Hỏi Bác Sĩ -
Trẻ 1 tuổi là thời điểm mẹ cần quan tâm đặc biệt nhiều. Tuyển chọn câu hỏi sau sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và những lưu ý hay về giai đoạn này của các bé.
Trẻ 1 tuổi xuất hiện vết bầm tím sau lưng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con gái em năm nay tròn 1 tuổi. Hồi mới sinh cháu không thấy dấu hiệu gì. Nhưng hơn 2 tháng sau sinh thấy sau lưng cháu nổi 1 cục bầm tím. Em sờ nhưng cháu không thấy triệu chứng gì là đau đớn. Cháu đã được 8 kg, ăn uống và vui chơi bình thường. Vậy cho em hỏi cục bầm tím có sao không và có tác động gì tới sức khỏe của cháu không ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Nếu có hình ảnh kèm theo sẽ giải đáp tốt hơn. Theo thông tin em cung cấp bé có thể bị một bớt sắc tố lành tính không tác động gì đến phát triển của bé. Em chú ý theo dõi nếu bớt phẳng với da và không lan rộng là không thấy vấn đề gì, nếu có phát triển không bình thường thì phải đi bác sĩ Da liễu khám.
Chúc em nuôi con khỏe mạnh!
Cho trẻ 1 tuổi tiêm phòng viêm gan (A, B, C) có được không?
Câu hỏi bởi: anhmy83
Chào bác sĩ!
Con tôi đã 1 tuổi nhưng do không biết nên chưa tiêm phòng mũi viêm gan (A,B,C). Giờ tôi muốn cho cháu đi tiêm có được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành viêm gan B ở mức cao do đó việc tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ không chỉ phòng lây truyền từ mẹ sang con mà còn phòng lây ngang từ môi trường xung quanh, người thân, người chăm sóc trẻ. Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85% – 90% các tình huống lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần nếu tiêm muộn hơn. Việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B 24 giờ sau sinh là áp dụng cho cả cộng đồng, còn bà mẹ mang thai nào có điều kiện xét nghiệm thì có thể chọn giải pháp chích ngừa con mình trễ hơn nếu bản thân mẹ không bị viêm gan.
Như vậy, nếu bạn và người thân xung quanh bé không bị viêm gan, thì việc tiêm phòng viêm gan B cho bé ở thời điểm này vẫn có hiệu quả tuy đã giảm so với tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh. Hiện tại chưa có vắc xin viêm gan A và C nên bạn chỉ có thể đưa cháu đi tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Trẻ 1 tuổi vã nhiều mồ hôi lúc ngủ có nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: Meo meo
Chào bác sĩ.
Cháu tôi đươc một tuổi, là cháu gái. Thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm trong lúc ngủ, vã ra mồ hôi rất nhiều trong lúc ngủ, tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể giải đáp giúp gia đình tôi được không?
Tôi chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Trẻ nhỏ thường hay bị đổ mồ hôi vào ban ngày hoặc ban đêm do hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa cân bằng. Khi lớn hơn hiện tượng này sẽ ít đi do có sự điều chỉnh cân bằng giữa hai hệ thần kinh này. Bé bị đổ mồ hôi vào ban đêm có thể do lí do từ môi trường bên ngoài như bé hoạt động nhiều, do thời tiết nóng bức, phòng ở nóng hoặc bố mẹ cho bé mặc quần áo không phù hợp…
Ngoài ra hiện tượng đổ nhiều mồ hôi phổ biến là liên quan đến thiếu canxi hoặc hiếm gặp hơn là do một số các bệnh khác. Trước hết, để hạn chế mồ hôi cho bé, bạn có thể cho bé mặc quần áo mỏng, dễ thấm mồ hôi và ở trong phòng thoáng mát khi ngủ. Bạn cũng nên thường xuyên dùng khăn khô mềm lau người cho bé để tránh mồ hôi gây cảm lạnh do mồ hôi hấp thụ ngược vào cơ thể. Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách cho bé tắm nắng trước 10 giờ sáng mỗi ngày với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để cho da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt bé tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
Cho bé ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Không cho bé ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển… hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể bé ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da. Nếu bé đổ mồ hôi nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường như sốt, tóc lưa thưa, chậm mọc răng… bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để bé được kiểm tra, chữa trị thích hợp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Trẻ 1 tuổi bị động kinh có tiêm sởi được không?
Câu hỏi bởi: lien
Chào bác sĩ.
Con tôi được 1 tuổi, bé bị động kinh có nên tiêm sởi cho bé không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Vắc xin sởi chỉ không tiêm trong các tình huống như trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang chữa trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính, những tình huống phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vắc xin. Vì vậy, tình huống của con bạn bị động kinh thì không có chống chỉ định tiêm phòng vắc xin sởi. Bạn nên cho bé tiêm phòng càng sớm càng tốt vì nếu bé mắc bệnh sởi mà có thêm bệnh động kinh đi kèm thì bệnh của bé sẽ nặng hơn.
Chúc bạn vui vẻ.
Trẻ 1 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh Fallot IV vậy có phải mổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ, cháu nhà tôi mới được một tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh Fallot IV vậy có phải mổ không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất trong nhóm các bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Tổn thương giải phẫu trong bệnh Fallot IV bao gồm 4 triệu chứng sau: Hẹp động mạch phổi phần phễu, thông liên thất phần màng, động mạch chủ lệch phải, cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Trẻ bị mắc tứ chứng Fallot thường triệu chứng tím tái sớm trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Phẫu thuật cần được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau 6 tháng nếu triệu chứng nhiều biểu hiện nặng. Nếu điều kiện lâm sàng cho phép, người ta thường đợi đến sau 18 tháng mới mổ triệt để để đảm bảo tính thành công cao.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ 1 tuổi là thời điểm mẹ cần quan tâm đặc biệt nhiều. Tuyển chọn câu hỏi sau sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và những lưu ý hay về giai đoạn này của các bé.
Trẻ 1 tuổi xuất hiện vết bầm tím sau lưng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Con gái em năm nay tròn 1 tuổi. Hồi mới sinh cháu không thấy dấu hiệu gì. Nhưng hơn 2 tháng sau sinh thấy sau lưng cháu nổi 1 cục bầm tím. Em sờ nhưng cháu không thấy triệu chứng gì là đau đớn. Cháu đã được 8 kg, ăn uống và vui chơi bình thường. Vậy cho em hỏi cục bầm tím có sao không và có tác động gì tới sức khỏe của cháu không ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Nếu có hình ảnh kèm theo sẽ giải đáp tốt hơn. Theo thông tin em cung cấp bé có thể bị một bớt sắc tố lành tính không tác động gì đến phát triển của bé. Em chú ý theo dõi nếu bớt phẳng với da và không lan rộng là không thấy vấn đề gì, nếu có phát triển không bình thường thì phải đi bác sĩ Da liễu khám.
Chúc em nuôi con khỏe mạnh!
Cho trẻ 1 tuổi tiêm phòng viêm gan (A, B, C) có được không?
Câu hỏi bởi: anhmy83
Chào bác sĩ!
Con tôi đã 1 tuổi nhưng do không biết nên chưa tiêm phòng mũi viêm gan (A,B,C). Giờ tôi muốn cho cháu đi tiêm có được không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành viêm gan B ở mức cao do đó việc tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ không chỉ phòng lây truyền từ mẹ sang con mà còn phòng lây ngang từ môi trường xung quanh, người thân, người chăm sóc trẻ. Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng phòng được 85% – 90% các tình huống lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần nếu tiêm muộn hơn. Việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B 24 giờ sau sinh là áp dụng cho cả cộng đồng, còn bà mẹ mang thai nào có điều kiện xét nghiệm thì có thể chọn giải pháp chích ngừa con mình trễ hơn nếu bản thân mẹ không bị viêm gan.
Như vậy, nếu bạn và người thân xung quanh bé không bị viêm gan, thì việc tiêm phòng viêm gan B cho bé ở thời điểm này vẫn có hiệu quả tuy đã giảm so với tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh. Hiện tại chưa có vắc xin viêm gan A và C nên bạn chỉ có thể đưa cháu đi tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Trẻ 1 tuổi vã nhiều mồ hôi lúc ngủ có nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: Meo meo
Chào bác sĩ.
Cháu tôi đươc một tuổi, là cháu gái. Thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm trong lúc ngủ, vã ra mồ hôi rất nhiều trong lúc ngủ, tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể giải đáp giúp gia đình tôi được không?
Tôi chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Trẻ nhỏ thường hay bị đổ mồ hôi vào ban ngày hoặc ban đêm do hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa cân bằng. Khi lớn hơn hiện tượng này sẽ ít đi do có sự điều chỉnh cân bằng giữa hai hệ thần kinh này. Bé bị đổ mồ hôi vào ban đêm có thể do lí do từ môi trường bên ngoài như bé hoạt động nhiều, do thời tiết nóng bức, phòng ở nóng hoặc bố mẹ cho bé mặc quần áo không phù hợp…
Ngoài ra hiện tượng đổ nhiều mồ hôi phổ biến là liên quan đến thiếu canxi hoặc hiếm gặp hơn là do một số các bệnh khác. Trước hết, để hạn chế mồ hôi cho bé, bạn có thể cho bé mặc quần áo mỏng, dễ thấm mồ hôi và ở trong phòng thoáng mát khi ngủ. Bạn cũng nên thường xuyên dùng khăn khô mềm lau người cho bé để tránh mồ hôi gây cảm lạnh do mồ hôi hấp thụ ngược vào cơ thể. Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách cho bé tắm nắng trước 10 giờ sáng mỗi ngày với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để cho da bé tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt bé tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
Cho bé ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Không cho bé ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển… hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài… Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể bé ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da. Nếu bé đổ mồ hôi nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường như sốt, tóc lưa thưa, chậm mọc răng… bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để bé được kiểm tra, chữa trị thích hợp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Trẻ 1 tuổi bị động kinh có tiêm sởi được không?
Câu hỏi bởi: lien
Chào bác sĩ.
Con tôi được 1 tuổi, bé bị động kinh có nên tiêm sởi cho bé không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Vắc xin sởi chỉ không tiêm trong các tình huống như trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang chữa trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính, những tình huống phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vắc xin. Vì vậy, tình huống của con bạn bị động kinh thì không có chống chỉ định tiêm phòng vắc xin sởi. Bạn nên cho bé tiêm phòng càng sớm càng tốt vì nếu bé mắc bệnh sởi mà có thêm bệnh động kinh đi kèm thì bệnh của bé sẽ nặng hơn.
Chúc bạn vui vẻ.
Trẻ 1 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh Fallot IV vậy có phải mổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ, cháu nhà tôi mới được một tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh Fallot IV vậy có phải mổ không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất trong nhóm các bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Tổn thương giải phẫu trong bệnh Fallot IV bao gồm 4 triệu chứng sau: Hẹp động mạch phổi phần phễu, thông liên thất phần màng, động mạch chủ lệch phải, cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Trẻ bị mắc tứ chứng Fallot thường triệu chứng tím tái sớm trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Phẫu thuật cần được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau 6 tháng nếu triệu chứng nhiều biểu hiện nặng. Nếu điều kiện lâm sàng cho phép, người ta thường đợi đến sau 18 tháng mới mổ triệt để để đảm bảo tính thành công cao.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare