy ra cho chị ạ. Hiện giờ, ViCare đã gửi câu hỏi tới bác sĩ chuyên khoa và sẽ báo tin cho chị ngay khi có câu trả lời. Bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể về bệnh và sẽ tư vấn địa chỉ tin cậy để chị có thể đưa bé đi thăm khám ạ.

Một lần nữa, mong chị thông cảm cho sai sót này. ViCare hi vọng có thể cải tiến để trợ giúp cho chị tốt hơn trong tương lai.

Thân ái.

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,
Trước tiên, cho mình xin lỗi vì đã gửi câu trả lời muộn.
Bạn cần phải đưa cháu đi khám để bác sĩ phân biệt 2 khả năng:
– Thói quen vận động của cháu
– Tổn thương dây thần kinh số 7
Nếu hiện tượng này là do thói quen vận động thì bạn cần phải luyện tập cho con hoặc tiêm thuốc điều chỉnh cơ.
Thân ái

Chăm Sóc Khách Hàng ViCare


Chào anh/chị ,

Trước tiên, ViCare cảm ơn anh/ chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của anh/chị liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.

Theo thông tin ViCare tìm được thì do anh/chị chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra những triệu chứng này nên anh/chị cần đưa bé đến bệnh viện Nhi ạ.

Hi vọng thông tin trên giúp ích cho anh/chị.
Chúc anh/chị và bé mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl