Hỏi Bác Sĩ -
Bạch biến là bệnh gây ra do sự tổn thương của tế bào sắc tố. Những câu hỏi sau đây là tổng hợp thắc mắc từ những đối tượng từ 20 đến 25.
Bệnh bạch biến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ cháu năm nay 28 tuổi ạ. Lúc 26 tuổi cháu phát hiện mình bị bạch biến đã ra bệnh viện da liễu trung ương khám và điều trị. Tại đây bác sĩ đã kê đơn cho cháu uống thuốc và bôi thuốc. Trong thời gian dùng thuốc cháu thấy bệnh không lan nuẵ. Nhưng gần đây cháu mang thai nên cháu dừng uống thuốc và bôi thì bệnh lại lan rất nhanh. Giờ cháu muốn hỏi bác sĩ cháu sinh bé được 2 tháng rồi cháu có thể dùng thuốc lại được chưa( cháu đang cho con bú ạ). Cảm ơn bác sĩ ạ
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Trong thời gian mang thai nếu bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị bênh thì chúng ta cần lưu ý với một số thuốc cần tránh dùng đối với phụ nữ cho con bú . Phần lớn thuốc mà phụ nữ có thai không nên dùng thì phụ nữ cho con bú cũng cần tránh. Ở đây chỉ nêu thêm một số thuốc:
– Thuốc độc đối với trẻ: iod, ergotamin.
– Thuốc ức chế sự tiết sữa: estrogen, thuốc ngừa thai chứa estrogen, bromocriptine, cyproheptadine (thuốc bromocriptin) được dùng cai sữa.
– Các nghiên cứu trong thí nghiệm gần đây cho thấy pseudoephedrin, một số thuốc có tác dụng giảm phù nề niêm mạc mũi, chống nghẹt mũi có thể ức chế tiết sữa. Các bà mẹ đang cho con bú vẫn nên hết sức thận trọng khi sử dụng pseudoephedrin (thường có trong thuốc trị cảm sổ mũi), đặc biệt trong những tháng cuối của thời gian cho con bú, khi nguồn sữa giảm dần.
– Thuốc làm sữa có vị đắng: metronidazol.
– Thuốc ức chế phản xạ bú của trẻ: các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương làm trẻ ngầy ngật bỏ bú.
– Thuốc kích thích tiết sữa:
+ Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn có đủ số lượng các nang tạo sữa, có thể sử dụng một số thuốc như metoclopramide, domperidone, sulpiride giúp tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích thích việc tạo sữa. Metoclopramide với liều thường sử dụng là 10-15 mg, 3 lần mỗi ngày.
+ Cần lưu ý thuốc chỉ có hiệu quả tăng tiết sữa ở một số người có nồng độ prolactin thấp, nếu lượng sữa không tăng sau một tuần sử dụng, các thuốc kích thích tiết sữa nên được ngừng lại. Việc ngừng các thuốc này nên được tiến hành từ từ, tránh ngừng đột ngột vì có thể gây mất sữa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc.
Một số thuốc tăng sự tiết sữa nhưng không dùng trong điều trị: methyldopa, haloperidol, theophylline.
Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho co bú
– Chỉ dùng loại thuốc thật quan trọng và cần thiết đối với mẹ, nên dùng liều thấp nhất hiệu quả.
– Cần giảm lượng thuốc vào trẻ: sử dụng thuốc ngay sau khi cho bú hoặc cho bú cách xa thời điểm thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu người mẹ. Xen kẽ bú mẹ với bú bình.
– Theo dõi triệu chứng bất thường ở trẻ bú mẹ như phản xạ bú kém, chậm tăng cân.
– Chọn loại thuốc cho tác dụng tại chỗ, thận trọng với dạng thuốc phóng thích thuốc kéo dài.
Với bạn các loai thuốc bạn dung dưới dạng bôi tại chỗ thì có thể được nhưng lưu ý ở mức độ vừa phải . Còn nếu muuons điều trị đúng phác đồ thì nện nuôi con bắng sữa của bé.
Chào bạn.
Phương pháp chữa trị bạch biến?
Câu hỏi bởi: GiangPok
Chào bác sĩ!
Em năm nay 22 tuổi, là nữ. Em bị bạch biến từ lúc mới sinh ra, nó chỉ là một vết trắng nhỏ ở cổ, nay nó đã lan rộng ra khắp một bên cổ và lên cằm, vệt loang này tập trung, lúc nhỏ em cũng đã đi khám, uống và bôi thuốc nhưng không thấy hiệu quả. Nó tác động đến thẩm mĩ, em rất ngại tiếp xúc. Vậy em mong bác sĩ giải đáp giúp em phương pháp chữa trị hiệu quả, kinh tế. Hiện em đang là sinh viên nên cũng không có điều kiện về chi phí. Rất mong được sự giải đáp của bác sĩ ạ.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Bệnh bạch biến (Vitiligo) là bệnh rất khó (hoặc không) chữa trị khỏi. Nguyên nhân cơ chế rất nhiều giả thuyết và phức tạp. Bệnh không tác động đến sức khỏe mà chỉ tác động đến thẩm mỹ. Điều trị chỉ làm hạn chế không lan rộng và tạng màu sắc tạm thời. Nếu em bị diện tích nhỏ, khi giao tiếp, em có thể dùng kem hóa trang. Còn để duy trì trong thời gian dài em có thể tới bác sĩ để phun xăm vi tính trùng với màu da. Và tạm thời em có thề uống thuốc này:
Clobetsonat: bôi tối.
Vitiskin: bôi sáng kèm cho tiếp xúc ánh nắng.
Chúc em khỏe!
Đám trắng ở cổ lan dần có phải bị bạch biến và có chữa được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 24 tuổi, tôi có một vết trắng ở vùng trán từ nhỏ, không lan. Đến nay lại xuất hiện thêm một đám nhỏ giữa cằm và cổ mờ có dấu hiệu trắng dần lên, không ngứa, không tạo vảy. Vậy xin hỏi bác sĩ có phải là bệnh bạch biến bắt đầu lan ra không ạ? Và bây giờ có chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vết trắng nhỏ ở vùng trán từ nhỏ không lan đó là bớt mất sắc tố bẩm sinh không liên quan gì tới vết trắng vùng cổ. Em kiểm tra lại nếu lông vùng da mất sắc tố trắng thì em bị bạch biến. Còn có vấn đề nghi ngờ em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế để có hướng chữa trị tốt.
Chào em!
Bệnh bạch biến có di truyền không và chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi. Em phát hiện bệnh bạch biến năm 14 tuổi nhưng chưa có điều kiện trị liệu. Con em nay được 17 tháng và phát hiện có đốm da trắng ở ngực và trán. Vậy bác sĩ cho em hỏi bệnh bạch biến di truyền không và làm cách nào để trị liệu khi mới phát hiện bệnh? Vì con em là con gái nên rất sợ ảnh hưởng thẩm mỹ về sau. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da khu trú tự phát và mắc phải (không phải là bệnh bẩm sinh). Biểu hiện mất sắc tố là những đốm da trắng ranh giới rõ, không có vẩy, không teo da, không ngứa là một bệnh da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, chữa trị còn nhiều khó khăn. Bé nhà bạn mới được 17 tháng da còn nhiều biến đổi, bạn không cần quan tâm vì bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi bé trên 5 tuổi bạn nên đưa bé đến bác sĩ Da liễu khám và xem xét cụ thể để có hướng chữa trị.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Chấm trắng lan dần ra toàn bộ má là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Meo meo
Xin chào bác sĩ!
Tôi năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Cách đây khoảng 1 năm trên mặt tôi xuất hiện 1 chấm trắng (không sần so với bề mặt da) to bằng ngón tay và giờ đây chấm đó lan ra gần hết 1 khoảng má (to khoảng 4 đầu ngón tay ở mà trái) làm cho da mặt tôi trở nên không đồng đều một màu. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đấy là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào không ạ?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em nên đi bác sĩ Da liễu khám, vì không mô tả cụ thể em có thể bị lang ben hoặc bạch biến. Nếu bị lang ben thì đơn giản chữa trị theo phác đồ sau bênh sẽ khỏi: Ikozol 100mg x 20 viên, uống mỗi lần 1 viên, 2 lần trong ngày. Nizoral bôi 2 lần/ngày. Còn bị bạch biến thì nan giải vì bệnh khó chữa, mặc dù bệnh không tác động sức khỏe như tác động đến thẩm mỹ. Có thể dùng Vitiskin mỗi ngày bôi 1 lần sau đó cho tiếp xúc ánh nắng tổn thương sẽ sẩm màu như da thường.
Chúc em mạnh khỏe!
Bạch biến là bệnh gây ra do sự tổn thương của tế bào sắc tố. Những câu hỏi sau đây là tổng hợp thắc mắc từ những đối tượng từ 20 đến 25.
Bệnh bạch biến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ cháu năm nay 28 tuổi ạ. Lúc 26 tuổi cháu phát hiện mình bị bạch biến đã ra bệnh viện da liễu trung ương khám và điều trị. Tại đây bác sĩ đã kê đơn cho cháu uống thuốc và bôi thuốc. Trong thời gian dùng thuốc cháu thấy bệnh không lan nuẵ. Nhưng gần đây cháu mang thai nên cháu dừng uống thuốc và bôi thì bệnh lại lan rất nhanh. Giờ cháu muốn hỏi bác sĩ cháu sinh bé được 2 tháng rồi cháu có thể dùng thuốc lại được chưa( cháu đang cho con bú ạ). Cảm ơn bác sĩ ạ
Bác sĩ Vũ Việt Hùng
Chào bạn.
Trong thời gian mang thai nếu bắt buộc phải dùng thuốc để điều trị bênh thì chúng ta cần lưu ý với một số thuốc cần tránh dùng đối với phụ nữ cho con bú . Phần lớn thuốc mà phụ nữ có thai không nên dùng thì phụ nữ cho con bú cũng cần tránh. Ở đây chỉ nêu thêm một số thuốc:
– Thuốc độc đối với trẻ: iod, ergotamin.
– Thuốc ức chế sự tiết sữa: estrogen, thuốc ngừa thai chứa estrogen, bromocriptine, cyproheptadine (thuốc bromocriptin) được dùng cai sữa.
– Các nghiên cứu trong thí nghiệm gần đây cho thấy pseudoephedrin, một số thuốc có tác dụng giảm phù nề niêm mạc mũi, chống nghẹt mũi có thể ức chế tiết sữa. Các bà mẹ đang cho con bú vẫn nên hết sức thận trọng khi sử dụng pseudoephedrin (thường có trong thuốc trị cảm sổ mũi), đặc biệt trong những tháng cuối của thời gian cho con bú, khi nguồn sữa giảm dần.
– Thuốc làm sữa có vị đắng: metronidazol.
– Thuốc ức chế phản xạ bú của trẻ: các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương làm trẻ ngầy ngật bỏ bú.
– Thuốc kích thích tiết sữa:
+ Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn có đủ số lượng các nang tạo sữa, có thể sử dụng một số thuốc như metoclopramide, domperidone, sulpiride giúp tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích thích việc tạo sữa. Metoclopramide với liều thường sử dụng là 10-15 mg, 3 lần mỗi ngày.
+ Cần lưu ý thuốc chỉ có hiệu quả tăng tiết sữa ở một số người có nồng độ prolactin thấp, nếu lượng sữa không tăng sau một tuần sử dụng, các thuốc kích thích tiết sữa nên được ngừng lại. Việc ngừng các thuốc này nên được tiến hành từ từ, tránh ngừng đột ngột vì có thể gây mất sữa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc.
Một số thuốc tăng sự tiết sữa nhưng không dùng trong điều trị: methyldopa, haloperidol, theophylline.
Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho co bú
– Chỉ dùng loại thuốc thật quan trọng và cần thiết đối với mẹ, nên dùng liều thấp nhất hiệu quả.
– Cần giảm lượng thuốc vào trẻ: sử dụng thuốc ngay sau khi cho bú hoặc cho bú cách xa thời điểm thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu người mẹ. Xen kẽ bú mẹ với bú bình.
– Theo dõi triệu chứng bất thường ở trẻ bú mẹ như phản xạ bú kém, chậm tăng cân.
– Chọn loại thuốc cho tác dụng tại chỗ, thận trọng với dạng thuốc phóng thích thuốc kéo dài.
Với bạn các loai thuốc bạn dung dưới dạng bôi tại chỗ thì có thể được nhưng lưu ý ở mức độ vừa phải . Còn nếu muuons điều trị đúng phác đồ thì nện nuôi con bắng sữa của bé.
Chào bạn.
Phương pháp chữa trị bạch biến?
Câu hỏi bởi: GiangPok
Chào bác sĩ!
Em năm nay 22 tuổi, là nữ. Em bị bạch biến từ lúc mới sinh ra, nó chỉ là một vết trắng nhỏ ở cổ, nay nó đã lan rộng ra khắp một bên cổ và lên cằm, vệt loang này tập trung, lúc nhỏ em cũng đã đi khám, uống và bôi thuốc nhưng không thấy hiệu quả. Nó tác động đến thẩm mĩ, em rất ngại tiếp xúc. Vậy em mong bác sĩ giải đáp giúp em phương pháp chữa trị hiệu quả, kinh tế. Hiện em đang là sinh viên nên cũng không có điều kiện về chi phí. Rất mong được sự giải đáp của bác sĩ ạ.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Bệnh bạch biến (Vitiligo) là bệnh rất khó (hoặc không) chữa trị khỏi. Nguyên nhân cơ chế rất nhiều giả thuyết và phức tạp. Bệnh không tác động đến sức khỏe mà chỉ tác động đến thẩm mỹ. Điều trị chỉ làm hạn chế không lan rộng và tạng màu sắc tạm thời. Nếu em bị diện tích nhỏ, khi giao tiếp, em có thể dùng kem hóa trang. Còn để duy trì trong thời gian dài em có thể tới bác sĩ để phun xăm vi tính trùng với màu da. Và tạm thời em có thề uống thuốc này:
Clobetsonat: bôi tối.
Vitiskin: bôi sáng kèm cho tiếp xúc ánh nắng.
Chúc em khỏe!
Đám trắng ở cổ lan dần có phải bị bạch biến và có chữa được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay tôi 24 tuổi, tôi có một vết trắng ở vùng trán từ nhỏ, không lan. Đến nay lại xuất hiện thêm một đám nhỏ giữa cằm và cổ mờ có dấu hiệu trắng dần lên, không ngứa, không tạo vảy. Vậy xin hỏi bác sĩ có phải là bệnh bạch biến bắt đầu lan ra không ạ? Và bây giờ có chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vết trắng nhỏ ở vùng trán từ nhỏ không lan đó là bớt mất sắc tố bẩm sinh không liên quan gì tới vết trắng vùng cổ. Em kiểm tra lại nếu lông vùng da mất sắc tố trắng thì em bị bạch biến. Còn có vấn đề nghi ngờ em nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế để có hướng chữa trị tốt.
Chào em!
Bệnh bạch biến có di truyền không và chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi. Em phát hiện bệnh bạch biến năm 14 tuổi nhưng chưa có điều kiện trị liệu. Con em nay được 17 tháng và phát hiện có đốm da trắng ở ngực và trán. Vậy bác sĩ cho em hỏi bệnh bạch biến di truyền không và làm cách nào để trị liệu khi mới phát hiện bệnh? Vì con em là con gái nên rất sợ ảnh hưởng thẩm mỹ về sau. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da khu trú tự phát và mắc phải (không phải là bệnh bẩm sinh). Biểu hiện mất sắc tố là những đốm da trắng ranh giới rõ, không có vẩy, không teo da, không ngứa là một bệnh da mất sắc tố mãn tính, lành tính, không lây, nguyên nhân rất phức tạp, chữa trị còn nhiều khó khăn. Bé nhà bạn mới được 17 tháng da còn nhiều biến đổi, bạn không cần quan tâm vì bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi bé trên 5 tuổi bạn nên đưa bé đến bác sĩ Da liễu khám và xem xét cụ thể để có hướng chữa trị.
Chúc bạn mạnh khoẻ!
Chấm trắng lan dần ra toàn bộ má là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Meo meo
Xin chào bác sĩ!
Tôi năm nay 24 tuổi, là nữ giới. Cách đây khoảng 1 năm trên mặt tôi xuất hiện 1 chấm trắng (không sần so với bề mặt da) to bằng ngón tay và giờ đây chấm đó lan ra gần hết 1 khoảng má (to khoảng 4 đầu ngón tay ở mà trái) làm cho da mặt tôi trở nên không đồng đều một màu. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đấy là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào không ạ?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Em nên đi bác sĩ Da liễu khám, vì không mô tả cụ thể em có thể bị lang ben hoặc bạch biến. Nếu bị lang ben thì đơn giản chữa trị theo phác đồ sau bênh sẽ khỏi: Ikozol 100mg x 20 viên, uống mỗi lần 1 viên, 2 lần trong ngày. Nizoral bôi 2 lần/ngày. Còn bị bạch biến thì nan giải vì bệnh khó chữa, mặc dù bệnh không tác động sức khỏe như tác động đến thẩm mỹ. Có thể dùng Vitiskin mỗi ngày bôi 1 lần sau đó cho tiếp xúc ánh nắng tổn thương sẽ sẩm màu như da thường.
Chúc em mạnh khỏe!
Theo ViCare