Hỏi Bác Sĩ -
Người trung niên rất có thể mắc tật nghiến răng khi ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng lắng nghe tư vấn của các y bác sĩ chuyên môn xung quanh vấn đề này nhé!
Cách khắc phục tật ngủ ngáy to kèm nghiến răng khi ngủ?
Câu hỏi bởi: Xuân Hồng
Chào bác sĩ.
Bố tôi 64 tuổi, khi ngủ ngáy rất to, khoảng 3 năm nay lại thêm nghiến răng rất mạnh. Bác sĩ vui lòng hướng dẫn bố tôi cách khắc phục những tật trên?
Xin cảm ơn.
Chào bạn.
Để khắc phục tật ngủ ngáy và nghiến răng cần xác định rõ nguyên nhân.
Một số nguyên nhân gây chứng ngáy to và ngừng thở khi ngủ: Do uống nhiều rượu bia, do dùng thuốc ngủ, rượu bia và thuốc ngủ gây giãn các cơ ở thành sau họng làm chít hẹp đường thở; do thói quen nằm ngửa khi ngủ làm lưỡi và vòm miệng mềm khi giãn nghỉ, sẽ tụt xuống thành sau họng gây bít tắc đường thở; do bị các bệnh lý tai mũi họng, do lao động quá mệt mỏi làm cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu. Ngủ ngáy hay gặp ở người béo phì, người cao tuổi, phụ nữ có thai do thai nhi chèn ép lên cơ hoành.
Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm và thường diễn ra khi ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây nghiến răng: stress, do áp lực công việc, các nguyên nhân gây cản trở ở khớp cắn; các rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương; uống nhiều rượu và hút thuốc lá. Một số nghiên cứu còn cho rằng có liên quan đến di truyền, viêm nha chu, viêm khớp thái dương hàm, co cứng các cơ hàm cũng tạo thuận lợi cho tật nghiến răng.
Để cải thiện 2 tình trạng này bạn nên giúp bố loại trừ các nguyên nhân. Nếu vẫn không cải thiện, bạn khuyên bố đi khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Khi ngủ hét lớn, bất tỉnh, nghiến răng, tay nắm chặt, chân tay cứng đờ, không biết gì
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Tôi năm nay 49 tuổi là nữ giới. Tôi nghe người thân kể, khi ngủ tôi hét lớn, nghiến răng, tay nắm chặt, chân tay cứng đờ. Sau khi được xoa bóp thì hết cơn và đi vào giấc ngủ, khi tỉnh dậy thì không biết gì. Khi tôi tỉnh tôi cũng hay tự dưng đờ người ngả xuống, không biết gì, miệng chép, tay nắm chặt, chân tay cứng đờ. Sau khi xoa bóp và cho uống nước có đường chỉ vài phút sau là tôi tỉnh làm việc bình thường. Nhưng tôi hay đau đầu và trí nhớ của tôi ngày càng giảm sút. Xin hỏi bác sĩ là tôi đang bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào chị.
Theo như chị mô tả thì có thể là chị có dấu hiệu của cơn động kinh toàn thể (cơn lớn). Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:
Giai đoạn cường: thường bắt đầu bằng một tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình dài 30 giây.
Giai đoạn giật: người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ vòng giãn ra, vì vậy hay đái ra quần. Giai đoạn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng một tiếng rên, thở sâu và thư giãn.
Giai đoạn hôn mê: nằm yên, thư giãn, mất cảm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bệnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ý thức trở lại dần, lúc đã tỉnh đa số người bệnh vẫn có ý thức u ám, cơ thể đau nhức và quên gì về cơn đã xảy ra.
Dấu hiệu đau đầu của chị là dấu hiệu báo trước của cơn động kinh. Dấu hiệu này có thể xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước cũng có khi kèm cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, tính tình thay đổi, trầm cảm, run… Những cơn động kinh này thường xảy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dày dần hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dày thì người bệnh bị loạn thần. Chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sớm. Động kinh có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được nhận biết và xử trí kịp thời.
Chúc chị mạnh khỏe!
Hay bị co rút cơ tay trái, miệng méo và răng nghiến chặt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Ba cháu năm nay 43 tuổi, thời gian gần đây ba cháu hay bị co rút cơ tay trái, miệng méo và răng nghiến chặc. Lúc mới bị rút cơ tay thì ba cháu biết nên nói mấy người xoa bóp kéo tay ra thì hết bị, nhưng nếu không sơ cứu kịp thì người không kiểm soát được tay với miệng nữa. Bác sĩ cho cháu hỏi đây là biểu hiện của bệnh gì vậy ạ! Có liên quan đến động kinh không?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì có thể bố bạn đã trải qua một cơn co giật. Có nhiều lí do gây co giật nhưng lí do hay gặp ở người lớn là do động kinh. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định động kinh cần dựa vào hai cơ sở: lâm sàng và điện não.
+ Về lâm sàng dựa vào chứng kiến cơn động kinh.
Đặc điểm chung của các loại cơn động kinh là:
Cơn xuất hiện đột ngột. Cơn lặp lại giống nhau, ít nhất đã có hai cơn. Các triệu chứng phù hợp với một loại cơn nhất định. Nếu trong cơn có rối loạn ý thức, cắn phải lưỡi, mất định hướng có nhiều khả năng là cơn động kinh. Cơn xuất hiện trong đêm thường là cơn động kinh.
+ Điện não: ghi trong cơn có sóng động kinh điển hình, ghi ngoài cơn có thể không có sóng động kinh điển hình; có tình huống điện não bình thường.
Vì vậy bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện khám để chẩn đoán xác định và chữa trị nhé.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Nghiến răng khi ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe?
Câu hỏi bởi: Moonie Cheng
Chào bác sĩ!
Khi ngủ mẹ tôi thường xuyên nghiến răng, không biết điều này có tác động gì tới sức khỏe không vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Nghiến răng là hiện tượng ngậm chặt hai hàm răng và nghiến qua nghiến lại hai bên một cách quá mức tạo ra tiếng kêu, thường diễn ra khi ngủ (không thấy ý thức). Nghiến răng thường xảy ra ở trẻ em tuổi răng sữa nhiều hơn người lớn. Nghiến răng không phải là bệnh, có những người nghiến răng rất nhiều trong thời điểm này nhưng lại không nghiến răng vào những thời điểm khác.
Nguyên nhân gây nghiến răng không rõ ràng, có thể do liên kết bất thường của khớp cắn sai lệch, yếu tố tâm lý (ban đêm, khi ngủ, lo âu, căng thẳng, stress có thể gây áp lực đối với răng), thay đổi xảy ra trong chu kỳ giấc ngủ, tăng trưởng và phát triển của xương hàm và răng. Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể làm răng bị mất men gây ê buốt răng, rối loạn khớp thái dương hàm (khó chịu hoặc đau ở khớp thái dương hàm, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi nhai hoặc há miệng, …). Bạn nên khuyên người nhà đến gặp nha sĩ để tìm lí do.
Hiện nay chưa có một phương pháp nào chữa trị triệt để, song có một số biện pháp làm giảm hay ngăn ngừa tật nghiến răng như: đeo máng nhai (có tác dụng ngăn chặn mòn men răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương hàm…). Ngoài ra, người bệnh có thể thay đổi lối sống, tập yoga, … để giảm stress.
Chúc bạn sức khỏe!
Người trung niên rất có thể mắc tật nghiến răng khi ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng lắng nghe tư vấn của các y bác sĩ chuyên môn xung quanh vấn đề này nhé!
Cách khắc phục tật ngủ ngáy to kèm nghiến răng khi ngủ?
Câu hỏi bởi: Xuân Hồng
Chào bác sĩ.
Bố tôi 64 tuổi, khi ngủ ngáy rất to, khoảng 3 năm nay lại thêm nghiến răng rất mạnh. Bác sĩ vui lòng hướng dẫn bố tôi cách khắc phục những tật trên?
Xin cảm ơn.
Chào bạn.
Để khắc phục tật ngủ ngáy và nghiến răng cần xác định rõ nguyên nhân.
Một số nguyên nhân gây chứng ngáy to và ngừng thở khi ngủ: Do uống nhiều rượu bia, do dùng thuốc ngủ, rượu bia và thuốc ngủ gây giãn các cơ ở thành sau họng làm chít hẹp đường thở; do thói quen nằm ngửa khi ngủ làm lưỡi và vòm miệng mềm khi giãn nghỉ, sẽ tụt xuống thành sau họng gây bít tắc đường thở; do bị các bệnh lý tai mũi họng, do lao động quá mệt mỏi làm cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu. Ngủ ngáy hay gặp ở người béo phì, người cao tuổi, phụ nữ có thai do thai nhi chèn ép lên cơ hoành.
Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm và thường diễn ra khi ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây nghiến răng: stress, do áp lực công việc, các nguyên nhân gây cản trở ở khớp cắn; các rối loạn chức năng ở hệ thần kinh trung ương; uống nhiều rượu và hút thuốc lá. Một số nghiên cứu còn cho rằng có liên quan đến di truyền, viêm nha chu, viêm khớp thái dương hàm, co cứng các cơ hàm cũng tạo thuận lợi cho tật nghiến răng.
Để cải thiện 2 tình trạng này bạn nên giúp bố loại trừ các nguyên nhân. Nếu vẫn không cải thiện, bạn khuyên bố đi khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Khi ngủ hét lớn, bất tỉnh, nghiến răng, tay nắm chặt, chân tay cứng đờ, không biết gì
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Tôi năm nay 49 tuổi là nữ giới. Tôi nghe người thân kể, khi ngủ tôi hét lớn, nghiến răng, tay nắm chặt, chân tay cứng đờ. Sau khi được xoa bóp thì hết cơn và đi vào giấc ngủ, khi tỉnh dậy thì không biết gì. Khi tôi tỉnh tôi cũng hay tự dưng đờ người ngả xuống, không biết gì, miệng chép, tay nắm chặt, chân tay cứng đờ. Sau khi xoa bóp và cho uống nước có đường chỉ vài phút sau là tôi tỉnh làm việc bình thường. Nhưng tôi hay đau đầu và trí nhớ của tôi ngày càng giảm sút. Xin hỏi bác sĩ là tôi đang bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào chị.
Theo như chị mô tả thì có thể là chị có dấu hiệu của cơn động kinh toàn thể (cơn lớn). Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:
Giai đoạn cường: thường bắt đầu bằng một tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cứng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình dài 30 giây.
Giai đoạn giật: người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ vòng giãn ra, vì vậy hay đái ra quần. Giai đoạn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng một tiếng rên, thở sâu và thư giãn.
Giai đoạn hôn mê: nằm yên, thư giãn, mất cảm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bệnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ý thức trở lại dần, lúc đã tỉnh đa số người bệnh vẫn có ý thức u ám, cơ thể đau nhức và quên gì về cơn đã xảy ra.
Dấu hiệu đau đầu của chị là dấu hiệu báo trước của cơn động kinh. Dấu hiệu này có thể xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước cũng có khi kèm cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, tính tình thay đổi, trầm cảm, run… Những cơn động kinh này thường xảy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dày dần hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dày thì người bệnh bị loạn thần. Chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh sớm. Động kinh có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được nhận biết và xử trí kịp thời.
Chúc chị mạnh khỏe!
Hay bị co rút cơ tay trái, miệng méo và răng nghiến chặt
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Ba cháu năm nay 43 tuổi, thời gian gần đây ba cháu hay bị co rút cơ tay trái, miệng méo và răng nghiến chặc. Lúc mới bị rút cơ tay thì ba cháu biết nên nói mấy người xoa bóp kéo tay ra thì hết bị, nhưng nếu không sơ cứu kịp thì người không kiểm soát được tay với miệng nữa. Bác sĩ cho cháu hỏi đây là biểu hiện của bệnh gì vậy ạ! Có liên quan đến động kinh không?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Dược sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo như bạn mô tả thì có thể bố bạn đã trải qua một cơn co giật. Có nhiều lí do gây co giật nhưng lí do hay gặp ở người lớn là do động kinh. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định động kinh cần dựa vào hai cơ sở: lâm sàng và điện não.
+ Về lâm sàng dựa vào chứng kiến cơn động kinh.
Đặc điểm chung của các loại cơn động kinh là:
Cơn xuất hiện đột ngột. Cơn lặp lại giống nhau, ít nhất đã có hai cơn. Các triệu chứng phù hợp với một loại cơn nhất định. Nếu trong cơn có rối loạn ý thức, cắn phải lưỡi, mất định hướng có nhiều khả năng là cơn động kinh. Cơn xuất hiện trong đêm thường là cơn động kinh.
+ Điện não: ghi trong cơn có sóng động kinh điển hình, ghi ngoài cơn có thể không có sóng động kinh điển hình; có tình huống điện não bình thường.
Vì vậy bạn nên đưa bố bạn đến bệnh viện khám để chẩn đoán xác định và chữa trị nhé.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Nghiến răng khi ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe?
Câu hỏi bởi: Moonie Cheng
Chào bác sĩ!
Khi ngủ mẹ tôi thường xuyên nghiến răng, không biết điều này có tác động gì tới sức khỏe không vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Nghiến răng là hiện tượng ngậm chặt hai hàm răng và nghiến qua nghiến lại hai bên một cách quá mức tạo ra tiếng kêu, thường diễn ra khi ngủ (không thấy ý thức). Nghiến răng thường xảy ra ở trẻ em tuổi răng sữa nhiều hơn người lớn. Nghiến răng không phải là bệnh, có những người nghiến răng rất nhiều trong thời điểm này nhưng lại không nghiến răng vào những thời điểm khác.
Nguyên nhân gây nghiến răng không rõ ràng, có thể do liên kết bất thường của khớp cắn sai lệch, yếu tố tâm lý (ban đêm, khi ngủ, lo âu, căng thẳng, stress có thể gây áp lực đối với răng), thay đổi xảy ra trong chu kỳ giấc ngủ, tăng trưởng và phát triển của xương hàm và răng. Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể làm răng bị mất men gây ê buốt răng, rối loạn khớp thái dương hàm (khó chịu hoặc đau ở khớp thái dương hàm, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi nhai hoặc há miệng, …). Bạn nên khuyên người nhà đến gặp nha sĩ để tìm lí do.
Hiện nay chưa có một phương pháp nào chữa trị triệt để, song có một số biện pháp làm giảm hay ngăn ngừa tật nghiến răng như: đeo máng nhai (có tác dụng ngăn chặn mòn men răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương hàm…). Ngoài ra, người bệnh có thể thay đổi lối sống, tập yoga, … để giảm stress.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare