Thắc mắc về bệnh trĩ ở người trên 25 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Những người trên 25 tuổi là nhóm đối tượng là những nhân viên văn phòng vì vậy nguy cơ mắc các bệnh về trĩ là rất cao. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này qua bộ câu hỏi đáp sau đây nhé.

bệnh trĩ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, năm nay cháu 29 tuổi, cháu bị bệnh trĩ 2 năm nay rồi, hiện tượng có 1 búi trĩ nhỏ thò ra ngoài hậu môn, xin hỏi bác sĩ trường hợp như của cháu bị vậy có nặng k ạ?

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào cháu:
Với triệu chứng cháu kể là cháu bị bệnh trĩ ngoại. bệnh không nguy hiểm và điều trị như sau:

Trĩ ngoại thường dễ nhận biết và dễ điều trị hơn trĩ nội. Thế nhưng không phải người bệnh nào cũng khỏi bệnh nhanh chóng, do đặc tính tâm lý “ngại kể bệnh” và không tìm được phương thuốc chữa trị đúng cách. Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại là gì và những biện pháp chữa trị sẽ giúp người bệnh an tâm hơn về tình trạng bệnh của mình và có quyết định chữa trị phù hợp.

Trĩ ngoại là gì và cách nhận biết bệnh?

Trĩ ngoại là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ mà những búi trĩ nằm phía dưới vùng lược, người bệnh có thể nhìn thấy bũi trĩ dễ dàng bằng mắt thường. Các búi trĩ khi mắc trĩ ngoại cũng không thể tự thụt vào bên trong hậu môn được như trĩ nội. Bệnh nhân trĩ ngoại thường không (hoặc ít) chảy máu). Trĩ ngoại xuất hiện là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, sau đó bị gấp khúc tạo nên búi trĩ

Phương pháp điều trị nội khoa cho người bệnh trĩ ngoại: Có 2 loại thuốc trị bệnh trĩ là loại dùng để uống và loại thuốc mỡ dùng để bôi lên búi trĩ ngoại, hoặc thuốc viên đặt vào hậu môn. Thuốc uống thường chứa các hoạt chất Rutin hoặc các chất chiết xuất từ thực vật để làm tăng tính thẩm thấu và sức bền chắc của các tĩnh mạnh, giảm hiện tượng phù nề, sung huyết tĩnh mạch,…còn loại thuốc đặt vào hậu môn hoặc thuốc mỡ bôi lên búi trĩ thường cho tác dụng tại chỗ, có tác dụng chống viêm, giảm đau, bảo vệ tĩnh mạch,…

Cháu nên đến viện đông y để khám và điều trị.

Chúc cháu mau lành bệnh.

Bệnh trĩ nội


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ tôi năm nay 27 tuổi tôi đi khám và bsi chuẩn đoán tôi bị trĩ nội độ 1 và 2 phì đại nhú hậu môn nếp da thừa và sa niêm mạc trực tràng bác sĩ chỉ định đặt thuốc protoroc và uống daflon tôi có dùng ko thấy chảy máu nhưng đi đại tiện xong vẫn đau nhức và tôi ngưng thuốc là lại bị đau và có hiện tượng chảy máu..xin hỏi bác sĩ tình trạng của tôi uống thuốc có khỏi không hay phải phẫu thuật trĩ

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Câu hỏi của bạn là thường gặp , có nhiều người hỏi, chương trình tư vấn Vicare đã tập hợp các câu hỏi và trả lời có liên quan đến câu hỏi của bạn ở link: https://vicare.vn/hoi-bac-si/benh-tri-110839/, ở đây sẽ có những vấn đề có thể có ích cho bạn, mời bạn tham khảo

Bệnh của bạn có thể chỉ giải quyết dứt điểm bằng biện pháp phẫu thuật, có nhiều phương pháp phẫu thuật để bác sĩ và bạn lựa chọn.

Chúc bạn mạnh khỏe

Chữa bệnh trĩ như thế nào?


Câu hỏi bởi: Julia

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 26 tuổi, giới tính nữ, chưa có gia đình. Cháu bị trĩ ngoại 2 năm nay, có hiện tượng như: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khoảng bằng hạt đậu phộng (hoặc nhỏ hơn), sau khi đi vệ sinh xong thỉnh thoảng bị ngứa. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi cách điều trị như thế nào và cháu nên mua loại thuốc nào để chữa trị ạ?

Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Trĩ ngoại là bệnh thường gặp ở nữ giới. Nguyên nhân là do vùng chậu nữ giới còn có tử cung có thể chèn ép trực tràng, khiến trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn nên đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, dễ gây táo bón từ đó dẫn tới trĩ ngoại; kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại, thay đổi môi trường sống, phải đứng hoặc ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đại tiện không khoa học… cũng gây trĩ ngoại.

Người bị trĩ ngoại độ 1 và 2 thường có các biểu hiện đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn. Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ có thể tự điều trị, nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

Để chữa trị trĩ ngoại, trước hết phải ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

Tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày.

Điều chỉnh thói quen ăn uống: tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ; ăn nhiều chất xơ.

Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ …

Điều trị nội khoa:

Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Thuốc trị bệnh trĩ: thuốc viên dùng để uống và thuốc mỡ để bôi hoặc thuốc đạn được đặt vào trong hậu môn. Thuốc viên uống. Đây là thuốc chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid; có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Do ảnh hưởng đến tĩnh mạch nên thuốc ngoài chữa trĩ còn dùng để trị chứng suy, giãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh. Có thể kể một số biệt dược dùng để uống như: Ginkgo Fort, Flebosmil, An Trĩ Vương….

Trong chữa trị, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh mà kê liều chữa trị tấn công và liều chữa trị củng cố. Ngoài thuốc ảnh hưởng chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón, v.v… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc. Đặc biệt, kiên trì uống thuốc kéo dài đủ thời gian. Thuốc cho tác dụng tại chỗ: thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong tình huống bị trĩ nội) hoặc uống thuốc mỡ để bôi lên tổn thương. Thuốc cho tác dụng tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, hoạt chất bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Cách dùng thường là đặt thuốc đạn hoặc bôi thuốc mỡ 2-3 lần trong ngày, nên đặt hoặc bôi sau khi đại tiện và tối trước khi ngủ.

Điều trị bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại không thấy chỉ định chữa trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch, tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Điều trị bằng phẫu thuật như cắt bỏ bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài.

Mục đích là loại bỏ bệnh trĩ hoặc dùng phương pháp thắt khiến cho mạch máu bị tắc hoặc ép phổi. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt. Bạn nên đi khám chuyên khoa Ngoại tiêu hóa để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, giải đáp cụ thể và chữa trị thích hợp cho bạn.

Chúc bạn luôn khỏe!

Điều trị bệnh trĩ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác Sĩ.
Em năm nay 31 tuổi bị trĩ cách đây 6năm. 26/8 vừa rồi Em đi mổ trĩ nội ngoại cấp độ 3. Nhưng cho tới bây giờ là 2thang Em đi vệ sinh vẫn đau rát vùng hậu môn. Cảm giác rất khó chịu.đi vệ sinh rất đau và phải rặn nhều.Em cũng bổ sung rau diếp cá với chuối nhưng tình trạng không giảm. Bác sĩ cho Em hỏi nếu tình trạng này kéo dài em có bị tái phát lại không.Bac sĩ cho em lời khuyên để giảm bớt đi vệ sinh đau và bón. Em cám ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Những biểu hiện như bạn mô tả là những triệu chứng thường gặp sau mổ cắt trĩ ở trực tràng – hậu môn.
Để khắc phục tình trạng này bạn cần làm lỏng phân bằng cách ăn nhiều rau củ có chất xơ làm tăng khối lượng phân và lỏng phân như: rau bắp cải, củ khoai lang (không phải lá rau lang mà là củ khoai lang vì củ khoai lang rất nhiều xơ), ăn rau dấp cá và chuối hoặc uống nhiều nước không làm lỏng phân . Chuối chín thuôn mềm nên nhiều người ngộ nhận là ăn vào sẽ làm lỏng phân, nhưng thực tế ăn chuối lại làm cho phân táo vì chuối sau khi tiêu hóa còn lại rất ít cặn bã đồng thời trong chuối chín vẫn còn tồn tại lại chất nhựa (tanin) có tác dụng làm săn niêm mạc và khô phân.

Nếu thấy cần thiết, phân bị táo nhiều, rất đau khi đại tiện thì bạn có thể uống thuốc làm lỏng phân hoặc thụt dầu bôi trơn mỗi khi đại tiện làm tránh cọ sát và tổn thương vết sẹo của phẫu thuật. Nếu thực sự phải rặn nhiều khi đại tiện thì nguy cơ tái phát lại là hiện hữu bạn cần phải tránh gặp trường hợp này.

Thuốc uống làm lỏng phân có nhiều loại , bạn có thể thay đổi các loại khác nhau, thông dụng nên dùng Bisacodyl 5 mg, thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột, mỗi lần uống 2 viên, thuốc có tác dụng lỏng phân sau 12 giờ cho nên nếu bạn có thói quen bài xuất vào buổi sáng thì uống thuốc vào buổi tối và ngược lại. Khi thấy hiện tượng khó đi và đau rát giảm bớt thì có thể ngưng thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe

Bệnh trĩ, nỗi ám ảnh đấng mày râu…


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thua bác sỹ. Bạn tôi năm nay là 31 tuổi và anh ấy bị trĩ ngoại gần hai năm nay rồi..tôi ko biết lên điều trị như thế nào để bệnh của anh nhà tôi khỏi?? (Chữa hai lần thuốc nam mà ko khỏi) Xin hỏi bs cách nào để điều trị cho bệnh khỏi hẳn. Và có hết nhiều tiền ko vậy? Cảm ơn bs

Chăm sóc khách hàng ViCare


Chào bạn ,
Trước tiên, ViCare cảm ơn bạn đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của bạn liên quan đến bệnh trĩ, nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.
Theo như thông tin ViCare tìm được thì bạn nên đưa người bệnh đi khám ngay lập tức để có thông tin chính xác về độ của trĩ, và để có thông tin cụ thể hơn về giá cả chi tiết cho từng mức độ bệnh của người bị bệnh.
Để phục vụ nhu cầu khám và phẫu thuật trĩ của người bệnh, bệnh viện Tràng An gợi ý các phương pháp điều trị rất hiện đại là: Longo Mỹ ( ~ 20.000.000 VNĐ), Longo Trung Quốc ( ~ 15.000.000 VNĐ), phương pháp Milligan Morgan ( ~ 10.000.000 VNĐ ) và phẫu thuật theo phương pháp ZZII D ( ~ 10.000.000 VNĐ ). Vết phẫu thuật không đau, không chảy máu, mau lành và không gây nhiễm trùng. Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể về nhà mà không cần nằm lại viện.
Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe.

Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một


Chào bạn!!! Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình: Táo bón là nguyên nhân điển hình gây nên bệnh trĩ. Do việc đi đại tiện phải rặn nhiều làm thành tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn và tạo thành búi trĩ. Chảy máu là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn (thành tĩnh mạch mỏng đi) cọ vào phân rắn (táo bón) làm xước thành mạch gây chảy máu khi đi đại tiện. (đây là nguyên nhân bị trĩ của Khoa) Uống nhiều rượu bia. (cả đây nữa) Ăn nhiều các thức ăn cay nóng, ăn ít chất xơ, rau xanh. Uống ít nước. Tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu. (và cả đây nữa) Lười vận động. Chửa, đẻ (ở phụ nữ). Bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, trực tràng, kiết lỵ…phải đi đại tiện nhiều lần và rặn nhiều. Yếu tố gia đình: Gia đình dòng họ có nhiều người bị bệnh trĩ. Cách điều trị bệnh trĩ Về điều trị bệnh trĩ, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Theo Khoa có thể chia ra làm 3 nhóm lớn là: điều trị bằng các thực phẩm chức năng, điều trị bệnh trĩ bằng Tây y và điều trị bệnh trĩ bằng Đông y. Điều trị bằng thực phẩm chức năng Thông thường thì người bệnh hay tự tìm đến các sản phẩm “thuốc” này đầu tiên. Bởi vì các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiện nay được quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, mạng…) như Safinar, An Trĩ Vương, Tottri, Thăng Trĩ Nam Dược… Do bệnh ở vùng kín và do tâm lý e ngại không đi khám chữa bệnh mà mọi người thường nghe quảng cáo và ra các hiệu thuốc tự tìm mua thuốc về uống. Tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là nhuận tràng, chóng táo bón, cầm máu. Chứ tác dụng làm co búi trĩ thì rất thấp hoặc không có. Đó là kinh nghiệm của Khoa sau khi dùng một số thực phẩm chức năng đó. Theo Khoa thì các thực phẩm chức năng này thích hợp cho những người chưa bị sa búi trĩ và hay bị táo bón có thể dùng để hỗ trợ điều trị được.

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y được chia là 3 nhóm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ.

Điều trị nội khoa: các thuốc tây chữa bệnh trĩ được sử dụng để điều trị là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt (như: daflon, proctolog…). Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, kháng viêm, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt trĩ cấp, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.
Điều trị bằng thủ thuật: như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại…
Phẫu thuật cắt trĩ: bao gồm các phương pháp: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, cắt trĩ bằng laser…

Ưu điểm của Tây y: có thể điều trị được mọi dạng và mọi cấp độ trĩ, thời gian bình phục trên dưới 1 tháng.

Nhược điểm của Tây y: là điều trị triệu chứng hay điều trị phần ngọn, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, mất máu… Việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, nhiễu trùng, apxe hậu môn…

Kinh nghiệm xương máu của Khoa (vì thiếu hiểu biết), Khoa đã phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, rất đau và tốn kém, may mà chưa bị biến chứng. Nhưng cũng chỉ được 6 tháng thì bị tái phát bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y

Trước khi Tây y ra đời với các máy móc và trang thiết bị hiện đại thì việc khám chữa bệnh vẫn chủ yếu sử dụng Đông y (dùng các bài thuốc nam, thuốc bắc). Bệnh trĩ có từ hàng ngàn năm trước, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đã được áp dụng từ xa xưa và hiện nay vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…

Ưu điểm của Đông y: Là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau…

Nhược điểm của Đông y: Là thời gian điều trị thường dài.

Với tình trạng hiện tại của em thì hiện tại e nên đến thăm khám lại và có hướng đtrị kịp thời và càng để lâu thì bệnh tình sẽ càng nặng hơn.

Chi phí còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của em,sau khi thăm khám bác sĩ sẽ thông báo cho em để em có thể chủ động trong việc điều trị. Hoặc e có thể truy cập vào PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THỦ DẦU MỘT 303 BÌNH DƯƠNG để được biết chi phí điều trị

Vâng chào em chúc e nhiều sức khỏe!!!!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl