Hỏi Bác Sĩ -
Giảm tiểu cầu biểu hiện qua những triệu chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua tuyển tập sau đây nhé!
Triệu chứng và nhận biết bệnh giảm tiểu cầu?
Câu hỏi bởi: Luong Nam
Xin chào bác sĩ.
Em tên là Nam. Thưa bác sĩ, bệnh tiểu cầu giảm sẽ gây ra triệu chứng gì? Xét nghiệm những gì mới biết mức độ nặng nhẹ? Biện pháp điều trị nào tốt hiện nay ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn.
Bệnh giảm tiểu cầu sẽ gây ra xuất huyết dưới da không do chấn thương mạnh, hay nói cách khác là dễ bầm máu, đó là những nốt đỏ ấn không mất hay mảng bầm tím dưới da, ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, không đối xứng, thường ở những vùng tì đè nhiều; có thể gây xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi tự nhiên, đánh răng dễ chảy máu, rong kinh rong huyết (ở nữ), tiểu máu, xuất huyết tiêu hóa và nếu tiểu cầu quá thấp có thể gây xuất huyết ổ bụng và xuất huyết não-màng não.
Xét nghiệm để đánh giá tiểu cầu là làm huyết đồ đếm tiểu cầu và khảo sát cả rối loạn đông máu qua xét nghiệm PT, aPTT. Đây chỉ là xét nghiệm cơ bản, các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân cũng như hỗ trợ cho việc đánh giá điều trị cần phải có bác sĩ chuyên khoa, do đó, tốt nhất bạn nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa Huyết học nhé.
Hiện nay, bệnh giảm tiểu cầu ở nước ta đã và đang theo kịp các tiến bộ mới nhất trên thế giới, việc điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào độ nặng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh nữa, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu?
Câu hỏi bởi: Manh Ha
Chào bác sĩ.
Con em 6 tuổi. Tháng 03/2012 khi xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da (chủ yếu 2 cẳng chân). Sau 3 tháng đi khám tại bệnh viện Nhi tỉnh (kết quả xét nghiệm: số lượng tiểu cầu 100) và nhập viện. Sau xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa tỉnh (KQ xét nghiệm: số lượng tiểu cầu: 250) sau đó được xuất viện. Sau 02 ngày tôi cho cháu ra viện Nhi Trung ương xét nghiệm lại kết quả số lượng tiểu cầu 200. Bác sĩ kết luận xuất huyết do ưa Axit, cho uống thuốc tẩy giun (2 năm tôi không tẩy giun cho cháu) và thuốc bổ. Trong thời gian cháu uống thuốc thì ăn tốt và không có xuất hiện nốt tím nữa nhưng sau 3 tháng tôi lại thấy xuất hiện nốt xuất huyết ở 2 cẳng chân (khi đó cháu ăn uống kém) và bây giờ tôi mua thuốc bổ và sữa cho trẻ biếng ăn thì cháu lại ăn được và không xuất hiện nốt tím ở cẳng chân nữa. Bác sĩ cho hỏi con tôi có phải xuất huyết giảm tiểu cầu không, khám lại ở đâu? Và sao 03 lần xét nghiệm lại có kết quả khác nhau như vậy, để yên tâm nên khám thế nào? Bác sĩ cho em lời khuyên sớm nhé.
Xin trân trọng cám ơn!
Bạn Manh Ha thân mến.
Nếu bé có những nốt xuất huyết dưới da kèm theo số lượng tiểu cầu giảm dưới 150.000/mm3, nhưng gan lách, hạch không to cần nghĩ đến xuất huyết giảm tiểu cầu. Do đó, khi bé có biểu hiện xuất huyết dưới da, bạn nên cho bé đến bệnh viện chuyên khoa Nhi để khám tổng quát và xét nghiệm máu mới rõ là bé có bệnh lý này không, không thể chỉ dựa vào lâm sàng hoặc xét nghiệm máu mà chẩn đoán được bệnh. Nếu đúng là bệnh này, bé cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Tốt nhất, bạn nên cho bé khám một nơi để tiện theo dõi chẩn đoán và điều trị cho bé bạn nhé!
Chúc bé khoẻ mạnh.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tư vấn bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu gây chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da
Câu hỏi bởi: thúy
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi. Cháu bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Năm 13 tuổi cháu thấy xuất hiện biểu hiện chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và nhập viện điều trị 1 tháng, khi về 2 tháng đầu cháu dùng thuốc và đi khám định kì thì thấy vẫn ổn định, cháu bỏ thuốc và không tái khám. Đến năm 17 tuổi cháu lại thấy xuất huyết và chảy máu chân răng, cháu 1 lần nữa nhập viện điều trị, sau 1 tháng, thời gian đầu cháu cũng tái khám nhưng lần nào tiểu cầu cháu cũng bình thường và bác sĩ lại không cho cháu thuốc nên cháu nghĩ mình đã hết bênh.
Đợt 4/2015 vừa rồi cháu chuẩn bị kết hôn nên hơi lo lắng từ 43kg cháu xg còn 40kg, người mệt mỏi xanh sao, vì gia đình chồng ngoài Hà Nội nên cháu ra đó, thời gian đó khí hậu ở đó có mua phùn và xe lạnh, cháu lại thấy mình xuất huyết và chảy máu chân răng (tiểu cầu lúc đó của cháu còn 3). Cháu nằm diều trị ở bệnh viện Huyết học Trung ương Hà Nội 2 tháng, sau khi ra viện bác sĩ cho cháu đơn thuốc và hẹn tái khám. Cháu đang công tác trong Sài Gòn nên đi tái khám sau 1 tháng dùng thuốc ở bệnh viện Huyết học thành phố Hồ Chí Minh thì tiểu cầu của cháu 165 nhưng bác sĩ lại không cho cháu thuốc uống hay lịch hẹn tái khám, chỉ bảo khi nào người xuất huyết thì đi khám, vậy có sao không ạ? Cháu sợ không có thuốc lại bị tụt lắm, cháu có nên uống cây hoa kim châm trong thời gian này không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết. Có hai nhóm lí do chính dẫn đến giảm tiểu cầu là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.
Nhìn chung, lí do gây bệnh rất phức tạp vì ở mỗi nhóm lí do lại có các bệnh khác nhau gây nên. Một số lí do gây bệnh đã xác định được như: Bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp… Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn… Bênh cạnh đó giảm tiểu cầu còn có thể gây nên do độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…
Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được lí do, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Chỉ cần có phương pháp chữa trị thích hợp với lí do gây bệnh, bệnh nhân cẩn thẩn trong sinh hoạt, giảm tối đa nguy cơ gây xuất huyết (không chạy nhảy hay vận động mạnh, không ăn mía, xương, các thức ăn cứng, hoặc xỉa răng) thì sẽ tránh được các nguy hiểm mà bệnh đem đến.
Truyền tiểu cầu chỉ là phương thức chữa trị tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng. Nên tránh tất cả các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng, tiêm chích trong cơ… Nếu bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do 2 nhóm lí do chính thì sẽ được chữa trị dựa trên lí do cụ thể. Trong tình huống bệnh nhân bị giảm tiểu cầu vô căn thì các loại Corticoid là thuốc lựa chọn hàng đầu, chủ lực. Cắt lách được chỉ định khi bệnh trở thành mãn tính phải phụ thuộc vào Corticoid hoặc không còn đáp ứng với Corticoid. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: Lmmuran, Purinéthol, Vincristin, Endoxan… Khi thấy những biểu hiện như: Thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết (răng, mũi, ngoài da…), đau đầu không rõ lí do phải nhập viện ngay để kịp thời chữa trị. Có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể bệnh nhân nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, hoặc cầm máu tại chỗ (bằng những biện pháp đặc biệt) và uống thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng.
Đây không phải bệnh di truyền, nhưng là chứng bệnh hay tái phát nên muốn chữa trị ổn định, bệnh nhân phải có kế hoạch khám định kỳ hằng tháng để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh và có hướng chữa trị hợp lý. Bạn có thể dùng cây hoa kim châm, tuy nhiên phải dùng đúng liều và cách chế biến theo hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
Chúc bạn sống khỏe!
Tư vấn về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Con tôi năm nay 7 tuổi. Tôi thấy có nhiều vết bầm ở dưới da cháu, tôi cho cháu đi xét nghiệm máu, tiểu cầu của cháu có 56 trong khi đó phạm vi cho phép từ 150-500. Bác sĩ bảo đi ngay vào bệnh viện Huyết học khám và chữa trị cho cháu, gia đình tôi hiện giờ chưa cho cháu đi được. Hiện tại tôi cho cháu dùng thuốc bổ máu, thuốc bổ để tăng cường ăn vì cháu rất lường ăn và đợi 1 tháng sau khám lại. Tôi rất lo lắng cho con, mất ăn mất ngủ, tâm trạng không yên, xin bác sĩ tư vấn giúp.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Trường hợp của con bạn là một tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu. Tiểu cầu là một thành phần quan trọng tham gia vào các quá trình đông và cầm máu. Do đó, khi số lượng tiểu cầu sụt giảm sẽ gây nên các triệu chứng xuất huyết ở nhiều nơi trên cơ thể: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết não,….
Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu này có thể là do bệnh tự miễn hoặc do bệnh lý của tủy xương (suy tủy) hoặc do bệnh lý ác tính của máu (ung thư máu), nhiều tình huống không rõ lí do. Bạn cần phải cho cháu nhập viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nếu để đến khi xảy ra các biến chứng thì hậu quả nặng nề, mà việc chữa trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều, chẳng hạn như xuất huyết não hay thiếu máu gây choáng ngã gây nên nhiều tổn thương thứ phát khác nhau.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Giảm tiểu cầu biểu hiện qua những triệu chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua tuyển tập sau đây nhé!
Triệu chứng và nhận biết bệnh giảm tiểu cầu?
Câu hỏi bởi: Luong Nam
Xin chào bác sĩ.
Em tên là Nam. Thưa bác sĩ, bệnh tiểu cầu giảm sẽ gây ra triệu chứng gì? Xét nghiệm những gì mới biết mức độ nặng nhẹ? Biện pháp điều trị nào tốt hiện nay ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn.
Bệnh giảm tiểu cầu sẽ gây ra xuất huyết dưới da không do chấn thương mạnh, hay nói cách khác là dễ bầm máu, đó là những nốt đỏ ấn không mất hay mảng bầm tím dưới da, ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, không đối xứng, thường ở những vùng tì đè nhiều; có thể gây xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi tự nhiên, đánh răng dễ chảy máu, rong kinh rong huyết (ở nữ), tiểu máu, xuất huyết tiêu hóa và nếu tiểu cầu quá thấp có thể gây xuất huyết ổ bụng và xuất huyết não-màng não.
Xét nghiệm để đánh giá tiểu cầu là làm huyết đồ đếm tiểu cầu và khảo sát cả rối loạn đông máu qua xét nghiệm PT, aPTT. Đây chỉ là xét nghiệm cơ bản, các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân cũng như hỗ trợ cho việc đánh giá điều trị cần phải có bác sĩ chuyên khoa, do đó, tốt nhất bạn nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa Huyết học nhé.
Hiện nay, bệnh giảm tiểu cầu ở nước ta đã và đang theo kịp các tiến bộ mới nhất trên thế giới, việc điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào độ nặng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh nữa, bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu?
Câu hỏi bởi: Manh Ha
Chào bác sĩ.
Con em 6 tuổi. Tháng 03/2012 khi xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da (chủ yếu 2 cẳng chân). Sau 3 tháng đi khám tại bệnh viện Nhi tỉnh (kết quả xét nghiệm: số lượng tiểu cầu 100) và nhập viện. Sau xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa tỉnh (KQ xét nghiệm: số lượng tiểu cầu: 250) sau đó được xuất viện. Sau 02 ngày tôi cho cháu ra viện Nhi Trung ương xét nghiệm lại kết quả số lượng tiểu cầu 200. Bác sĩ kết luận xuất huyết do ưa Axit, cho uống thuốc tẩy giun (2 năm tôi không tẩy giun cho cháu) và thuốc bổ. Trong thời gian cháu uống thuốc thì ăn tốt và không có xuất hiện nốt tím nữa nhưng sau 3 tháng tôi lại thấy xuất hiện nốt xuất huyết ở 2 cẳng chân (khi đó cháu ăn uống kém) và bây giờ tôi mua thuốc bổ và sữa cho trẻ biếng ăn thì cháu lại ăn được và không xuất hiện nốt tím ở cẳng chân nữa. Bác sĩ cho hỏi con tôi có phải xuất huyết giảm tiểu cầu không, khám lại ở đâu? Và sao 03 lần xét nghiệm lại có kết quả khác nhau như vậy, để yên tâm nên khám thế nào? Bác sĩ cho em lời khuyên sớm nhé.
Xin trân trọng cám ơn!
Bạn Manh Ha thân mến.
Nếu bé có những nốt xuất huyết dưới da kèm theo số lượng tiểu cầu giảm dưới 150.000/mm3, nhưng gan lách, hạch không to cần nghĩ đến xuất huyết giảm tiểu cầu. Do đó, khi bé có biểu hiện xuất huyết dưới da, bạn nên cho bé đến bệnh viện chuyên khoa Nhi để khám tổng quát và xét nghiệm máu mới rõ là bé có bệnh lý này không, không thể chỉ dựa vào lâm sàng hoặc xét nghiệm máu mà chẩn đoán được bệnh. Nếu đúng là bệnh này, bé cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Tốt nhất, bạn nên cho bé khám một nơi để tiện theo dõi chẩn đoán và điều trị cho bé bạn nhé!
Chúc bé khoẻ mạnh.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tư vấn bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu gây chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da
Câu hỏi bởi: thúy
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi. Cháu bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Năm 13 tuổi cháu thấy xuất hiện biểu hiện chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và nhập viện điều trị 1 tháng, khi về 2 tháng đầu cháu dùng thuốc và đi khám định kì thì thấy vẫn ổn định, cháu bỏ thuốc và không tái khám. Đến năm 17 tuổi cháu lại thấy xuất huyết và chảy máu chân răng, cháu 1 lần nữa nhập viện điều trị, sau 1 tháng, thời gian đầu cháu cũng tái khám nhưng lần nào tiểu cầu cháu cũng bình thường và bác sĩ lại không cho cháu thuốc nên cháu nghĩ mình đã hết bênh.
Đợt 4/2015 vừa rồi cháu chuẩn bị kết hôn nên hơi lo lắng từ 43kg cháu xg còn 40kg, người mệt mỏi xanh sao, vì gia đình chồng ngoài Hà Nội nên cháu ra đó, thời gian đó khí hậu ở đó có mua phùn và xe lạnh, cháu lại thấy mình xuất huyết và chảy máu chân răng (tiểu cầu lúc đó của cháu còn 3). Cháu nằm diều trị ở bệnh viện Huyết học Trung ương Hà Nội 2 tháng, sau khi ra viện bác sĩ cho cháu đơn thuốc và hẹn tái khám. Cháu đang công tác trong Sài Gòn nên đi tái khám sau 1 tháng dùng thuốc ở bệnh viện Huyết học thành phố Hồ Chí Minh thì tiểu cầu của cháu 165 nhưng bác sĩ lại không cho cháu thuốc uống hay lịch hẹn tái khám, chỉ bảo khi nào người xuất huyết thì đi khám, vậy có sao không ạ? Cháu sợ không có thuốc lại bị tụt lắm, cháu có nên uống cây hoa kim châm trong thời gian này không ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết. Có hai nhóm lí do chính dẫn đến giảm tiểu cầu là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.
Nhìn chung, lí do gây bệnh rất phức tạp vì ở mỗi nhóm lí do lại có các bệnh khác nhau gây nên. Một số lí do gây bệnh đã xác định được như: Bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp… Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn… Bênh cạnh đó giảm tiểu cầu còn có thể gây nên do độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…
Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được lí do, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Chỉ cần có phương pháp chữa trị thích hợp với lí do gây bệnh, bệnh nhân cẩn thẩn trong sinh hoạt, giảm tối đa nguy cơ gây xuất huyết (không chạy nhảy hay vận động mạnh, không ăn mía, xương, các thức ăn cứng, hoặc xỉa răng) thì sẽ tránh được các nguy hiểm mà bệnh đem đến.
Truyền tiểu cầu chỉ là phương thức chữa trị tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng. Nên tránh tất cả các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng, tiêm chích trong cơ… Nếu bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do 2 nhóm lí do chính thì sẽ được chữa trị dựa trên lí do cụ thể. Trong tình huống bệnh nhân bị giảm tiểu cầu vô căn thì các loại Corticoid là thuốc lựa chọn hàng đầu, chủ lực. Cắt lách được chỉ định khi bệnh trở thành mãn tính phải phụ thuộc vào Corticoid hoặc không còn đáp ứng với Corticoid. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: Lmmuran, Purinéthol, Vincristin, Endoxan… Khi thấy những biểu hiện như: Thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết (răng, mũi, ngoài da…), đau đầu không rõ lí do phải nhập viện ngay để kịp thời chữa trị. Có thể truyền khối tiểu cầu vào cơ thể bệnh nhân nếu lượng tiểu cầu giảm nhiều, hoặc cầm máu tại chỗ (bằng những biện pháp đặc biệt) và uống thuốc đặc trị kết hợp với các loại vitamin để nâng cao thể trạng.
Đây không phải bệnh di truyền, nhưng là chứng bệnh hay tái phát nên muốn chữa trị ổn định, bệnh nhân phải có kế hoạch khám định kỳ hằng tháng để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh và có hướng chữa trị hợp lý. Bạn có thể dùng cây hoa kim châm, tuy nhiên phải dùng đúng liều và cách chế biến theo hướng dẫn của bác sĩ Đông y.
Chúc bạn sống khỏe!
Tư vấn về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Con tôi năm nay 7 tuổi. Tôi thấy có nhiều vết bầm ở dưới da cháu, tôi cho cháu đi xét nghiệm máu, tiểu cầu của cháu có 56 trong khi đó phạm vi cho phép từ 150-500. Bác sĩ bảo đi ngay vào bệnh viện Huyết học khám và chữa trị cho cháu, gia đình tôi hiện giờ chưa cho cháu đi được. Hiện tại tôi cho cháu dùng thuốc bổ máu, thuốc bổ để tăng cường ăn vì cháu rất lường ăn và đợi 1 tháng sau khám lại. Tôi rất lo lắng cho con, mất ăn mất ngủ, tâm trạng không yên, xin bác sĩ tư vấn giúp.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Trường hợp của con bạn là một tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu. Tiểu cầu là một thành phần quan trọng tham gia vào các quá trình đông và cầm máu. Do đó, khi số lượng tiểu cầu sụt giảm sẽ gây nên các triệu chứng xuất huyết ở nhiều nơi trên cơ thể: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết não,….
Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu này có thể là do bệnh tự miễn hoặc do bệnh lý của tủy xương (suy tủy) hoặc do bệnh lý ác tính của máu (ung thư máu), nhiều tình huống không rõ lí do. Bạn cần phải cho cháu nhập viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nếu để đến khi xảy ra các biến chứng thì hậu quả nặng nề, mà việc chữa trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều, chẳng hạn như xuất huyết não hay thiếu máu gây choáng ngã gây nên nhiều tổn thương thứ phát khác nhau.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Theo ViCare