Hỏi Bác Sĩ -
Bất kì ai cũng có thể mắc phải tật nghiến răng gây nhiều khó chịu và nguy cơ mòn yếu, viêm nhiễm trong khoang miệng. Tuyển tập câu hỏi sau tổng hợp những thắc mắc từ nhóm người trên 25 tuổi sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này!
Chữa trị bệnh nghiến răng như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi 28 tuổi rồi mà khi ngủ có tật nghiến răng. Tôi phải điều trị bệnh này như thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tật nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc xiết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu ken két trong khi đang ngủ. Nghiến răng không phải là bệnh nặng nhưng gây tác động cho người xung quanh và cho bản thân. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.
Có một số lí do chính liên quan đến tật nghiến răng:
Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại. Stress: khi bạn cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động… cũng làm cho bị nghiến răng (đây là phản ứng đối với stress) – Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc… Do thiếu canxi. Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho bạn bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng… Mức độ mòn của răng khi nghiến răng: tuỳ theo thời gian nghiến răng, độ cứng của mô răng mà mức độ mòn nhiều hay ít khác nhau. Mặt tiếp xúc (mặt nhai) của răng bị mòn thấp xuống có thể phẳng, dẹt, có thể bị mòn men răng để lộ phần ngà làm cho tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh, có thể bị vỡ men răng…
Nếu lí do nghiến răng do stress thì bạn nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ (nên ngủ đúng giờ và đủ thời gian). Nếu lí do do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng hoặc đổi thuốc. Nếu nghiến răng khi ngủ do khớp cắn bất thường, nha sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, hoặc để người bệnh mang hàm nhựa cho răng dưới vào ban đêm.
Có thể làm chân răng giả, trám các lỗ để tránh răng bị mòn nhiều. Do thiếu canxi: Cơ thể thiếu canxi bị rối loạn thần kinh, nặng thì gây các cơn co giật, nhẹ thì gây ra chứng nghiến răng, như vậy. Thuốc cần dùng là canxi và thuốc an thần. Vì canxi phải uống thời gian dài. Liều lượng uống canxi và thuốc an thần theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (có đủ 4 nhóm thức ăn là đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) và uống đủ nước (0,4 lít nước/10 kg trọng lượng cơ thể/ngày).
Chúc bạn sức khỏe.
Mang máng nhai có chữa hoàn toàn được tật nghiến răng?
Câu hỏi bởi: N. Thìn
Chào bác sĩ.
Năm nay em 25 tuổi, khi ngủ em thường xuyên nghiến răng ken két và hầu như em nghiến răng cả đêm. Em có tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa. Nguyên nhân do bị stress đối với bản thân em thì em thấy không đúng vì em không bị áp lực hay quá lo lắng nhiều cho việc gì.
Em nghe nói nếu mang máng nhai có thể chống nghiến răng. Em muốn hỏi là nếu mang máng nhai đó thì có chữa dứt được tật nghiến răng không? Thời gian chữa trị là bao lâu và chi phí như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Thìn thân mến.
Nghiến răng khi ngủ nguyên nhân hàng đầu là do yếu tố tinh thần căng thẳng, kiềm chế sự tức giận hay bực tức mà không được giải tỏa. Ngoài ra, còn do sự sai lệch bất thường của răng hàm trên và hàm dưới, răng mất, răng mọc không đều, dẫn đến lệch khớp cắn, do sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, rối loạn thần kinh, sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, thuốc tâm thần; do thiếu canxi, sau chấn thương, hút thuốc,…
Hậu quả nghiến răng kéo dài sẽ làm tổn thương răng, mòn men răng, răng dễ bị sâu; nhức đầu mãn tính, đau mặt; rối loạn khớp thái dương hàm, thay đổi khớp cắn.
Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Ví dụ: do căng thẳng, tức giận thì phải tìm cách giải tỏa tâm lý, giảm stress, vật lý trị liệu, thuốc làm giãn cơ,… Nếu nguyên nhân do răng thì mới cho mang máng nhai. Do thiếu canxi thì bổ sung canxi uống trong thời gian dài, thuốc an thần,…
Mang máng nhai nhằm làm giảm mòn răng, gãy nứt răng do nghiến răng gây ra, làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai. Điều trị nghiến răng bằng máng nhai cần phải mang máng nhai trong một thời gian dài. Khi không mang máng nhai, có thể nghiến răng xuất hiện trở lại.
Em nên đi khám Răng – Hàm – Mặt, tâm thần kinh để bác sĩ xem có phải do nguyên nhân tại răng không hay nguyên nhân khác và sẽ có điều trị cụ thể nhé.
Chúc em mau chia tay với tật nghiến răng!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Răng nghiến đi nghiến lại chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Thuy
Chào bác sĩ!
Em là nữ, năm nay 27 tuổi. Hai hàm răng của em tự động nghiến qua nghiến lại. Em nhìn vào gương thấy miệng em có hiện tượng giống như bị méo. Em rất sợ, có cách nào điều trị được không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng của bạn là triệu chứng của tình trạng sai khớp cắn. Nếu không được chữa trị và nắn chỉnh sớm thì sai khớp cắn càng bị nặng hơn. Hiện nay, việc chữa trị chỉnh nha khá phát triển nên các bệnh lý về răng miệng như: sai khớp cắn, răng mọc lệch, răng quặp, răng vổ,… đều có thể nắn chỉnh lại được. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ trực tiếp khám và chữa trị cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Vì sao bị đau hàm khi nghiến răng?
Câu hỏi bởi: Bảo Quân
Thưa bác sĩ.
Em có triệu chứng là bị đau nguyên hàm khi nghiến răng, nhai đồ ăn. Mấy ngày nay do tiết trời quá nóng và em cần học thi nên ngồi trong phòng máy lạnh suốt ngày. Hồi đó khi đi máy bay đường dài (khoảng 10> 15 tiếng) em cũng bị như vậy. Ăn không được. Mong bác sĩ trả lời giúp em, em không biết mình bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Quân thân mến.
Răng chúng ta chỉ có thể chịu được 1 lực nhất định tác dụng lên nó, nếu lực quá lớn tác dụng lên răng sẽ dẫn đến chấn thương, khiến răng bị đau nhói khi 2 hàm cắn lại. Nghiến răng là nguyên nhân thường thấy nhất gây nên lực quá mức này, vì vậy việc bạn đau răng khi nghiến răng là chuyện hiển nhiên. Một số người thường than mỏi hàm sau khi ngủ dậy cũng là do có nghiến răng lúc ngủ mà không biết.
Mỗi người có ngưỡng chịu lực khác nhau, nên có người đau, cũng có người không đau. Nhất là những lúc căng thẳng hoặc trong người không khỏe thì việc nghiến răng càng tăng. Bạn nên đi khám tại khoa Răng – Hàm – Mặt bệnh viện Đại học Y Dược hoặc vào đúng bệnh viện Răng Hàm Mặt mới có bác sĩ chuyên chữa bệnh dạng này, sẽ giúp cho bạn dần từ bỏ thói quen nghiến răng.
Thân chào bạn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bất kì ai cũng có thể mắc phải tật nghiến răng gây nhiều khó chịu và nguy cơ mòn yếu, viêm nhiễm trong khoang miệng. Tuyển tập câu hỏi sau tổng hợp những thắc mắc từ nhóm người trên 25 tuổi sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này!
Chữa trị bệnh nghiến răng như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi 28 tuổi rồi mà khi ngủ có tật nghiến răng. Tôi phải điều trị bệnh này như thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tật nghiến răng là hiện tượng nghiến hoặc xiết chặt một cách quá mức của hai hàm răng làm phát ra tiếng kêu ken két trong khi đang ngủ. Nghiến răng không phải là bệnh nặng nhưng gây tác động cho người xung quanh và cho bản thân. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.
Có một số lí do chính liên quan đến tật nghiến răng:
Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp làm cho khó chịu. Theo phản xạ 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại. Stress: khi bạn cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động… cũng làm cho bị nghiến răng (đây là phản ứng đối với stress) – Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc… Do thiếu canxi. Khi nghiến răng mạnh và nhiều có thể làm cho bạn bị đau nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, có thể bị gãy răng… Mức độ mòn của răng khi nghiến răng: tuỳ theo thời gian nghiến răng, độ cứng của mô răng mà mức độ mòn nhiều hay ít khác nhau. Mặt tiếp xúc (mặt nhai) của răng bị mòn thấp xuống có thể phẳng, dẹt, có thể bị mòn men răng để lộ phần ngà làm cho tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh, có thể bị vỡ men răng…
Nếu lí do nghiến răng do stress thì bạn nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ (nên ngủ đúng giờ và đủ thời gian). Nếu lí do do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng hoặc đổi thuốc. Nếu nghiến răng khi ngủ do khớp cắn bất thường, nha sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, hoặc để người bệnh mang hàm nhựa cho răng dưới vào ban đêm.
Có thể làm chân răng giả, trám các lỗ để tránh răng bị mòn nhiều. Do thiếu canxi: Cơ thể thiếu canxi bị rối loạn thần kinh, nặng thì gây các cơn co giật, nhẹ thì gây ra chứng nghiến răng, như vậy. Thuốc cần dùng là canxi và thuốc an thần. Vì canxi phải uống thời gian dài. Liều lượng uống canxi và thuốc an thần theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (có đủ 4 nhóm thức ăn là đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) và uống đủ nước (0,4 lít nước/10 kg trọng lượng cơ thể/ngày).
Chúc bạn sức khỏe.
Mang máng nhai có chữa hoàn toàn được tật nghiến răng?
Câu hỏi bởi: N. Thìn
Chào bác sĩ.
Năm nay em 25 tuổi, khi ngủ em thường xuyên nghiến răng ken két và hầu như em nghiến răng cả đêm. Em có tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa. Nguyên nhân do bị stress đối với bản thân em thì em thấy không đúng vì em không bị áp lực hay quá lo lắng nhiều cho việc gì.
Em nghe nói nếu mang máng nhai có thể chống nghiến răng. Em muốn hỏi là nếu mang máng nhai đó thì có chữa dứt được tật nghiến răng không? Thời gian chữa trị là bao lâu và chi phí như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Thìn thân mến.
Nghiến răng khi ngủ nguyên nhân hàng đầu là do yếu tố tinh thần căng thẳng, kiềm chế sự tức giận hay bực tức mà không được giải tỏa. Ngoài ra, còn do sự sai lệch bất thường của răng hàm trên và hàm dưới, răng mất, răng mọc không đều, dẫn đến lệch khớp cắn, do sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, rối loạn thần kinh, sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, thuốc tâm thần; do thiếu canxi, sau chấn thương, hút thuốc,…
Hậu quả nghiến răng kéo dài sẽ làm tổn thương răng, mòn men răng, răng dễ bị sâu; nhức đầu mãn tính, đau mặt; rối loạn khớp thái dương hàm, thay đổi khớp cắn.
Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Ví dụ: do căng thẳng, tức giận thì phải tìm cách giải tỏa tâm lý, giảm stress, vật lý trị liệu, thuốc làm giãn cơ,… Nếu nguyên nhân do răng thì mới cho mang máng nhai. Do thiếu canxi thì bổ sung canxi uống trong thời gian dài, thuốc an thần,…
Mang máng nhai nhằm làm giảm mòn răng, gãy nứt răng do nghiến răng gây ra, làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai. Điều trị nghiến răng bằng máng nhai cần phải mang máng nhai trong một thời gian dài. Khi không mang máng nhai, có thể nghiến răng xuất hiện trở lại.
Em nên đi khám Răng – Hàm – Mặt, tâm thần kinh để bác sĩ xem có phải do nguyên nhân tại răng không hay nguyên nhân khác và sẽ có điều trị cụ thể nhé.
Chúc em mau chia tay với tật nghiến răng!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Răng nghiến đi nghiến lại chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Thuy
Chào bác sĩ!
Em là nữ, năm nay 27 tuổi. Hai hàm răng của em tự động nghiến qua nghiến lại. Em nhìn vào gương thấy miệng em có hiện tượng giống như bị méo. Em rất sợ, có cách nào điều trị được không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Triệu chứng của bạn là triệu chứng của tình trạng sai khớp cắn. Nếu không được chữa trị và nắn chỉnh sớm thì sai khớp cắn càng bị nặng hơn. Hiện nay, việc chữa trị chỉnh nha khá phát triển nên các bệnh lý về răng miệng như: sai khớp cắn, răng mọc lệch, răng quặp, răng vổ,… đều có thể nắn chỉnh lại được. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ trực tiếp khám và chữa trị cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Vì sao bị đau hàm khi nghiến răng?
Câu hỏi bởi: Bảo Quân
Thưa bác sĩ.
Em có triệu chứng là bị đau nguyên hàm khi nghiến răng, nhai đồ ăn. Mấy ngày nay do tiết trời quá nóng và em cần học thi nên ngồi trong phòng máy lạnh suốt ngày. Hồi đó khi đi máy bay đường dài (khoảng 10> 15 tiếng) em cũng bị như vậy. Ăn không được. Mong bác sĩ trả lời giúp em, em không biết mình bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Quân thân mến.
Răng chúng ta chỉ có thể chịu được 1 lực nhất định tác dụng lên nó, nếu lực quá lớn tác dụng lên răng sẽ dẫn đến chấn thương, khiến răng bị đau nhói khi 2 hàm cắn lại. Nghiến răng là nguyên nhân thường thấy nhất gây nên lực quá mức này, vì vậy việc bạn đau răng khi nghiến răng là chuyện hiển nhiên. Một số người thường than mỏi hàm sau khi ngủ dậy cũng là do có nghiến răng lúc ngủ mà không biết.
Mỗi người có ngưỡng chịu lực khác nhau, nên có người đau, cũng có người không đau. Nhất là những lúc căng thẳng hoặc trong người không khỏe thì việc nghiến răng càng tăng. Bạn nên đi khám tại khoa Răng – Hàm – Mặt bệnh viện Đại học Y Dược hoặc vào đúng bệnh viện Răng Hàm Mặt mới có bác sĩ chuyên chữa bệnh dạng này, sẽ giúp cho bạn dần từ bỏ thói quen nghiến răng.
Thân chào bạn!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare