Hỏi Bác Sĩ -
Chứng hoang tưởng không phân biệt giới tính. Và nam giới chính là một trong những đối tượng có thể gặp phải nó. Vậy cần lưu ý gì về hiện tượng này.
Hay có hiện tượng ảo giác hoang tưởng và giảm trí nhớ, tự kỉ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, tên Phước là nam. 1, 2 năm gần đây cháu hay có hiện tượng ảo giác hoang tưởng và giảm trí nhớ, tự kỉ, khi giao tiếp với người khác cháu thường hay bị mất tự chủ không tập trung, kiểu như không nghe rõ được người đối phương nói gì kèm theo có ảo giác như hơi phê thuốt phiện, (tại cháu có sử dụng chất ma túy vài lần) và khi cháu muốn nói một vấn đề với người khác thường bị đứt suy nghỉ và đánh trống ngực. Cháu hay bị cáu gắt, buồn vui không tự chủ. Nhiều khi trong đầu cháu suy nghĩ rất nhiều và hay bị đau đầu như stress và hay liều lĩnh (muốn giết hại người khác, thật sự là cháu không muốn như vậy) cơ chế sinh hoặc của cháu bị đảo loạn (ăn uống không ổn định, đêm rất khó ngủ, nhưng muốn ngủ ngày nhiều, cháu ăn rất nhiều nhưng cơ thể bị sút cân trầm trọng và chân tay hay run, lâu lâu đang ngồi đứng dậy còn bị hoa mắt trời tối sẩm lại và tim đập nhanh) cháu có hút thuốc rất sớm, (tới 5 năm) có khi hút tới 2 gói 1 ngày, nhưng hiện cháu quyết tâm và đã cai thuốt lá được 6 tháng, nhưng sao hiện tượng ở trên vẫn không hết, lúc đầu cháu nghỉ cháu bị vậy là do hút thuốc lá. Vậy cháu xin bác sĩ cho cháu biết, cháu đã mắc phải bệnh thần kinh phân liệt không ạ? Cháu rất lo sao cháu lại bị vậy. Xin bác sĩ giải đáp và hướng ra cách chữa trị giúp cháu ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước tiên bạn cần chấm dứt ngay việc sử dụng các chất gây nghiện, bởi đây là một trong những lí do chính gây ra chứng hoang tưởng ảo giác, có thể làm cho bạn tự hại mình và nguy hiểm hơn là gây hại cho những người xung quanh. Ngoài ra hoang tưởng ảo giác là một trong những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định được bệnh này cũng như có được phác đồ chữa trị hiệu quả nhất thì bắt buộc bạn phải khám chuyên khoa Tâm thần học. Tôi khuyên bạn nên đi khám sớm để nhận được những lời khuyên hữu ích, tái hòa nhập cuộc sống.
Chúc bạn sức khỏe!
Đối tượng nam mắc bệnh tam thần
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em trai tôi năm nay 35 tuổi, bị mắc bệnh tam thần, nếu muốn đưa đến trung tam liệu có dịch vụ đưa đón ko. Vì nếu nói đưa em tôi đi chữa, em toi đã phản kháng dữ dội. 0969854405
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần thường không cho là mình bị bệnh tâm thần nên họ sẽ từ chối đến bệnh viện tâm thần.
Trường hợp em bạn không nêu rõ là địa phương nào, tình trạng bệnh có hoang tưởng ảo giác gì không?, có hành vi nguy hiểm cho gia đình và xã hội không?…
Hướng giải quyết trong trường hợp này phải rất tế nhị và khéo léo tùy theo mức độ tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có các biện pháp sau :
– Về phía gia đình phải nhờ ai đó mà bệnh nhân thường tin tưởng đến động viên khéo léo đi khám bệnh, nếu bệnh nhân không đi thì đánh lừa bệnh nhân đi đâu đó và đưa đến trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần.
– Về phía cộng đồng xã hội ; Nếu bệnh nhân phủ định bệnh tật chống đối không hợp tác điều trị thì gia đình phải dùng hình thức cưỡng chế (nhờ thanh niên khỏe mạnh trong anh em họ hàng hoặc nhờ đến chính quyền địa phương đưa đi giúp)
– Cuối cùng bạn đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần của tỉnh bạn liên hệ nhờ trợ giúp ( Dịch vụ này không có trong quy chế mà do sự giải quyết tế nhị của từng bệnh viện, tùy từng địa phương )
Bạn sớm thu xếp cho bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh nhé.
Chúc bạn sức khỏe và toại nguyện.
Khi cãi nhau, luôn có suy nghĩ muốn giết người, làm thế nào để trở lại bình thường?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Anh
Thưa bác sĩ!
Em có một bạn nam 21 tuổi. Gần đây lúc cãi nhau với mọi người xung quanh anh ấy có suy nghĩ muốn giết người và cảm thấy sung sướng khi nghĩ mình đã làm thế. Chuyện đó chỉ xảy ra trong 1 khoảnh khắc ngắn nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Cho em hỏi, làm thế nào để giúp anh ấy trở lại bình thường ạ? Em rất lo anh ấy sẽ làm điều gì dại dột.
Em cảm ơn các bác sĩ.
Chào em!
Trong thư, từ chi tiết ít ỏi em đưa ra, chỉ có thế thấy được bạn em có các ý nghĩ ám ảnh (giết người). Điều đáng lo ngại là cảm xúc đi kèm ám ảnh đó lại không phù hợp, nếu không muốn nói là bệnh lý. Sự không phù hợp này có thể gặp ở một số các bệnh cảnh tâm thần như rối loạn xung động, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, các rối loạn loạn thần khác, rối loạn nhân cách trong giai đoạn mất bù…
Do không có các thông tin như: trình độ học vấn (từ điều này cho thấy khả năng phán đoán, nhận thức của bạn em đối với các vấn đề trong cuộc sống, xã hội), tính cách, công việc, có sử dụng thuốc men hay chất gây nghiện nào hay không (đặc biệt là bồ đà, rượu, các ma túy và thuốc kích thích khác…, các biểu hiện khác thường khác… nên không thể xác định hay có bất kỳ hướng tư vấn cụ thể nào.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng bạn em cần được khám tại chuyên khoa Tâm thần sớm nhất để có hướng can thiệp phù hợp, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có nên bỏ bớt thuốc trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi: Lê Anh
Thưa bác sĩ.
Anh em năm nay 27 tuổi được chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực từ năm 2006, được bác sĩ kê đơn Zapnex, Depakine, Remitat Tisunane chỉ uống Zapnex và Tisunane có được không ạ? Vì anh không chịu uống thuốc và không là mình có bệnh, phải cho thuốc vào thức ăn.
Xin chân thành cảm ơn.
Lê Anh thân mến.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Với các thuốc mà bác sĩ đã kê cho anh trai em, có thể tóm tắt chỉ định như sau:
Zapnex có thành phần là olanzapin dùng để điều trị tấn công và điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng như các bệnh loạn thần khác mà có những biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính (ví dụ như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ, thù địch và nghi ngờ) và/hoặc các triệu chứng âm tính (ví dụ như cảm xúc phẳng lặng, lãnh đạm, thu mình lại, ngôn ngữ nghèo nàn).
Depakine chứa acid Valproic chống hưng cảm và ổn định khí sắc.
Remitat chứa Gabapentin tác dụng chống co giật, điều trị động kinh, và giảm đau thần kinh.
Tisunane có thành phần là citicolin kích thích sinh tổng hợp phospholipid màng tế bào thần kinh, tăng cường chất trung gian dẫn truyền thần kinh, điều trị rối loạn thần kinh, tâm thần (liệt nửa người, rối loạn vận động, mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, mất phương hướng, đau đầu, liệt cơ vận động) sau đột quỵ, chấn thương đầu, phẫu thuật não; bệnh Parkinson; hỗ trợ trí nhớ và làm chậm sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.
Tùy vào tình trạng bệnh của anh trai em để bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp, em tuyệt đối không thể tự ý bỏ bớt thuốc cũng như điều chỉnh loại thuốc, liều lượng thuốc. Em có thể liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn về việc trộn thuốc vào thức ăn hoặc lựa chọn dạng thuốc nước để anh trai em dễ uống nhé.
Chúc em sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Chứng hoang tưởng không phân biệt giới tính. Và nam giới chính là một trong những đối tượng có thể gặp phải nó. Vậy cần lưu ý gì về hiện tượng này.
Hay có hiện tượng ảo giác hoang tưởng và giảm trí nhớ, tự kỉ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 20 tuổi, tên Phước là nam. 1, 2 năm gần đây cháu hay có hiện tượng ảo giác hoang tưởng và giảm trí nhớ, tự kỉ, khi giao tiếp với người khác cháu thường hay bị mất tự chủ không tập trung, kiểu như không nghe rõ được người đối phương nói gì kèm theo có ảo giác như hơi phê thuốt phiện, (tại cháu có sử dụng chất ma túy vài lần) và khi cháu muốn nói một vấn đề với người khác thường bị đứt suy nghỉ và đánh trống ngực. Cháu hay bị cáu gắt, buồn vui không tự chủ. Nhiều khi trong đầu cháu suy nghĩ rất nhiều và hay bị đau đầu như stress và hay liều lĩnh (muốn giết hại người khác, thật sự là cháu không muốn như vậy) cơ chế sinh hoặc của cháu bị đảo loạn (ăn uống không ổn định, đêm rất khó ngủ, nhưng muốn ngủ ngày nhiều, cháu ăn rất nhiều nhưng cơ thể bị sút cân trầm trọng và chân tay hay run, lâu lâu đang ngồi đứng dậy còn bị hoa mắt trời tối sẩm lại và tim đập nhanh) cháu có hút thuốc rất sớm, (tới 5 năm) có khi hút tới 2 gói 1 ngày, nhưng hiện cháu quyết tâm và đã cai thuốt lá được 6 tháng, nhưng sao hiện tượng ở trên vẫn không hết, lúc đầu cháu nghỉ cháu bị vậy là do hút thuốc lá. Vậy cháu xin bác sĩ cho cháu biết, cháu đã mắc phải bệnh thần kinh phân liệt không ạ? Cháu rất lo sao cháu lại bị vậy. Xin bác sĩ giải đáp và hướng ra cách chữa trị giúp cháu ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Trước tiên bạn cần chấm dứt ngay việc sử dụng các chất gây nghiện, bởi đây là một trong những lí do chính gây ra chứng hoang tưởng ảo giác, có thể làm cho bạn tự hại mình và nguy hiểm hơn là gây hại cho những người xung quanh. Ngoài ra hoang tưởng ảo giác là một trong những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định được bệnh này cũng như có được phác đồ chữa trị hiệu quả nhất thì bắt buộc bạn phải khám chuyên khoa Tâm thần học. Tôi khuyên bạn nên đi khám sớm để nhận được những lời khuyên hữu ích, tái hòa nhập cuộc sống.
Chúc bạn sức khỏe!
Đối tượng nam mắc bệnh tam thần
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, em trai tôi năm nay 35 tuổi, bị mắc bệnh tam thần, nếu muốn đưa đến trung tam liệu có dịch vụ đưa đón ko. Vì nếu nói đưa em tôi đi chữa, em toi đã phản kháng dữ dội. 0969854405
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần thường không cho là mình bị bệnh tâm thần nên họ sẽ từ chối đến bệnh viện tâm thần.
Trường hợp em bạn không nêu rõ là địa phương nào, tình trạng bệnh có hoang tưởng ảo giác gì không?, có hành vi nguy hiểm cho gia đình và xã hội không?…
Hướng giải quyết trong trường hợp này phải rất tế nhị và khéo léo tùy theo mức độ tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có các biện pháp sau :
– Về phía gia đình phải nhờ ai đó mà bệnh nhân thường tin tưởng đến động viên khéo léo đi khám bệnh, nếu bệnh nhân không đi thì đánh lừa bệnh nhân đi đâu đó và đưa đến trực tiếp tại các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần.
– Về phía cộng đồng xã hội ; Nếu bệnh nhân phủ định bệnh tật chống đối không hợp tác điều trị thì gia đình phải dùng hình thức cưỡng chế (nhờ thanh niên khỏe mạnh trong anh em họ hàng hoặc nhờ đến chính quyền địa phương đưa đi giúp)
– Cuối cùng bạn đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần của tỉnh bạn liên hệ nhờ trợ giúp ( Dịch vụ này không có trong quy chế mà do sự giải quyết tế nhị của từng bệnh viện, tùy từng địa phương )
Bạn sớm thu xếp cho bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh nhé.
Chúc bạn sức khỏe và toại nguyện.
Khi cãi nhau, luôn có suy nghĩ muốn giết người, làm thế nào để trở lại bình thường?
Câu hỏi bởi: Quỳnh Anh
Thưa bác sĩ!
Em có một bạn nam 21 tuổi. Gần đây lúc cãi nhau với mọi người xung quanh anh ấy có suy nghĩ muốn giết người và cảm thấy sung sướng khi nghĩ mình đã làm thế. Chuyện đó chỉ xảy ra trong 1 khoảnh khắc ngắn nhưng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Cho em hỏi, làm thế nào để giúp anh ấy trở lại bình thường ạ? Em rất lo anh ấy sẽ làm điều gì dại dột.
Em cảm ơn các bác sĩ.
Chào em!
Trong thư, từ chi tiết ít ỏi em đưa ra, chỉ có thế thấy được bạn em có các ý nghĩ ám ảnh (giết người). Điều đáng lo ngại là cảm xúc đi kèm ám ảnh đó lại không phù hợp, nếu không muốn nói là bệnh lý. Sự không phù hợp này có thể gặp ở một số các bệnh cảnh tâm thần như rối loạn xung động, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, các rối loạn loạn thần khác, rối loạn nhân cách trong giai đoạn mất bù…
Do không có các thông tin như: trình độ học vấn (từ điều này cho thấy khả năng phán đoán, nhận thức của bạn em đối với các vấn đề trong cuộc sống, xã hội), tính cách, công việc, có sử dụng thuốc men hay chất gây nghiện nào hay không (đặc biệt là bồ đà, rượu, các ma túy và thuốc kích thích khác…, các biểu hiện khác thường khác… nên không thể xác định hay có bất kỳ hướng tư vấn cụ thể nào.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng bạn em cần được khám tại chuyên khoa Tâm thần sớm nhất để có hướng can thiệp phù hợp, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có nên bỏ bớt thuốc trong điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Câu hỏi bởi: Lê Anh
Thưa bác sĩ.
Anh em năm nay 27 tuổi được chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực từ năm 2006, được bác sĩ kê đơn Zapnex, Depakine, Remitat Tisunane chỉ uống Zapnex và Tisunane có được không ạ? Vì anh không chịu uống thuốc và không là mình có bệnh, phải cho thuốc vào thức ăn.
Xin chân thành cảm ơn.
Lê Anh thân mến.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Với các thuốc mà bác sĩ đã kê cho anh trai em, có thể tóm tắt chỉ định như sau:
Zapnex có thành phần là olanzapin dùng để điều trị tấn công và điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, cũng như các bệnh loạn thần khác mà có những biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính (ví dụ như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ, thù địch và nghi ngờ) và/hoặc các triệu chứng âm tính (ví dụ như cảm xúc phẳng lặng, lãnh đạm, thu mình lại, ngôn ngữ nghèo nàn).
Depakine chứa acid Valproic chống hưng cảm và ổn định khí sắc.
Remitat chứa Gabapentin tác dụng chống co giật, điều trị động kinh, và giảm đau thần kinh.
Tisunane có thành phần là citicolin kích thích sinh tổng hợp phospholipid màng tế bào thần kinh, tăng cường chất trung gian dẫn truyền thần kinh, điều trị rối loạn thần kinh, tâm thần (liệt nửa người, rối loạn vận động, mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, mất phương hướng, đau đầu, liệt cơ vận động) sau đột quỵ, chấn thương đầu, phẫu thuật não; bệnh Parkinson; hỗ trợ trí nhớ và làm chậm sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.
Tùy vào tình trạng bệnh của anh trai em để bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp, em tuyệt đối không thể tự ý bỏ bớt thuốc cũng như điều chỉnh loại thuốc, liều lượng thuốc. Em có thể liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn về việc trộn thuốc vào thức ăn hoặc lựa chọn dạng thuốc nước để anh trai em dễ uống nhé.
Chúc em sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare