Hỏi Bác Sĩ -
Bệnh nấm da là do các loại nấm kí sinh trên da gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và sẽ sinh sôi nhanh nhất trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc vùng cơ thể ra nhiều mồ hôi, nhất là ở phụ nữ đang mang thai. Tuyển tập các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh.
Nấm da đầu khi mang thai có nên đi khám không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi và đang mang thai được 3 tháng. Hiện tại tôi bị nấm ở da đầu, liệu tôi có nên đi khám da liễu không ạ? Nếu tôi dùng thuốc trị nấm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Đang có thai mà bị nấm da đầu thì cần phải chữa trị hết sức cẩn trọng. Bạn nên chữa trị theo hướng làm giảm biểu hiện, sau khi sinh xong tính sau. Hiện tại bạn nên dùng dầu gội Nizoral, gội hàng ngày có thể làm giảm biểu hiện, đôi khi bệnh có thể khỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nấm da đầu
Câu hỏi bởi: Huyền
Thưa bác sĩ., cháu bị ngứa da đầu cũng gần 6 tháng . Ban đầu cháu tưởng là gầu nên chỉ dùng dầu gội bình thường nhưng gội xong khi tóc khô lại bị ngứa tiếp, và gàu rơi rất nhiều. Và hiện giờ da dầu cháu có những lớp vẩy trắng từng mảng, gãi thì bong tróc cháu có tìm hiểu trên mạng thấy cháu giống như bị nấm nhưng cháu không chắc. Ở chân mày cháu cũng có những đốm da nhỏ bong tróc có người kêu cháu bị lát này nọ. Vậy mông bác sĩ tư vấn giúp cháu và cách điều trị với. Hiện tại cháu đang cho con bú
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Qua cháu kể triệu chứng của bệnh thì khả năng cháu bị nấm da đầu. cách điều trị như sau:
Thuốc được chấp thuận cho điều trị bệnh nấm da đầu bao gồm:
Griseofulvin (Grifulvin V, Gris-Peg), được thực hiện bằng uống như là một chất lỏng hoặc viên thuốc.
Terbinafine hydrochloride (Lamisil), thuốc uống.
Có thể uống một trong những loại thuốc này cho đến sáu tuần hoặc nhiều hơn. Thuốc áp dụng trực tiếp vào đầu không có hiệu quả bởi vì chúng ít có khả năng xâm nhập vào da đầu và tóc.
Sau khi bắt đầu dùng thuốc, có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi trong điều kiện ngay lập tức. Vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cháu có thể đến trung tâm da liễu để khám và điều trị
Chúc cháu mau lành bệnh.
Bệnh nấm da có trị dứt điểm được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác hỏi bác sĩ là bệnh nấm da có chữa dứt điểm được không và chữa như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh nấm da có lí do chính là do nấm kí sinh ở các tế bào thượng bì chết gây ra. Thông thường, trong 1 tháng, các tế bào da trên cùng sẽ chết đi và bong ra, lớp tế bào da phía dưới sẽ được đẩy lên. Nếu các vi khuẩn và nấm kí sinh ở lớp tế bào da trên cùng không bị loại bỏ đi thì nó sẽ bám lại và gây viêm da, nấm da.
Bệnh nấm da thường phát triển mạnh khi thời tiết ẩm ướt, chính vì vậy mà vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ… thì các tế bào nấm càng có cơ hội sinh sôi mạnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát triển ở đùi, mông, đầu, cơ quan sinh dục… Chính vì vậy, bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào.
Bệnh nấm da hiếm khi lan xuống dưới bề mặt da gây nguy hiểm nhưng nó lại khó trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch (như người bị HIV/AIDS) nếu bị nấm da sẽ rất khó điều trị. Một số bệnh nấm da thường gặp như: nấm thân, lang ben, nấm kẽ, nấm da đầu, nấm móng.
Để phòng trị bệnh nấm da hiệu quả, bạn nên tuân theo những lưu ý sau đây:
Mặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè, người hoạt động thể lực nhiều thì càng chú ý hơn.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày: Tắm rửa, thay đồ hằng ngày.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo…
Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh thì cần phải ủi nóng đồ trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo.
Đôi khi bệnh tự lành sau những biện pháp trên.
Theo tôi khi đã mắc nấm da, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, tại đây bạn sẽ được giải đáp cụ thể, bạn không nên tự ý uống thuốc.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Điều trị nấm da tay bằng thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu bị nấm da tay tới giờ đã là 2 năm. Cháu có đi khám và lấy thuốc ở nhiều nơi nhưng tới bây giờ vẫn chưa khỏi, bệnh của cháu lúc đầu chỉ bị ở 1 ngón tay rồi dần dần lan sang các ngón còn lại. Mấy ngày nay cháu thấy bệnh đã lan xuống móng chân. Tay cháu bị bong hết móng và có mủ rất đau. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu nên điều trị bằng cách nào và loại thuốc nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Kết luận bị nấm khi xét nghiệm, tổn thương có sợi nấm em nên đi bệnh viện xét nghiệm hoặc tới bác sĩ Da liễu kiểm tra và xác định lại có phải bị nấm hay không. Theo thông tin em mô tả em có thể bị bệnh nấm móng và nấm da ở mông. Điều trị khỏi nấm móng thì cũng khỏi nấm da. Em phải điều trị liên tục 3 tháng, mỗi tháng 1 đợt như sau: Sporal 100mg, 28 viên uống sáng 2 viên, tối 2 viên liên tục 7 ngày, nghỉ 23 ngày tiếp tục uống đợt 2 và cũng như vậy uống đợt 3 thì bệnh mới khỏi.
Chúc em khỏe!
Bệnh nấm da là do các loại nấm kí sinh trên da gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và sẽ sinh sôi nhanh nhất trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc vùng cơ thể ra nhiều mồ hôi, nhất là ở phụ nữ đang mang thai. Tuyển tập các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh.
Nấm da đầu khi mang thai có nên đi khám không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi và đang mang thai được 3 tháng. Hiện tại tôi bị nấm ở da đầu, liệu tôi có nên đi khám da liễu không ạ? Nếu tôi dùng thuốc trị nấm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào bạn.
Đang có thai mà bị nấm da đầu thì cần phải chữa trị hết sức cẩn trọng. Bạn nên chữa trị theo hướng làm giảm biểu hiện, sau khi sinh xong tính sau. Hiện tại bạn nên dùng dầu gội Nizoral, gội hàng ngày có thể làm giảm biểu hiện, đôi khi bệnh có thể khỏi.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nấm da đầu
Câu hỏi bởi: Huyền
Thưa bác sĩ., cháu bị ngứa da đầu cũng gần 6 tháng . Ban đầu cháu tưởng là gầu nên chỉ dùng dầu gội bình thường nhưng gội xong khi tóc khô lại bị ngứa tiếp, và gàu rơi rất nhiều. Và hiện giờ da dầu cháu có những lớp vẩy trắng từng mảng, gãi thì bong tróc cháu có tìm hiểu trên mạng thấy cháu giống như bị nấm nhưng cháu không chắc. Ở chân mày cháu cũng có những đốm da nhỏ bong tróc có người kêu cháu bị lát này nọ. Vậy mông bác sĩ tư vấn giúp cháu và cách điều trị với. Hiện tại cháu đang cho con bú
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Qua cháu kể triệu chứng của bệnh thì khả năng cháu bị nấm da đầu. cách điều trị như sau:
Thuốc được chấp thuận cho điều trị bệnh nấm da đầu bao gồm:
Griseofulvin (Grifulvin V, Gris-Peg), được thực hiện bằng uống như là một chất lỏng hoặc viên thuốc.
Terbinafine hydrochloride (Lamisil), thuốc uống.
Có thể uống một trong những loại thuốc này cho đến sáu tuần hoặc nhiều hơn. Thuốc áp dụng trực tiếp vào đầu không có hiệu quả bởi vì chúng ít có khả năng xâm nhập vào da đầu và tóc.
Sau khi bắt đầu dùng thuốc, có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi trong điều kiện ngay lập tức. Vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cháu có thể đến trung tâm da liễu để khám và điều trị
Chúc cháu mau lành bệnh.
Bệnh nấm da có trị dứt điểm được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác hỏi bác sĩ là bệnh nấm da có chữa dứt điểm được không và chữa như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh nấm da có lí do chính là do nấm kí sinh ở các tế bào thượng bì chết gây ra. Thông thường, trong 1 tháng, các tế bào da trên cùng sẽ chết đi và bong ra, lớp tế bào da phía dưới sẽ được đẩy lên. Nếu các vi khuẩn và nấm kí sinh ở lớp tế bào da trên cùng không bị loại bỏ đi thì nó sẽ bám lại và gây viêm da, nấm da.
Bệnh nấm da thường phát triển mạnh khi thời tiết ẩm ướt, chính vì vậy mà vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ… thì các tế bào nấm càng có cơ hội sinh sôi mạnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát triển ở đùi, mông, đầu, cơ quan sinh dục… Chính vì vậy, bệnh có thể gặp ở bất kì đối tượng nào.
Bệnh nấm da hiếm khi lan xuống dưới bề mặt da gây nguy hiểm nhưng nó lại khó trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Đặc biệt, những người bị suy giảm miễn dịch (như người bị HIV/AIDS) nếu bị nấm da sẽ rất khó điều trị. Một số bệnh nấm da thường gặp như: nấm thân, lang ben, nấm kẽ, nấm da đầu, nấm móng.
Để phòng trị bệnh nấm da hiệu quả, bạn nên tuân theo những lưu ý sau đây:
Mặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè, người hoạt động thể lực nhiều thì càng chú ý hơn.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày: Tắm rửa, thay đồ hằng ngày.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo…
Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh thì cần phải ủi nóng đồ trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo.
Đôi khi bệnh tự lành sau những biện pháp trên.
Theo tôi khi đã mắc nấm da, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, tại đây bạn sẽ được giải đáp cụ thể, bạn không nên tự ý uống thuốc.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Điều trị nấm da tay bằng thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu bị nấm da tay tới giờ đã là 2 năm. Cháu có đi khám và lấy thuốc ở nhiều nơi nhưng tới bây giờ vẫn chưa khỏi, bệnh của cháu lúc đầu chỉ bị ở 1 ngón tay rồi dần dần lan sang các ngón còn lại. Mấy ngày nay cháu thấy bệnh đã lan xuống móng chân. Tay cháu bị bong hết móng và có mủ rất đau. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu nên điều trị bằng cách nào và loại thuốc nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Kết luận bị nấm khi xét nghiệm, tổn thương có sợi nấm em nên đi bệnh viện xét nghiệm hoặc tới bác sĩ Da liễu kiểm tra và xác định lại có phải bị nấm hay không. Theo thông tin em mô tả em có thể bị bệnh nấm móng và nấm da ở mông. Điều trị khỏi nấm móng thì cũng khỏi nấm da. Em phải điều trị liên tục 3 tháng, mỗi tháng 1 đợt như sau: Sporal 100mg, 28 viên uống sáng 2 viên, tối 2 viên liên tục 7 ngày, nghỉ 23 ngày tiếp tục uống đợt 2 và cũng như vậy uống đợt 3 thì bệnh mới khỏi.
Chúc em khỏe!
Theo ViCare