Hỏi Bác Sĩ -
Cuộc sống hiện đại rất dễ khiến chúng ta rơi vào stress (áp lực). Những câu hỏi sau sẽ cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan nhất về vấn đề tâm lý này.
Stress
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ bản thân em hay suy nghĩ,lo âu và đôi lúc thấy bất an trong người em phải làm thế nào để có thể hết hiện tượng này ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Những chia xẻ về chứng bênh của bạn rất có thể liên quan đến Rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu (tiếng Anh: anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều chứng rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.
Bình thường con người vẫn cảm thấy lo âu và cảm giác lo âu là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, người cảm thấy lo âu quá thường xuyên, quá nhiều hoặc quá lâu có thể là đã mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Chúng ta có thể nhận biết chứng rối loạn lo âu qua các biểu hiện lâm sàng dưới đây:
– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách thái quá trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, giảm tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
– Biểu hiện về triệu chứng cơ thể: chứng rối loạn lo âu có những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.
Để khắc phục hiện tượng trên bạn có thể tự chữa bệnh theo phương pháp không dùng thuốc, cụ thể hãy làm theo những điều sau:
1. Quên quá khứ để tập trung vào hiện tại.
2. Học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo âu phi lý và gạt bỏ khỏi đầu óc của bạn những lo âu vô lý đó.
3. Tự tin và sẵn sàng đương đầu với sự lo âu.
4. Suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm. Trung thành với chính bạn.
5. Tập trung vào những việc có lợi cho bạn trước tiên. Nên nhớ rằng không ai có thể bảo vệ những lợi ích của bạn bằng chính bạn.
6. Phát triển thói quen mới để giải quyết những căng thẳng.
7. Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn.
8. Học cách ra những quyết định thích hợp nhất cho bạn và gắn kết với chúng.
Nếu bạn áp dụng biện pháp trên trong hai tuần mà không giải quyết hết những biểu hiện lo âu của mình thì bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ sẽ khám trực tiếp và có hướng cụ thể chữa trị cho bạn
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Làm gì khi bị stress?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 23 tuổi. Gần đây tôi hay bị stress, căng thẳng, thường hay có cảm giác lo âu, sợ một điều gì đó. Khi xuất hiện những trạng thái đó tim tôi đập nhanh, cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó thở. Nếu tôi tập trung vào việc gì nhiều, hay làm việc trên máy tính với cường độ cao thì cơ thể tôi trở nên nóng như bị sốt và choáng váng. Nhưng khi nghỉ một thời gian thì tôi lại trở lại bình thường. Tôi cũng thường hay bị mất ngủ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao vậy?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào bạn!
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi sự việc đó không còn, mà sự lo lắng vẫn tồn tại và làm tác động đến mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động về công việc, học tập, giao tiếp thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý. Với những triệu chứng của bạn hiện tại, tôi sơ bộ nghĩ tới bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.
Để làm giảm lo âu, bạn hãy thực hiện những điều sau: Dành thời gian hàng ngày để thư giãn và tạo sự hài hước, vui vẻ; tìm cho mình sự chia sẻ về cảm xúc; chăm sóc cơ thể về chế độ ăn, ngủ; giảm bớt áp lực công việc; tìm sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình, cơ quan; tìm cách đưa sự mất cân bằng trong cuộc sống của mình trở về trạng thái bình thường, có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống. Đồng thời bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chữa trị tình trạng lo âu bằng các liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi, liệu pháp tránh phơi nhiễm hoặc được chỉ định những thuốc giải lo âu.
Chúc bạn vui khỏe!
Bị bệnh mất ngủ do stress
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ, ba cháu năm nay 44 tuổi do áp lực đủ thứ công việc, gia đình nên dẫn đến stress rồi gây ra mất ngủ đã 6 tháng nay rồi. Ba cháu đã đi khám nhiều bệnh vịên nhưng không hết. Do ngủ ko đựơc nên nhiều lúc lợi dụng lệ thuộc vào thuốc ngủ, rồi suy nghĩ tùm lum nữa, có lúc bi quan nữa. Làm thế nào để hết… Bác sĩ có liệu pháp gì ko? Ba cháu có cần đến bác sĩ để điều trị ko? Sẽ hết chứ cảm phiên bác sĩ… Cháu cảm ơn ạ !
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu,
Ba cháu bị mất ngủ, bị stress, và lệ thuộc vào thuốc. Nếu đúng như cháu nói thì phải đưa ba cháu đến cơ sở tâm thần để được khám và điều trị. Bệnh chắc chắn sẽ khỏi, tuy nhiên cũng cần có thời gian. Vì vậy gia đình phải kiên trì điều trị. Ba cháu có thể đến bệnh viện Quân y 103 khám và điều trị.
Chúc ba cháu mau có giác ngủ ngon hết stress và hết lệ thuộc thuốc.
Làm thế nào để tránh stress?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Sương, Văn Giang, Hưng Yên
Chào bác sĩ.
Tôi thấy người ta thường nói đi xem phim, xem ca nhạc hay shopping để giảm “xì choét”. Thế thì để tránh cái bệnh này cũng tốn kém nhỉ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Sương thân mến.
Các nhà khoa học khuyên rằng, đừng quên loại stress ngay từ trong sâu thẳm ý nghĩ, hãy lập tức can thiệp vào stress mỗi khi bạn cảm thấy suy nghĩ của mình mấp mé trên bờ tiêu cực, hãy thả lỏng cho đến khi những suy nghĩ tích cực hơn trở về bên bạn. Stress là của bạn, đừng đổ lỗi cho người khác! Khi biết tự chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, bạn đã trở thành người khôn ngoan rồi đấy! Yoga hay thiền vẫn luôn được giới y khoa xem là “bậc thầy điều khiển stress”.
Tuy nhiên, gần đây, ở Trung Quốc, nhiều người trẻ thích thú với những “liệu pháp giải stress” mang tính sáng tạo, kiểu như rủ nhau đi xem phim, đi nghe nhạc, lên sân thượng ngắm trăng, đếm sao; tổ chức ngày hội “trở lại tuổi thơ”, thậm chí rủ nhau đi viếng… nghĩa trang. Có bạn trẻ khi bị sress do học hành căng thẳng thường tìm đến “liệu pháp kẹo ngọt” (hay bánh ngọt, hoa quả, sữa Milo…) để vỗ về những cơn stress. Một vị bác sĩ cho biết ông ít stress hơn các đồng nghiệp vì sau giờ làm việc, thay vì đến phòng mạch tư, ông trở về nhà phụ gia đình quét tước, nấu ăn, dọn dẹp, rửa chén…
Những công việc linh tinh tưởng chừng mất thời gian, hóa ra đem lại lợi ích tinh thần lớn lao. Tuy nhiên, nếu “cú stress” trở nên quá sức chịu đựng của bạn, hãy ráng nhớ đến phương châm: “Đừng tự bơi!”. Bạn có thể nhờ và người thân, bạn bè mát – xa, lắng nghe, nói lời thương yêu, tặng quà cho bạn… Những giải pháp này đâu phải giải pháp nào cũng tốn kém?
Để thoát khỏi căn bệnh này, không có cách nào hiệu quả hơn là phải biết tự cứu mình. Liệu pháp này luôn được đánh giá rất cao. Để thoát khỏi stress, người bệnh cần có thời gian để quay trở về với con người mình lúc trước đây. Điều quan trọng là chúng ta hãy phòng tránh stress bằng cách giữ cho mình một cuộc sống cân bằng về thể chất và tinh thần trong công việc và đời sống cá nhân. Những người bị stress kinh niên do công việc gây nên sẽ bị kiệt sức. Họ luôn có cảm giác phải hoàn thành mục tiêu không khả thi và thực hiện những nhiệm vụ không thể vượt qua. Họ có cảm giác như vừa vướng vào căn bệnh stress nhưng trên thực tế căn bệnh này là hậu quả của một quá trình lâu dài của sự căng thẳng triền miên…
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Stress có gây ra mộng du?
Câu hỏi bởi: Phạm Thanh
Thưa bác sĩ.
Em gái cháu 19 tuổi, đã học lớp 12. Gần đây gia đình cháu xảy ra nhiều chuyện nên em bị stress. Đêm ngủ, em ấy hay tỉnh dậy và đi lang thang trong nhà. Xin hỏi có phải em cháu bị mộng du do stress không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào cháu.
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ làm một số hành động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào. Tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi. Người ta cho rằng, tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, stress, hoảng sợ ban đêm, sốt, ốm đau triền miên,… hoặc sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng Histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.
Hầu hết, bệnh nhân chỉ xuất hiện mộng du ít hơn 1 lần/tháng. Ở trẻ em sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Những trường hợp mộng du bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Em cháu bị căng thẳng vì chuyện của gia đình đó chính là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh mộng du. Để yên tâm, cháu nên đưa em đến bệnh viện Tâm thần để khám và tìm nguyên nhân thực thể, từ đó bác sĩ mới có hướng điều trị tốt cho em cháu.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Cuộc sống hiện đại rất dễ khiến chúng ta rơi vào stress (áp lực). Những câu hỏi sau sẽ cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan nhất về vấn đề tâm lý này.
Stress
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ bản thân em hay suy nghĩ,lo âu và đôi lúc thấy bất an trong người em phải làm thế nào để có thể hết hiện tượng này ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Những chia xẻ về chứng bênh của bạn rất có thể liên quan đến Rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu (tiếng Anh: anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều chứng rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.
Bình thường con người vẫn cảm thấy lo âu và cảm giác lo âu là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, người cảm thấy lo âu quá thường xuyên, quá nhiều hoặc quá lâu có thể là đã mắc phải chứng bệnh rối loạn lo âu. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới thì rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Chúng ta có thể nhận biết chứng rối loạn lo âu qua các biểu hiện lâm sàng dưới đây:
– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách thái quá trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, giảm tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
– Biểu hiện về triệu chứng cơ thể: chứng rối loạn lo âu có những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.
Để khắc phục hiện tượng trên bạn có thể tự chữa bệnh theo phương pháp không dùng thuốc, cụ thể hãy làm theo những điều sau:
1. Quên quá khứ để tập trung vào hiện tại.
2. Học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo âu phi lý và gạt bỏ khỏi đầu óc của bạn những lo âu vô lý đó.
3. Tự tin và sẵn sàng đương đầu với sự lo âu.
4. Suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm. Trung thành với chính bạn.
5. Tập trung vào những việc có lợi cho bạn trước tiên. Nên nhớ rằng không ai có thể bảo vệ những lợi ích của bạn bằng chính bạn.
6. Phát triển thói quen mới để giải quyết những căng thẳng.
7. Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn.
8. Học cách ra những quyết định thích hợp nhất cho bạn và gắn kết với chúng.
Nếu bạn áp dụng biện pháp trên trong hai tuần mà không giải quyết hết những biểu hiện lo âu của mình thì bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ sẽ khám trực tiếp và có hướng cụ thể chữa trị cho bạn
Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Làm gì khi bị stress?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 23 tuổi. Gần đây tôi hay bị stress, căng thẳng, thường hay có cảm giác lo âu, sợ một điều gì đó. Khi xuất hiện những trạng thái đó tim tôi đập nhanh, cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó thở. Nếu tôi tập trung vào việc gì nhiều, hay làm việc trên máy tính với cường độ cao thì cơ thể tôi trở nên nóng như bị sốt và choáng váng. Nhưng khi nghỉ một thời gian thì tôi lại trở lại bình thường. Tôi cũng thường hay bị mất ngủ. Xin hỏi bác sĩ tôi bị làm sao vậy?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền
Chào bạn!
Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi sự việc đó không còn, mà sự lo lắng vẫn tồn tại và làm tác động đến mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động về công việc, học tập, giao tiếp thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý. Với những triệu chứng của bạn hiện tại, tôi sơ bộ nghĩ tới bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu.
Để làm giảm lo âu, bạn hãy thực hiện những điều sau: Dành thời gian hàng ngày để thư giãn và tạo sự hài hước, vui vẻ; tìm cho mình sự chia sẻ về cảm xúc; chăm sóc cơ thể về chế độ ăn, ngủ; giảm bớt áp lực công việc; tìm sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình, cơ quan; tìm cách đưa sự mất cân bằng trong cuộc sống của mình trở về trạng thái bình thường, có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống. Đồng thời bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chữa trị tình trạng lo âu bằng các liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi, liệu pháp tránh phơi nhiễm hoặc được chỉ định những thuốc giải lo âu.
Chúc bạn vui khỏe!
Bị bệnh mất ngủ do stress
Câu hỏi bởi: My
Thưa bác sĩ, ba cháu năm nay 44 tuổi do áp lực đủ thứ công việc, gia đình nên dẫn đến stress rồi gây ra mất ngủ đã 6 tháng nay rồi. Ba cháu đã đi khám nhiều bệnh vịên nhưng không hết. Do ngủ ko đựơc nên nhiều lúc lợi dụng lệ thuộc vào thuốc ngủ, rồi suy nghĩ tùm lum nữa, có lúc bi quan nữa. Làm thế nào để hết… Bác sĩ có liệu pháp gì ko? Ba cháu có cần đến bác sĩ để điều trị ko? Sẽ hết chứ cảm phiên bác sĩ… Cháu cảm ơn ạ !
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu,
Ba cháu bị mất ngủ, bị stress, và lệ thuộc vào thuốc. Nếu đúng như cháu nói thì phải đưa ba cháu đến cơ sở tâm thần để được khám và điều trị. Bệnh chắc chắn sẽ khỏi, tuy nhiên cũng cần có thời gian. Vì vậy gia đình phải kiên trì điều trị. Ba cháu có thể đến bệnh viện Quân y 103 khám và điều trị.
Chúc ba cháu mau có giác ngủ ngon hết stress và hết lệ thuộc thuốc.
Làm thế nào để tránh stress?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Sương, Văn Giang, Hưng Yên
Chào bác sĩ.
Tôi thấy người ta thường nói đi xem phim, xem ca nhạc hay shopping để giảm “xì choét”. Thế thì để tránh cái bệnh này cũng tốn kém nhỉ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Sương thân mến.
Các nhà khoa học khuyên rằng, đừng quên loại stress ngay từ trong sâu thẳm ý nghĩ, hãy lập tức can thiệp vào stress mỗi khi bạn cảm thấy suy nghĩ của mình mấp mé trên bờ tiêu cực, hãy thả lỏng cho đến khi những suy nghĩ tích cực hơn trở về bên bạn. Stress là của bạn, đừng đổ lỗi cho người khác! Khi biết tự chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, bạn đã trở thành người khôn ngoan rồi đấy! Yoga hay thiền vẫn luôn được giới y khoa xem là “bậc thầy điều khiển stress”.
Tuy nhiên, gần đây, ở Trung Quốc, nhiều người trẻ thích thú với những “liệu pháp giải stress” mang tính sáng tạo, kiểu như rủ nhau đi xem phim, đi nghe nhạc, lên sân thượng ngắm trăng, đếm sao; tổ chức ngày hội “trở lại tuổi thơ”, thậm chí rủ nhau đi viếng… nghĩa trang. Có bạn trẻ khi bị sress do học hành căng thẳng thường tìm đến “liệu pháp kẹo ngọt” (hay bánh ngọt, hoa quả, sữa Milo…) để vỗ về những cơn stress. Một vị bác sĩ cho biết ông ít stress hơn các đồng nghiệp vì sau giờ làm việc, thay vì đến phòng mạch tư, ông trở về nhà phụ gia đình quét tước, nấu ăn, dọn dẹp, rửa chén…
Những công việc linh tinh tưởng chừng mất thời gian, hóa ra đem lại lợi ích tinh thần lớn lao. Tuy nhiên, nếu “cú stress” trở nên quá sức chịu đựng của bạn, hãy ráng nhớ đến phương châm: “Đừng tự bơi!”. Bạn có thể nhờ và người thân, bạn bè mát – xa, lắng nghe, nói lời thương yêu, tặng quà cho bạn… Những giải pháp này đâu phải giải pháp nào cũng tốn kém?
Để thoát khỏi căn bệnh này, không có cách nào hiệu quả hơn là phải biết tự cứu mình. Liệu pháp này luôn được đánh giá rất cao. Để thoát khỏi stress, người bệnh cần có thời gian để quay trở về với con người mình lúc trước đây. Điều quan trọng là chúng ta hãy phòng tránh stress bằng cách giữ cho mình một cuộc sống cân bằng về thể chất và tinh thần trong công việc và đời sống cá nhân. Những người bị stress kinh niên do công việc gây nên sẽ bị kiệt sức. Họ luôn có cảm giác phải hoàn thành mục tiêu không khả thi và thực hiện những nhiệm vụ không thể vượt qua. Họ có cảm giác như vừa vướng vào căn bệnh stress nhưng trên thực tế căn bệnh này là hậu quả của một quá trình lâu dài của sự căng thẳng triền miên…
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Stress có gây ra mộng du?
Câu hỏi bởi: Phạm Thanh
Thưa bác sĩ.
Em gái cháu 19 tuổi, đã học lớp 12. Gần đây gia đình cháu xảy ra nhiều chuyện nên em bị stress. Đêm ngủ, em ấy hay tỉnh dậy và đi lang thang trong nhà. Xin hỏi có phải em cháu bị mộng du do stress không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào cháu.
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ làm một số hành động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào. Tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi. Người ta cho rằng, tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, stress, hoảng sợ ban đêm, sốt, ốm đau triền miên,… hoặc sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng Histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.
Hầu hết, bệnh nhân chỉ xuất hiện mộng du ít hơn 1 lần/tháng. Ở trẻ em sẽ hết mộng du khi đến tuổi dậy thì. Những trường hợp mộng du bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Em cháu bị căng thẳng vì chuyện của gia đình đó chính là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh mộng du. Để yên tâm, cháu nên đưa em đến bệnh viện Tâm thần để khám và tìm nguyên nhân thực thể, từ đó bác sĩ mới có hướng điều trị tốt cho em cháu.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare