Hỏi Bác Sĩ -
Chị em phụ nữ là một trong những đối tượng mà mụn đầu đen tấn công. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan qua các câu hỏi sau đây nhé!
Loại bỏ mụn cám, mụn đầu đen bằng cách nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 16 tuổi, đang là học sinh lớp 10, cháu là nữ. Cháu đang tuổi phát triển nên trên mặt có xuất hiện mụn. Cháu hỏi mấy anh chị thì bảo đó là mụn cám và mụn đầu đen. Cháu có thể dùng những loại sữa rửa mặt hay kem nào để loại bỏ mụn không ạ?
Cháu xin cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Cháu 16 tuổi là đang ở độ tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu, thường là để bảo vệ da. Nhưng khi sự tích tụ bụi bẩn và da tiết nhờn nhiều cùng với tế bào chết gây nên hiện tượng mụn đầu đen. Trong tình huống vệ sinh không sạch kết hợp với vi khuẩn hoạt động thường trú trên da có thể hình thành mụn. Việc loại bỏ những mụn đầu đen này quan trọng chẳng kém gì việc cháu chăm sóc da mặt hàng ngày. Để xử lý mụn đầu đen, cháu có thể áp dụng những cách sau đây:
Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đặc biệt khi vừa hoạt động trong môi trường nhiều khói, bụi. Có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích sẽ đánh bay các tế bào chết và vi khuẩn. Việc làm sạch cũng giúp giảm bớt lượng dầu nhờn trên da. Hãy nhớ rửa sạch da thường xuyên tối thiểu 2 lần/ngày là bước đầu tiên giúp cháu ngăn ngừa mụn đầu đen. Thường xuyên mát-xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da.
Tẩy tế bào chết trên da ít nhất 2 lần/tuần là rất cần thiết. Trong khi việc rửa mặt khá nhẹ nhàng, thì tẩy da chết mạnh hơn một chút và giúp loại bỏ nhiều tế bào da chết hơn, cho cháu một làn da sạch sẽ hoàn toàn. Loại bỏ các tế bào da chết giúp các lỗ chân lông thông thoáng và cho làn da khỏe mạnh hơn.
Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng .
Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước. Nước giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và tránh mọi vấn đề cho da. Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày rất tốt cho việc hydrat hóa làn da và cho một sức khỏe tổng thể tuyệt vời.
Ngủ điều độ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
Không dùng quá nhiều chất kích thích như trà đặc, cà phê, đường, mỡ…
Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên có thể gây nhiễm trùng da thứ phát sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ.
Ngoài ra cháu có thể dùng một trong các loại mặt nạ sau để hạn chế mụn đầu đen:
Lấy lòng trắng trứng gà và bôi trực tiếp lên vùng bị mụn đầu đen, đợi cho đến khi khô rửa lại với nước ấm.
Chỉ đơn giản thoa nước chanh nguyên chất lên vùng da bị mụn đầu đen khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày cũng là cách trị mụn đầu đen khá hay. Sau đó hãy rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chế mặt nạ với vỏ cam và sữa chua. Bằng cách lấy 2 thìa bột vỏ cam và thêm 4 thìa sữa chua tạo thành hỗn hợp bột nhão. Thoa lên mặt để trong vòng 30 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Cách làm này giúp các lỗ chân lông được thông thoáng và giữ cho da sáng mịn, loại trừ mụn đầu đen.
Cháu có thể đắp mặt nạ dưa chuột, vì trong dưa chuột có chứa vitamin K làm kích thích tuần hoàn máu và hoạt hóa protein giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu. Các chất chống oxy hóa có trong dưa chuột sẽ giúp lưu thông mạch máu.
Cháu không nên tự ý uống thuốc. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng da không được cải thiện, cháu nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Hy vọng cháu có làn da như ý!
Cách trị mụn mủ, mụn cám, mụn đầu đen
Câu hỏi bởi: lien
Chào bác sĩ.
Tôi là nữ giới 22 tuổi, đã có 1 con. Tôi mong bác sĩ giải đáp cho tôi cách trị mụn mủ, mụn cám và mụn đầu đen.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Trong thư bạn không cho biết rõ về tình trạng mụn: vị trí mụn, thời điểm nào mụn thường xuất hiện, cũng như công việc bạn đang làm, việc sử dụng các mỹ phẩm hoặc thuốc bôi… để có thể giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, có thể nói da bạn trong tình trạng tuyến bã nhờn tăng tiết chất nhờn, cùng với bụi bẩn, tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn. Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hóa chất, nhiệt độ cao… có thể làm tăng nguy cơ bị mụn. Tâm lý căng thẳng, thói quen sinh hoạt thức quá khuya… cũng góp phần gia tăng mụn trứng cá.
Hiện nay, nhiều người sử dụng các loại kem bôi trong thành phần có chứa Corticoid với mong muốn có làn da trắng hồng, sạch mụn cũng vô tình gây thêm mụn, làm teo da… Để có thể trị mụn hiệu quả, cần xác định nguyên nhân gây mụn. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chữa trị kịp thời, đúng cách, tránh để lại sẹo xấu làm tác động đến thẩm mỹ. Tùy mức độ mụn, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc bôi tại chỗ hoặc dùng thêm thuốc uống. Bên cạnh việc uống thuốc, bạn có thể tự làm giảm nguy cơ và ngăn chặn sự hình thành mụn trứng cá bằng những cách đơn giản và dễ thực hiện như sau:
Rửa mặt nhẹ nhàng hằng ngày bằng nước sạch 2-3 lần/ngày, không chà xát da quá mạnh hoặc quá thường xuyên, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm. Bạn có thể dùng sữa rửa mặt chống nhờn, tình huống mụn trứng cá nhiều có thể dùng xà phòng đặc trị như Sastid, Acne-aid…
Ăn nhiều rau quả, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, rượu bia, cà phê và thức ăn đồ uống quá ngọt như sữa đặc, mít, xoài… Kiêng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu. Uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít).
Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, chơi thể thao, thư giãn… xen kẽ với thời gian làm việc một cách phù hợp.
Gội đầu thường xuyên và tránh để tóc xõa xuống mặt.
Tránh sử dụng những sản phẩm dưỡng da có quá nhiều dầu.
Mặc y phục vải mềm, rộng rãi, thấm mồ hôi.
Tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất.
Tránh tiếp xúc dài với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng khi đi nắng.
Không dùng tay để nặn, nhể trứng cá.
Chúc bạn mau khỏi!
Mụn mủ, mụn đầu đen sau sinh phải làm sao?
Câu hỏi bởi: lien
Chào bác sĩ.
Tôi là nữ giới, năm nay 22 tuổi. Mới sinh được 10 tháng da mặt nhờn và bị mụn đỏ, mụn mủ, mụn cám và mụn đầu đen nên tôi xông hơi mặt bằng sả và đắp mặt nạ mật ong 1 tuần 3 lần là mát xa mặt bằng cà chua không dùng mỹ phẩm như vậy da tôi có trắng sáng mịn màng và bớt mụn không? Mong các bác sĩ chỉ giúp cách chăm sóc da mặt đúng cách.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Đức
Chào bạn!
Theo bạn mô tả thì bạn bị bệnh trứng cá. Bằng các phương pháp bạn thực hiện thì tổn thương mụn cám, mụn đầu đen sẽ giảm nhưng các tổn thương mụn viêm đỏ, mụn mủ thì hiệu quả sẽ kém. Ở các tổn thương mụn viêm đỏ, mụn mủ thì cần phải chữa trị bằng các thuốc kháng sinh uống và bôi: Erythromycin, T3mycin, Metronidazol. Bạn đang cho con bú, vậy nên bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Việc chăm sóc da mặt: rửa mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da nhờn phù hợp, tránh bụi, không tự cậy nặn, chà xát tổn thương. Tránh thức khuya, mất ngủ; không ăn nhiều chất ngọt, mỡ.
Chúc bạn có làn da đẹp!
Nữ 16 tuổi bị mụn đầu đen nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Vânn Ahh
Chào bác sĩ ạ!
Cháu là nữ, năm nay 16 tuổi. Sau khi dậy thì ở vùng mũi của cháu có rất nhiều mụn đầu đen. Vậy cháu có nên nặn mụn không ạ? Và làm sao để khỏi hẳn mụn ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Cháu 16 tuổi, có nhiều mụn đầu đen ở mũi; mụn của cháu gọi là mụn trứng cá tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến các tuyến bã nhờn tăng tiết; khi chất nhờn trộn lẫn với tế bào da chết và bụi bẩn, cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ tạo điều kiện cho mụn trứng cá phát triển. Mũi là vùng da mặt có nhiều chất nhờn nên dễ phát sinh mụn. Mụn đầu đen là nhân trứng cá hở. Mụn đầu đen (nốt nhỏ đầu màu đen) là những túi nang lông chứa đầy chất bã nhờn và tế bào da chết. Mụn đầu đen là dấu hiệu tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá.
Nếu không được chăm sóc thích hợp thì mụn đầu đen sẽ tiến triển gây mụn sẩn hay mụn viêm. Nếu cháu nặn mụn thì có thể tạo thành các nốt thâm hoặc sẹo khó hồi phục trên da mặt. Theo thời gian, khi cháu trưởng thành thì tình trạng mụn trứng cá của cháu sẽ thuyên giảm. Do là mụn trứng cá tuổi dậy thì nên tại thời điểm này thì không thấy cách nào có thể chữa trị hết mụn hoàn toàn. Tuy nhiên, cháu nên thực hiện những lời khuyên dưới đây để hạn chế và ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Rửa mặt thường xuyên và giữ cho da mặt luôn khô thoáng, không sờ tay lên mặt. Không nên trang điểm khi mặt đang có mụn. Ngủ đủ giấc (7-8 giờ/đêm), tránh thức khuya, tránh căng thẳng. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không dùng thực phẩm, đồ uống quá cay, quá ngọt, nhiều chất béo và các chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…). Tuyệt đối không nặn bóp mụn. Khi ra đường, nên đội mũ, đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng. Không uống thuốc hoặc dùng kem trị mụn không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, cháu có thể tham khảo một số cách đơn giản để trị mụn sau đây:
Kem đánh răng: Trước khi đi ngủ, cháu hãy thoa kem đánh răng lên vùng da bị mụn, để qua đêm, sáng sớm rửa lại bằng nước ấm. Cơm nóng: Nặn cơm thành những viên tròn vừa tay rồi lăn đều, ấn nhẹ nhàng kết hợp mát-xa khuôn mặt, nhất là vùng 2 bên cánh mũi. Cháu hãy thực hiện động tác này khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Trà xanh: Rửa mặt hàng ngày bằng trà xanh. Vỏ cam: Sấy khô hoặc phơi khô vỏ cam rồi nghiền mịn, kết hợp với sữa chua và đắp lên mặt, để khoảng 1 giờ rồi rửa sạch. Aspirin: Nghiền 5 viên Aspirin, sau đó trộn thêm nước chanh để trở thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa đều lên vùng mụn. Lấy 30g nhân hạt bí đao, 30g cánh hoa đào, mật ong đủ dùng. Cánh hoa đào và nhân hạt bí đao giã nát sau đó trộn đều với mật ong rồi đắp lên mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
Những cách trên cháu cần phải kiên trì thực hiện mới có hiệu quả. Nếu mụn của cháu ngày càng nhiều hoặc có triệu chứng viêm nhiễm thì cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được xác định lí do và chữa trị thích hợp.
Chúc cháu sớm có làn da như ý!
Mụn đầu đen không cạy có thành nốt ruồi không?
Câu hỏi bởi: Hồng Phương
Chào bác sĩ!
Cháu tên Phương, năm nay 16 tuổi, là nữ. Da của cháu có ít mụn và một chút nhờn thì nên dùng sửa rửa mặt loại nào? Và mụn đầu đen có nên cạy ra không? Cháu nghe người thân nói không cạy mụn đầu đen sẽ thành nốt ruồi đúng không ạ? Vậy thời điểm nào nên cạy mụn và thời điểm nào không nên cạy mụn?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Tuổi 15 có mụn là chuyện bình thường, cháu bị trứng cá ở tuổi dậy thì. Nếu ở mức độ vừa và nặng phải đến bác sĩ chữa trị không nên tự chữa trị vì kết quả không tốt sẽ dẫn đến di chứng sẹo rất đáng tiếc. Còn ở mức độ nhẹ, rải rác vài cái thì cháu có thể thực hiện như sau:
1. Giữ trang thái thần kinh thăng bằng sống lạc quan. Tránh lo âu căng thẳng, bất hòa, nóng nảy, stress. Không thức khuya quá 23h, tạo cảm giác ngủ ngon. Sống yêu đời, lạc quan.
2. Chăm sóc da mặt xoa bóp da mặt: hàng ngày chỉ nên rửa mặt 2 – 3 lần, rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng tránh làm xây xước da, xoa bóp nhẹ nhàngda mặt giúp lưu thông chất bã. Có thể rửa mặt ngày 2 lần bằng xà phòng Acne aid bar có tác dụng tẩy bớt chất bã nhờn ở da. Hạn chế dùng mỹ phẩm, không dùng mỹ phẩm chứa Corticoid. Không dùng mỹ phẩm lâu dài. Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu.
3. Hạn chế ăn chất ngọt, dầu mỡ, đồ chiên xào. Tránh để táo bón. Nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước lọc, nhiều sinh tố C để tăng đề kháng và làm sáng da.
4. Luôn giữ môi trường trong sạch, thoáng mát nhất là nơi phòng ngủ.
5. Che chắng nắng, chống nắng. Khi ra ngoài nên đội nón rộng vành, đeo kính bảo vệ.
6. Khi có mụn không nên chích nặn. Cháu hết sức chú ý vì da mặt biểu hiên tính chất thẩm mỹ cao nên cần thiết bảo vệ và chăm sóc đúng.
Chúc cháu sức khỏe!
Chị em phụ nữ là một trong những đối tượng mà mụn đầu đen tấn công. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan qua các câu hỏi sau đây nhé!
Loại bỏ mụn cám, mụn đầu đen bằng cách nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 16 tuổi, đang là học sinh lớp 10, cháu là nữ. Cháu đang tuổi phát triển nên trên mặt có xuất hiện mụn. Cháu hỏi mấy anh chị thì bảo đó là mụn cám và mụn đầu đen. Cháu có thể dùng những loại sữa rửa mặt hay kem nào để loại bỏ mụn không ạ?
Cháu xin cám ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Cháu 16 tuổi là đang ở độ tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu, thường là để bảo vệ da. Nhưng khi sự tích tụ bụi bẩn và da tiết nhờn nhiều cùng với tế bào chết gây nên hiện tượng mụn đầu đen. Trong tình huống vệ sinh không sạch kết hợp với vi khuẩn hoạt động thường trú trên da có thể hình thành mụn. Việc loại bỏ những mụn đầu đen này quan trọng chẳng kém gì việc cháu chăm sóc da mặt hàng ngày. Để xử lý mụn đầu đen, cháu có thể áp dụng những cách sau đây:
Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đặc biệt khi vừa hoạt động trong môi trường nhiều khói, bụi. Có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích sẽ đánh bay các tế bào chết và vi khuẩn. Việc làm sạch cũng giúp giảm bớt lượng dầu nhờn trên da. Hãy nhớ rửa sạch da thường xuyên tối thiểu 2 lần/ngày là bước đầu tiên giúp cháu ngăn ngừa mụn đầu đen. Thường xuyên mát-xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da.
Tẩy tế bào chết trên da ít nhất 2 lần/tuần là rất cần thiết. Trong khi việc rửa mặt khá nhẹ nhàng, thì tẩy da chết mạnh hơn một chút và giúp loại bỏ nhiều tế bào da chết hơn, cho cháu một làn da sạch sẽ hoàn toàn. Loại bỏ các tế bào da chết giúp các lỗ chân lông thông thoáng và cho làn da khỏe mạnh hơn.
Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng .
Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước. Nước giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và tránh mọi vấn đề cho da. Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày rất tốt cho việc hydrat hóa làn da và cho một sức khỏe tổng thể tuyệt vời.
Ngủ điều độ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
Không dùng quá nhiều chất kích thích như trà đặc, cà phê, đường, mỡ…
Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên có thể gây nhiễm trùng da thứ phát sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ.
Ngoài ra cháu có thể dùng một trong các loại mặt nạ sau để hạn chế mụn đầu đen:
Lấy lòng trắng trứng gà và bôi trực tiếp lên vùng bị mụn đầu đen, đợi cho đến khi khô rửa lại với nước ấm.
Chỉ đơn giản thoa nước chanh nguyên chất lên vùng da bị mụn đầu đen khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày cũng là cách trị mụn đầu đen khá hay. Sau đó hãy rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chế mặt nạ với vỏ cam và sữa chua. Bằng cách lấy 2 thìa bột vỏ cam và thêm 4 thìa sữa chua tạo thành hỗn hợp bột nhão. Thoa lên mặt để trong vòng 30 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Cách làm này giúp các lỗ chân lông được thông thoáng và giữ cho da sáng mịn, loại trừ mụn đầu đen.
Cháu có thể đắp mặt nạ dưa chuột, vì trong dưa chuột có chứa vitamin K làm kích thích tuần hoàn máu và hoạt hóa protein giúp ngăn ngừa vôi hóa mạch máu. Các chất chống oxy hóa có trong dưa chuột sẽ giúp lưu thông mạch máu.
Cháu không nên tự ý uống thuốc. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng da không được cải thiện, cháu nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Hy vọng cháu có làn da như ý!
Cách trị mụn mủ, mụn cám, mụn đầu đen
Câu hỏi bởi: lien
Chào bác sĩ.
Tôi là nữ giới 22 tuổi, đã có 1 con. Tôi mong bác sĩ giải đáp cho tôi cách trị mụn mủ, mụn cám và mụn đầu đen.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Trong thư bạn không cho biết rõ về tình trạng mụn: vị trí mụn, thời điểm nào mụn thường xuất hiện, cũng như công việc bạn đang làm, việc sử dụng các mỹ phẩm hoặc thuốc bôi… để có thể giải đáp cụ thể. Tuy nhiên, có thể nói da bạn trong tình trạng tuyến bã nhờn tăng tiết chất nhờn, cùng với bụi bẩn, tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn. Thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hóa chất, nhiệt độ cao… có thể làm tăng nguy cơ bị mụn. Tâm lý căng thẳng, thói quen sinh hoạt thức quá khuya… cũng góp phần gia tăng mụn trứng cá.
Hiện nay, nhiều người sử dụng các loại kem bôi trong thành phần có chứa Corticoid với mong muốn có làn da trắng hồng, sạch mụn cũng vô tình gây thêm mụn, làm teo da… Để có thể trị mụn hiệu quả, cần xác định nguyên nhân gây mụn. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chữa trị kịp thời, đúng cách, tránh để lại sẹo xấu làm tác động đến thẩm mỹ. Tùy mức độ mụn, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc bôi tại chỗ hoặc dùng thêm thuốc uống. Bên cạnh việc uống thuốc, bạn có thể tự làm giảm nguy cơ và ngăn chặn sự hình thành mụn trứng cá bằng những cách đơn giản và dễ thực hiện như sau:
Rửa mặt nhẹ nhàng hằng ngày bằng nước sạch 2-3 lần/ngày, không chà xát da quá mạnh hoặc quá thường xuyên, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm. Bạn có thể dùng sữa rửa mặt chống nhờn, tình huống mụn trứng cá nhiều có thể dùng xà phòng đặc trị như Sastid, Acne-aid…
Ăn nhiều rau quả, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, rượu bia, cà phê và thức ăn đồ uống quá ngọt như sữa đặc, mít, xoài… Kiêng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu. Uống đủ nước mỗi ngày (1,5-2 lít).
Giảm bớt căng thẳng tinh thần trong cuộc sống. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, chơi thể thao, thư giãn… xen kẽ với thời gian làm việc một cách phù hợp.
Gội đầu thường xuyên và tránh để tóc xõa xuống mặt.
Tránh sử dụng những sản phẩm dưỡng da có quá nhiều dầu.
Mặc y phục vải mềm, rộng rãi, thấm mồ hôi.
Tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất.
Tránh tiếp xúc dài với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng khi đi nắng.
Không dùng tay để nặn, nhể trứng cá.
Chúc bạn mau khỏi!
Mụn mủ, mụn đầu đen sau sinh phải làm sao?
Câu hỏi bởi: lien
Chào bác sĩ.
Tôi là nữ giới, năm nay 22 tuổi. Mới sinh được 10 tháng da mặt nhờn và bị mụn đỏ, mụn mủ, mụn cám và mụn đầu đen nên tôi xông hơi mặt bằng sả và đắp mặt nạ mật ong 1 tuần 3 lần là mát xa mặt bằng cà chua không dùng mỹ phẩm như vậy da tôi có trắng sáng mịn màng và bớt mụn không? Mong các bác sĩ chỉ giúp cách chăm sóc da mặt đúng cách.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Trần Thị Đức
Chào bạn!
Theo bạn mô tả thì bạn bị bệnh trứng cá. Bằng các phương pháp bạn thực hiện thì tổn thương mụn cám, mụn đầu đen sẽ giảm nhưng các tổn thương mụn viêm đỏ, mụn mủ thì hiệu quả sẽ kém. Ở các tổn thương mụn viêm đỏ, mụn mủ thì cần phải chữa trị bằng các thuốc kháng sinh uống và bôi: Erythromycin, T3mycin, Metronidazol. Bạn đang cho con bú, vậy nên bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Việc chăm sóc da mặt: rửa mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da nhờn phù hợp, tránh bụi, không tự cậy nặn, chà xát tổn thương. Tránh thức khuya, mất ngủ; không ăn nhiều chất ngọt, mỡ.
Chúc bạn có làn da đẹp!
Nữ 16 tuổi bị mụn đầu đen nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Vânn Ahh
Chào bác sĩ ạ!
Cháu là nữ, năm nay 16 tuổi. Sau khi dậy thì ở vùng mũi của cháu có rất nhiều mụn đầu đen. Vậy cháu có nên nặn mụn không ạ? Và làm sao để khỏi hẳn mụn ạ?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Cháu 16 tuổi, có nhiều mụn đầu đen ở mũi; mụn của cháu gọi là mụn trứng cá tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến các tuyến bã nhờn tăng tiết; khi chất nhờn trộn lẫn với tế bào da chết và bụi bẩn, cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da sẽ tạo điều kiện cho mụn trứng cá phát triển. Mũi là vùng da mặt có nhiều chất nhờn nên dễ phát sinh mụn. Mụn đầu đen là nhân trứng cá hở. Mụn đầu đen (nốt nhỏ đầu màu đen) là những túi nang lông chứa đầy chất bã nhờn và tế bào da chết. Mụn đầu đen là dấu hiệu tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá.
Nếu không được chăm sóc thích hợp thì mụn đầu đen sẽ tiến triển gây mụn sẩn hay mụn viêm. Nếu cháu nặn mụn thì có thể tạo thành các nốt thâm hoặc sẹo khó hồi phục trên da mặt. Theo thời gian, khi cháu trưởng thành thì tình trạng mụn trứng cá của cháu sẽ thuyên giảm. Do là mụn trứng cá tuổi dậy thì nên tại thời điểm này thì không thấy cách nào có thể chữa trị hết mụn hoàn toàn. Tuy nhiên, cháu nên thực hiện những lời khuyên dưới đây để hạn chế và ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Rửa mặt thường xuyên và giữ cho da mặt luôn khô thoáng, không sờ tay lên mặt. Không nên trang điểm khi mặt đang có mụn. Ngủ đủ giấc (7-8 giờ/đêm), tránh thức khuya, tránh căng thẳng. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không dùng thực phẩm, đồ uống quá cay, quá ngọt, nhiều chất béo và các chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…). Tuyệt đối không nặn bóp mụn. Khi ra đường, nên đội mũ, đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng. Không uống thuốc hoặc dùng kem trị mụn không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, cháu có thể tham khảo một số cách đơn giản để trị mụn sau đây:
Kem đánh răng: Trước khi đi ngủ, cháu hãy thoa kem đánh răng lên vùng da bị mụn, để qua đêm, sáng sớm rửa lại bằng nước ấm. Cơm nóng: Nặn cơm thành những viên tròn vừa tay rồi lăn đều, ấn nhẹ nhàng kết hợp mát-xa khuôn mặt, nhất là vùng 2 bên cánh mũi. Cháu hãy thực hiện động tác này khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Trà xanh: Rửa mặt hàng ngày bằng trà xanh. Vỏ cam: Sấy khô hoặc phơi khô vỏ cam rồi nghiền mịn, kết hợp với sữa chua và đắp lên mặt, để khoảng 1 giờ rồi rửa sạch. Aspirin: Nghiền 5 viên Aspirin, sau đó trộn thêm nước chanh để trở thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa đều lên vùng mụn. Lấy 30g nhân hạt bí đao, 30g cánh hoa đào, mật ong đủ dùng. Cánh hoa đào và nhân hạt bí đao giã nát sau đó trộn đều với mật ong rồi đắp lên mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
Những cách trên cháu cần phải kiên trì thực hiện mới có hiệu quả. Nếu mụn của cháu ngày càng nhiều hoặc có triệu chứng viêm nhiễm thì cháu nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được xác định lí do và chữa trị thích hợp.
Chúc cháu sớm có làn da như ý!
Mụn đầu đen không cạy có thành nốt ruồi không?
Câu hỏi bởi: Hồng Phương
Chào bác sĩ!
Cháu tên Phương, năm nay 16 tuổi, là nữ. Da của cháu có ít mụn và một chút nhờn thì nên dùng sửa rửa mặt loại nào? Và mụn đầu đen có nên cạy ra không? Cháu nghe người thân nói không cạy mụn đầu đen sẽ thành nốt ruồi đúng không ạ? Vậy thời điểm nào nên cạy mụn và thời điểm nào không nên cạy mụn?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Tuổi 15 có mụn là chuyện bình thường, cháu bị trứng cá ở tuổi dậy thì. Nếu ở mức độ vừa và nặng phải đến bác sĩ chữa trị không nên tự chữa trị vì kết quả không tốt sẽ dẫn đến di chứng sẹo rất đáng tiếc. Còn ở mức độ nhẹ, rải rác vài cái thì cháu có thể thực hiện như sau:
1. Giữ trang thái thần kinh thăng bằng sống lạc quan. Tránh lo âu căng thẳng, bất hòa, nóng nảy, stress. Không thức khuya quá 23h, tạo cảm giác ngủ ngon. Sống yêu đời, lạc quan.
2. Chăm sóc da mặt xoa bóp da mặt: hàng ngày chỉ nên rửa mặt 2 – 3 lần, rửa mặt bằng tay nhẹ nhàng tránh làm xây xước da, xoa bóp nhẹ nhàngda mặt giúp lưu thông chất bã. Có thể rửa mặt ngày 2 lần bằng xà phòng Acne aid bar có tác dụng tẩy bớt chất bã nhờn ở da. Hạn chế dùng mỹ phẩm, không dùng mỹ phẩm chứa Corticoid. Không dùng mỹ phẩm lâu dài. Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, nhất là dạng crème (kem), dạng dầu.
3. Hạn chế ăn chất ngọt, dầu mỡ, đồ chiên xào. Tránh để táo bón. Nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước lọc, nhiều sinh tố C để tăng đề kháng và làm sáng da.
4. Luôn giữ môi trường trong sạch, thoáng mát nhất là nơi phòng ngủ.
5. Che chắng nắng, chống nắng. Khi ra ngoài nên đội nón rộng vành, đeo kính bảo vệ.
6. Khi có mụn không nên chích nặn. Cháu hết sức chú ý vì da mặt biểu hiên tính chất thẩm mỹ cao nên cần thiết bảo vệ và chăm sóc đúng.
Chúc cháu sức khỏe!
Theo ViCare