Hỏi Bác Sĩ -
Tổng hợp những thắc mắc đặc biệt về bệnh mất ngủ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tác hại cũng như sớm tìm được cách chưa trị hiệu quả nhất.
Cách điều trị chứng mất ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay cháu 21 tuổi. Gần 2 năm cháu hay bị mất ngủ, nằm lăn qua lăn lại miết cũng không ngủ được, khi ngủ được rồi thì giấc ngủ không được sâu, hay mơ thấy linh tinh rồi giật mình, và đêm nào cháu cũng bị tỉnh giấc 2, 3 lần và sau đó thì rất khó ngủ lại, dẫn đến sáng dậy 2 mắt thâm quần và rất mệt mỏi, người cứ lờ đờ. Bên cạnh đó thì tóc cháu rụng cũng khá nhiều, cứ hể vuốt tóc là rụng. Và tâm trạng cháu hay thay đổi không ổn định, hay cáu gắt, nóng nảy, tức giận vô cớ. Bác sĩ có thể giúp cháu biết lí do tại sao và cháu có bị bệnh gì không ạ?
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Dựa vào mô tả của em cho thấy em đang bị bệnh rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường triệu chứng dưới các hình thái sau:
– Mất ngủ: Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt, … Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Ở một số người, mất ngủ có thể thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể bền vững do các stress.
– Ngủ nhiều: Ngủ nhiều ngược lại với mất ngủ. Nhiều bệnh nhân than phiền mình luôn buồn ngủ, thậm chí họ có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi đi. Ngủ nhiều thường là 9 – 10 giờ mỗi đêm.
– Cận giấc ngủ: Cận giấc ngủ là hiện tượng không phổ biến, xuất hiện đột ngột trong khi ngủ hoặc xảy ra giữa trạng thái thức và ngủ. Nếu xuất hiện trong giấc ngủ, cận giấc ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ bao gồm ác mộng, rối loạn hoảng sợ, miên hành và các rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác.
– Rối loạn thời gian giấc ngủ: Triệu chứng phổ biến nhất là không thể ngủ được khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ được vào lúc khác. Mặt khác, họ không hoàn toàn tỉnh táo khi cần tỉnh táo, nhưng họ cũng rất tỉnh táo vào lúc khác khi họ không cần tỉnh táo.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn giấc ngủ là do stress. Ngoài ra có thể do một số bệnh lí nội khoa như: đái tháo đường, cường giáp, rối loạn lo âu, loạn nhịp tim,… Để xử lý tình trạng này em cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh uống thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức, trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm… Nếu tình trạng trên không đỡ em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị.
Chúc em sức khỏe!
Triệu chứng mất ngủ khi còn nhỏ chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: nguyễn thị hồng đào
Chào bác sĩ!
Con đã được 13 tuổi, là nữ nhưng con thì 2-3 giờ mới ngủ được có khi thức tới sáng nữa. Lúc nhỏ con ngủ chỉ 10 giờ nhưng bây giờ thì mất ngủ đến với con quá sớm. Có phải chăng anh con thức khuya chơi game 10-1 giờ khuya mới ngủ, con thức để đóng cửa cho anh và khi anh con đi thì cả nhà chìm vào giấc ngủ nên bây giờ con có thói quen ngủ trễ. Vậy bác sĩ có cách nào để ổn định giấc ngủ nào không? Mong bác sĩ trả lời.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo lứa tuổi cháu thì thời gian ngủ theo sinh lý bình thường là 8h/24 giờ. Tình trạng của cháu 2-3 giờ mới ngủ và đôi khi thức tới sáng, như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ rất nặng. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu mất ngủ làm bộ não không được nghỉ ngơi sẽ sinh ra rối loạn chức năng hoạt động của não và sẽ sinh ra hậu quả không lường hết được. Mất ngủ ở tuổi trẻ làm tác động đến sự phát triển của cơ thể, sự tập trung cho học tập, giảm sút trí nhớ…. Nguyên nhân mất ngủ ở thanh thiếu niên:
Do ngồi lâu nhiều giờ trước máy tính hoặc trò chơi điện tử hàng ngày.
Do uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc cafe vào buổi tối.
Trẻ tạo áp lực học tập vào trong giấc ngủ, thường xuyên lo lắng bài vở khiến giấc ngủ chập chờn.
Một số trẻ bị vướng mắc về tình cảm.
Cháu thức để đóng cửa cho anh cháu trong khi anh cháu thức đến 1 giờ đêm để chơi game, vậy cháu có ngồi xem hoặc chơi game cùng anh không? Nếu cháu ngồi xem hoặc chơi game cùng thì đó cũng là lí do gây căng thẳng tâm lý và sinh mất ngủ. Hoặc cháu có 1 lí do trong 3 lí do còn lại nói trên, ví dụ áp lực trong học tập… Cũng có thể do thức khuya kéo dài tạo thói quen là ngủ muộn mà thôi chứ không thể gây mất ngủ tới sáng. Cháu nói có đêm cháu thức tới sáng như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ rồi. Để cải thiện giấc ngủ ở cháu thì cháu cần phải nhận thức và làm tốt một số vấn đề sau đây:
Cháu phải hiểu tầm quan trọng của việc đi ngủ đúng giờ và hàng ngày cháu phải thực hiện tốt việc đi ngủ đúng giờ mặc dù thời gian đầu có thể nằm nhưng không ngủ được, không thức khuya.
Cháu hãy tìm hiểu phương pháp tạo cho bản thân một sự thư giãn. Ví dụ đi bộ buổi tối, hít thở không khí quanh hồ… và tự nhận biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Biết gạt bỏ những lo lắng, suy nghĩ sang một bên ra khỏi giấc ngủ để rễ đi vào giấc ngủ tự nhiên.
Tắt hết các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại di động 2 giờ trước khi đi ngủ.
Không uống đồ uống có ga hoặc chứa cafein.
Tập thể dục đều đặn buổi sáng và đi bộ buổi tối.
Không ngủ muộn vào buổi sáng kể cả ngày nghỉ.
Không nằm và ngủ vặt ban ngày, chỉ ngủ trưa 30 phút.
Bố trí phòng ngủ nơi yên tĩnh, thoát mát, vừa đủ ánh sáng.
Ngoài thời gian học tập cần giao lưu bạn bè, vui chơi giải trí tạo tâm lý vui vẻ và thư giãn.
Ăn đủ 3 bữa trong ngày đủ chất và lượng.
Tránh mọi trường hợp gây căng thẳng tinh thần hàng ngày.
Tắm nước ấm trước khi ngủ tối tạo tâm lý thư giãn dễ đi vào giấc ngủ.
Cháu hãy thực hiện tốt những vấn đề trên thì bác tin là giấc ngủ tốt sẽ trở lại với cháu.
Chúc cháu quyết tâm và thành công!
Chứng mất tập trung và mất ngủ
Câu hỏi bởi: 321
Thưa bác sĩ.
Cháu hay mất tập trung và thường xuyên mất ngủ vì lúc nào đầu cũng suy nghĩ. Xin bác sĩ cho cháu cách xử lý ạ!
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu không nói rõ cháu năm nay bao nhiêu tuổi là nam hay nữ. Mất tập trung và mất ngủ ở cháu đã lâu chưa? Có lẽ cháu còn trẻ đúng không? Chứng mất tập trung và mất ngủ ở người trẻ tuổi lí do khác với người trung tuổi và người già. Vì tuổi trẻ chưa từng trải, dễ nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý khi gặp phải những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Do vậy sự tác động của mặt tâm lý dễ gây ra những biến đổi nặng nề ở người trẻ tuổi.
Bác nêu một số lí do gây kém tập trung và mất ngủ ở người trẻ tuổi để cháu tham khảo nhé: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì tỷ lệ người trẻ kém ăn kém ngủ và kém tập trung chú ý ngày càng gia tăng nhất là ở bạn gái do nhiều lí do khác nhau nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt và các yếu tố tác động đến tâm lý như tình cảm bạn bè, tình yêu rạn nứt, sự giận dỗi, hờn dỗi trong yêu đương, sức ép trong học tập và công tác, các stress trong cuộc sống hàng ngày….
Để xử lý tình trạng kém tập trung và mất ngủ cháu cần thực hiện một số vấn đề sau đây:
Nghỉ ngơi thư giãn cho đầu óc được thảnh thơi, không làm việc qúa sức.
Đi ngủ và thức đúng giờ quy định, tạo thành thói quen cho bản thân.
Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga…
Không ngủ vặt ban ngày chỉ ngủ trưa 30 phút.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Không để các việc khác chi phối giấc ngủ, khi đã lên gường là tắt điện không nằm xem tivi, đọc sách…
Tạo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, vừa đủ ánh sáng.
Hoàn toàn thư giãn về tâm lý, loại bỏ mọi phiền muộn và suy tư ra khỏi giấc ngủ.
Loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống thường ngày.
Không ăn no trước khi ngủ.
Nên tắm nước ấm trước khi ngủ tạo thư giãn giúp giấc ngủ sâu hơn Trên đây là một số vấn đề giúp giấc ngủ tốt hơn và cũng là tạo trạng thái ý thức tỉnh táo tập trung hơn.
Cháu cháu có giấc ngủ ngon.
Đau từ eo xuống chân, còn bị chứng mất ngủ là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 54 tuổi, tôi bị đau từ khúc khuỷu tay từ trong năm. Bác sĩ bảo tôi bị viêm cơ. Tôi uống 2 toa thuốc rồi nhưng giờ tôi lại bị đau từ eo xuống chân, tôi còn bị chứng mất ngủ. Xin bác sĩ cho biết tôi nên dùng loại thuốc nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Các biểu hiện của bạn nhiều khả năng là do bị đau thần kinh tọa. Đây là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ… làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái bệnh.
– Biểu hiện bệnh: Đau thần kinh tọa triệu chứng đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
– Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của bệnh là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh. Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: công nhân bốc vác, công nhân mỏ, nghệ sĩ xiếc, bale, cử tạ… sẽ dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.
Việc chữa trị tốt nhất đối với bệnh đau thần kinh tọa là kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức nǎng. Bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
– Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến:
Có thể dùng các biện pháp chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ. Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (chữa trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển).
Phương pháp đông y: Phương pháp thứ nhất là châm cứu, đây là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều và cũng khá hiệu quả, tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, tính chất nông sâu của từng người bệnh. Thời gian kéo dài liệu trình phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh.
Phương pháp thứ hai, một phương pháp tương đối đơn giản đó là đắp chườm vùng lưng hoặc chân đau bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng, thêm ít dấm hoặc dán cao giảm đau.
Chứng mất ngủ của bạn có thể là xuất phát từ việc bạn bị đau đớn, khó chịu từ căn bệnh thần kinh tọa. Khi chữa trị giảm bớt các biểu hiện thần kinh tọa, bạn cũng có thể ngủ tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập để có được giấc ngủ một cách tự nhiên bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ, không nên lạm dụng thuốc ngủ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Triệu chứng mất ngủ và nếu có ngủ dc thì giật mình liên tục, trong đầu lúc nào cũng có cảm giác đang mê sảng
Câu hỏi bởi: Bùi Đình Khu
Thưa bác sĩ tôi là nam giới năm nay 32 tuổi dạo này tôi hay bị mất ngủ và nếu có ngủ dc thì giật mình liên tục, trong đầu lúc nào cũng có cảm giác đang mê sảng vậy là bệnh j và phải dùng thuốc ra sao thưa bác sĩ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Điều này được thể hiện bởi sự bất động của hầu hết các cơ bắp và giảm các phản ứng với những kích thích bên ngoài.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng).Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm
.
1, Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần).
Do Stress (Tỉ lệ nữ cao nơn nam)
Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần),
Do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
Do sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích.
Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí .
..
2, Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:
(Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng). Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…
Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 – 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần)
.
3, Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:
• Trầm cảm.
• Hưng cảm.
• Rối loạn lo âu lan toả.
• Rối loạn stress sau chấn thương.
• Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện).
• Tâm thần phân liệt.
• Bệnh sa sút trí tuệ
.
4, Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như:
Chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ …
Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau .
.
5, Về điều trị : Chứng mất ngủ của bạn mới xuất hiện gần đây và khá đơn thuần vì vậy bạn có thể dùng liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc:
Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Liệu pháp tâm lý: Thư giãn – Thiền. Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim …), nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề
.
Nếu liệu pháp chữa bệnh trên không ổn định thì bạn nên đén khám trực tiếp bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
Xem thêm:
Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
Tổng hợp những thắc mắc đặc biệt về bệnh mất ngủ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tác hại cũng như sớm tìm được cách chưa trị hiệu quả nhất.
Cách điều trị chứng mất ngủ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay cháu 21 tuổi. Gần 2 năm cháu hay bị mất ngủ, nằm lăn qua lăn lại miết cũng không ngủ được, khi ngủ được rồi thì giấc ngủ không được sâu, hay mơ thấy linh tinh rồi giật mình, và đêm nào cháu cũng bị tỉnh giấc 2, 3 lần và sau đó thì rất khó ngủ lại, dẫn đến sáng dậy 2 mắt thâm quần và rất mệt mỏi, người cứ lờ đờ. Bên cạnh đó thì tóc cháu rụng cũng khá nhiều, cứ hể vuốt tóc là rụng. Và tâm trạng cháu hay thay đổi không ổn định, hay cáu gắt, nóng nảy, tức giận vô cớ. Bác sĩ có thể giúp cháu biết lí do tại sao và cháu có bị bệnh gì không ạ?
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Dựa vào mô tả của em cho thấy em đang bị bệnh rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường triệu chứng dưới các hình thái sau:
– Mất ngủ: Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt, … Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Ở một số người, mất ngủ có thể thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể bền vững do các stress.
– Ngủ nhiều: Ngủ nhiều ngược lại với mất ngủ. Nhiều bệnh nhân than phiền mình luôn buồn ngủ, thậm chí họ có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi đi. Ngủ nhiều thường là 9 – 10 giờ mỗi đêm.
– Cận giấc ngủ: Cận giấc ngủ là hiện tượng không phổ biến, xuất hiện đột ngột trong khi ngủ hoặc xảy ra giữa trạng thái thức và ngủ. Nếu xuất hiện trong giấc ngủ, cận giấc ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ bao gồm ác mộng, rối loạn hoảng sợ, miên hành và các rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác.
– Rối loạn thời gian giấc ngủ: Triệu chứng phổ biến nhất là không thể ngủ được khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ được vào lúc khác. Mặt khác, họ không hoàn toàn tỉnh táo khi cần tỉnh táo, nhưng họ cũng rất tỉnh táo vào lúc khác khi họ không cần tỉnh táo.
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rối loạn giấc ngủ là do stress. Ngoài ra có thể do một số bệnh lí nội khoa như: đái tháo đường, cường giáp, rối loạn lo âu, loạn nhịp tim,… Để xử lý tình trạng này em cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh uống thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức, trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm… Nếu tình trạng trên không đỡ em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị.
Chúc em sức khỏe!
Triệu chứng mất ngủ khi còn nhỏ chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: nguyễn thị hồng đào
Chào bác sĩ!
Con đã được 13 tuổi, là nữ nhưng con thì 2-3 giờ mới ngủ được có khi thức tới sáng nữa. Lúc nhỏ con ngủ chỉ 10 giờ nhưng bây giờ thì mất ngủ đến với con quá sớm. Có phải chăng anh con thức khuya chơi game 10-1 giờ khuya mới ngủ, con thức để đóng cửa cho anh và khi anh con đi thì cả nhà chìm vào giấc ngủ nên bây giờ con có thói quen ngủ trễ. Vậy bác sĩ có cách nào để ổn định giấc ngủ nào không? Mong bác sĩ trả lời.
Con cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Theo lứa tuổi cháu thì thời gian ngủ theo sinh lý bình thường là 8h/24 giờ. Tình trạng của cháu 2-3 giờ mới ngủ và đôi khi thức tới sáng, như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ rất nặng. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu mất ngủ làm bộ não không được nghỉ ngơi sẽ sinh ra rối loạn chức năng hoạt động của não và sẽ sinh ra hậu quả không lường hết được. Mất ngủ ở tuổi trẻ làm tác động đến sự phát triển của cơ thể, sự tập trung cho học tập, giảm sút trí nhớ…. Nguyên nhân mất ngủ ở thanh thiếu niên:
Do ngồi lâu nhiều giờ trước máy tính hoặc trò chơi điện tử hàng ngày.
Do uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc cafe vào buổi tối.
Trẻ tạo áp lực học tập vào trong giấc ngủ, thường xuyên lo lắng bài vở khiến giấc ngủ chập chờn.
Một số trẻ bị vướng mắc về tình cảm.
Cháu thức để đóng cửa cho anh cháu trong khi anh cháu thức đến 1 giờ đêm để chơi game, vậy cháu có ngồi xem hoặc chơi game cùng anh không? Nếu cháu ngồi xem hoặc chơi game cùng thì đó cũng là lí do gây căng thẳng tâm lý và sinh mất ngủ. Hoặc cháu có 1 lí do trong 3 lí do còn lại nói trên, ví dụ áp lực trong học tập… Cũng có thể do thức khuya kéo dài tạo thói quen là ngủ muộn mà thôi chứ không thể gây mất ngủ tới sáng. Cháu nói có đêm cháu thức tới sáng như vậy là cháu bị rối loạn giấc ngủ rồi. Để cải thiện giấc ngủ ở cháu thì cháu cần phải nhận thức và làm tốt một số vấn đề sau đây:
Cháu phải hiểu tầm quan trọng của việc đi ngủ đúng giờ và hàng ngày cháu phải thực hiện tốt việc đi ngủ đúng giờ mặc dù thời gian đầu có thể nằm nhưng không ngủ được, không thức khuya.
Cháu hãy tìm hiểu phương pháp tạo cho bản thân một sự thư giãn. Ví dụ đi bộ buổi tối, hít thở không khí quanh hồ… và tự nhận biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Biết gạt bỏ những lo lắng, suy nghĩ sang một bên ra khỏi giấc ngủ để rễ đi vào giấc ngủ tự nhiên.
Tắt hết các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại di động 2 giờ trước khi đi ngủ.
Không uống đồ uống có ga hoặc chứa cafein.
Tập thể dục đều đặn buổi sáng và đi bộ buổi tối.
Không ngủ muộn vào buổi sáng kể cả ngày nghỉ.
Không nằm và ngủ vặt ban ngày, chỉ ngủ trưa 30 phút.
Bố trí phòng ngủ nơi yên tĩnh, thoát mát, vừa đủ ánh sáng.
Ngoài thời gian học tập cần giao lưu bạn bè, vui chơi giải trí tạo tâm lý vui vẻ và thư giãn.
Ăn đủ 3 bữa trong ngày đủ chất và lượng.
Tránh mọi trường hợp gây căng thẳng tinh thần hàng ngày.
Tắm nước ấm trước khi ngủ tối tạo tâm lý thư giãn dễ đi vào giấc ngủ.
Cháu hãy thực hiện tốt những vấn đề trên thì bác tin là giấc ngủ tốt sẽ trở lại với cháu.
Chúc cháu quyết tâm và thành công!
Chứng mất tập trung và mất ngủ
Câu hỏi bởi: 321
Thưa bác sĩ.
Cháu hay mất tập trung và thường xuyên mất ngủ vì lúc nào đầu cũng suy nghĩ. Xin bác sĩ cho cháu cách xử lý ạ!
Cháu xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu không nói rõ cháu năm nay bao nhiêu tuổi là nam hay nữ. Mất tập trung và mất ngủ ở cháu đã lâu chưa? Có lẽ cháu còn trẻ đúng không? Chứng mất tập trung và mất ngủ ở người trẻ tuổi lí do khác với người trung tuổi và người già. Vì tuổi trẻ chưa từng trải, dễ nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý khi gặp phải những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Do vậy sự tác động của mặt tâm lý dễ gây ra những biến đổi nặng nề ở người trẻ tuổi.
Bác nêu một số lí do gây kém tập trung và mất ngủ ở người trẻ tuổi để cháu tham khảo nhé: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì tỷ lệ người trẻ kém ăn kém ngủ và kém tập trung chú ý ngày càng gia tăng nhất là ở bạn gái do nhiều lí do khác nhau nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt và các yếu tố tác động đến tâm lý như tình cảm bạn bè, tình yêu rạn nứt, sự giận dỗi, hờn dỗi trong yêu đương, sức ép trong học tập và công tác, các stress trong cuộc sống hàng ngày….
Để xử lý tình trạng kém tập trung và mất ngủ cháu cần thực hiện một số vấn đề sau đây:
Nghỉ ngơi thư giãn cho đầu óc được thảnh thơi, không làm việc qúa sức.
Đi ngủ và thức đúng giờ quy định, tạo thành thói quen cho bản thân.
Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga…
Không ngủ vặt ban ngày chỉ ngủ trưa 30 phút.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Không để các việc khác chi phối giấc ngủ, khi đã lên gường là tắt điện không nằm xem tivi, đọc sách…
Tạo môi trường phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, vừa đủ ánh sáng.
Hoàn toàn thư giãn về tâm lý, loại bỏ mọi phiền muộn và suy tư ra khỏi giấc ngủ.
Loại bỏ các stress ra khỏi cuộc sống thường ngày.
Không ăn no trước khi ngủ.
Nên tắm nước ấm trước khi ngủ tạo thư giãn giúp giấc ngủ sâu hơn Trên đây là một số vấn đề giúp giấc ngủ tốt hơn và cũng là tạo trạng thái ý thức tỉnh táo tập trung hơn.
Cháu cháu có giấc ngủ ngon.
Đau từ eo xuống chân, còn bị chứng mất ngủ là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 54 tuổi, tôi bị đau từ khúc khuỷu tay từ trong năm. Bác sĩ bảo tôi bị viêm cơ. Tôi uống 2 toa thuốc rồi nhưng giờ tôi lại bị đau từ eo xuống chân, tôi còn bị chứng mất ngủ. Xin bác sĩ cho biết tôi nên dùng loại thuốc nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Các biểu hiện của bạn nhiều khả năng là do bị đau thần kinh tọa. Đây là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ… làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái bệnh.
– Biểu hiện bệnh: Đau thần kinh tọa triệu chứng đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
– Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của bệnh là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh. Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: công nhân bốc vác, công nhân mỏ, nghệ sĩ xiếc, bale, cử tạ… sẽ dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.
Việc chữa trị tốt nhất đối với bệnh đau thần kinh tọa là kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức nǎng. Bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
– Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến:
Có thể dùng các biện pháp chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ. Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (chữa trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển).
Phương pháp đông y: Phương pháp thứ nhất là châm cứu, đây là phương pháp được sử dụng tương đối nhiều và cũng khá hiệu quả, tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh, các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, tính chất nông sâu của từng người bệnh. Thời gian kéo dài liệu trình phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh.
Phương pháp thứ hai, một phương pháp tương đối đơn giản đó là đắp chườm vùng lưng hoặc chân đau bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc tần sao nóng, thêm ít dấm hoặc dán cao giảm đau.
Chứng mất ngủ của bạn có thể là xuất phát từ việc bạn bị đau đớn, khó chịu từ căn bệnh thần kinh tọa. Khi chữa trị giảm bớt các biểu hiện thần kinh tọa, bạn cũng có thể ngủ tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập để có được giấc ngủ một cách tự nhiên bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ, không nên lạm dụng thuốc ngủ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Triệu chứng mất ngủ và nếu có ngủ dc thì giật mình liên tục, trong đầu lúc nào cũng có cảm giác đang mê sảng
Câu hỏi bởi: Bùi Đình Khu
Thưa bác sĩ tôi là nam giới năm nay 32 tuổi dạo này tôi hay bị mất ngủ và nếu có ngủ dc thì giật mình liên tục, trong đầu lúc nào cũng có cảm giác đang mê sảng vậy là bệnh j và phải dùng thuốc ra sao thưa bác sĩ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Điều này được thể hiện bởi sự bất động của hầu hết các cơ bắp và giảm các phản ứng với những kích thích bên ngoài.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng).Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm
.
1, Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần).
Do Stress (Tỉ lệ nữ cao nơn nam)
Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần),
Do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
Do sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích.
Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí .
..
2, Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:
(Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng). Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…
Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 – 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần)
.
3, Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ:
• Trầm cảm.
• Hưng cảm.
• Rối loạn lo âu lan toả.
• Rối loạn stress sau chấn thương.
• Nghiện( rượu và các chất dạng thuốc phiện).
• Tâm thần phân liệt.
• Bệnh sa sút trí tuệ
.
4, Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như:
Chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ …
Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau .
.
5, Về điều trị : Chứng mất ngủ của bạn mới xuất hiện gần đây và khá đơn thuần vì vậy bạn có thể dùng liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc:
Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Liệu pháp tâm lý: Thư giãn – Thiền. Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim …), nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề
.
Nếu liệu pháp chữa bệnh trên không ổn định thì bạn nên đén khám trực tiếp bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
Xem thêm:
Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
Theo ViCare