Phải làm gì để chữa trị chứng tiểu khó?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chứng tiểu khó không chỉ gây bất tiện mà còn ẩn chứa những nguy hiểm nhất định cho sức khỏe chúng ta. Vì vậy, chữa trị nó được xem là vấn đề quan tâm bậc nhất của bất kỳ ai mắc phải.

Đi tiểu khó phải chữa trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: Kiều Chinh

Chào bác sĩ.

Năm nay em 22 tuổi, em muốn hỏi không biết làm sao em đi tiểu rất khó, em uống nước rất nhiều nhưng khi mắc tiểu em đi vệ sinh thì lại không ra được mà phải đợi mất khoảng 30 phút mới đi được, và em đi cầu cũng vậy. Em muốn hỏi bác sĩ là em bị làm sao, cách điều trị như thế nào?

Em cám ơn bác sĩ.

Chào em.

Em đi tiểu khó nhưng có đau, rát, nước tiểu ít nhưng tiểu nhiều lần lắt nhắt hay không? nếu có thì em bị nhiễm trùng đường tiểu, cần uống kháng sinh, kháng viêm… Theo chỉ định của bác sĩ và uống thật nhiều nước, trên 2 lít mỗi ngày.

Triệu chứng đi cầu khó có thể do em thiếu vận động, ăn ít rau quả, uống nước chưa đủ cho nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra em nên đi siêu âm bụng tổng quát để kiểm tra xem có sỏi thận, sỏi bàng quang kèm theo hay không, vì sỏi bàng quang có thể chặn ngay miệng niệu đạo làm tiểu khó. Siêu âm bụng còn có thể phát hiện u bướu (nếu có) ở vùng bụng dưới chèn ép gây tiểu khó, đi tiêu khó…

Chúc em mạnh khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Nữ 50 tuổi đi tiểu thấy khó và ra máu chữa trị như thế nào?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 50 tuổi, là nữ giới. Mấy ngày nay tôi đi tiểu thấy khó và có máu. Xin hỏi tôi bị bệnh gì và cách chữa thế nào ạ?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào bạn!

Tiểu khó tiểu ra máu là một biểu hiện của nhiều bệnh thuộc chuyên khoa Thận tiết niệu:

Viêm bàng quang cấp: Bệnh nhân thấy đau tức vùng hạ vị , vùng bàng quang sinh dục, đau tăng khi tiểu tiện, khi tiểu tiện xong vẫn đau, vẫn muốn đi tiểu tiếp mặc dù vừa đi tiểu xong. Nước tiểu đỏ có máu.

U bàng quang: Bệnh nhân đau tức vùng hạ vị, tiểu hơi khó, có thể tiểu chỉ hơi buốt hoặc không buốt, nước tiểu đỏ ở cả bãi hoặc cuối bãi.

Viêm bàng quang mãn tính: Bệnh diễn biến từng đợt với triệu chứng tiểu khó, đau tức vùng hạ vị sinh dục, nước tiểu đỏ có máu.

Bạn đi tiểu khó và có máu, tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện để được khám, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang… Để xem bạn thuộc thể bệnh nào, và sẽ có một phương pháp chữa trị đặc hiệu. Nếu chỉ viêm bàng quang đơn thuần thì bạn chỉ cần dùng kháng sinh: Noroxin 400mg. Ngày 2 viên chia 2 lần uống liền trong 7 ngày. Bạn nên uống nhiều nước.

Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Đau một bên thắt lưng, tiểu tiện khó


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Khoảng 3 tháng gần đây em có triệu chứng đi tiểu không hết, còn muốn đi nữa nhưng phải ngồi chờ khoảng 1 phút mới đi được và đi rất ít. Nếu lúc đó mà mặc quần vào liền thì sẽ ra quần luôn không kìm lại được. Em không bị đau hay bị buốt đường tiết niệu. Nhưng thỉnh thoảng lại đau một bên thắt lưng. Đau khoảng 3 đến 4 ngày là hết. Vậy em bị bệnh gì vậy bác sĩ? Cách điều trị và phòng ngừa tái phát của bệnh là gì ạ? Mong bác sĩ trả lời sớm.

Em cảm ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Nếu bạn là nam giới và tuổi trên 60 thì cần phải kiểm tra tuyến tiền liệt, cần cảnh giác bệnh u xơ hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt ở người cao tuổi bị xơ hóa gây chít hẹp đường tiểu gây ra tiểu són, bí tiểu, hoặc tắc do ống niệu đạo chui qua giữa tuyến. Tuyến bị xơ hóa tạo thành những vòng chun và dần chít hẹp đường dẫn tiểu gây nên hiện tượng đi tiểu không hết. Nếu không phải là tình huống nam giới cao tuổi thì lí do là do rối loạn hoạt động cơ thắt cổ bàng quang.

Ở cổ bàng quang có hai cơ thắt: cơ thắt tự động (cơ trơn) do thần kinh thực vật chỉ đạo, luôn luôn đóng và tự mở khi áp lực nước tiểu trong bàng quang lớn tới ngưỡng, đồng thời tự đóng khi áp lực trong bàng quang lại giảm.Cơ thắt thứ hai là cơ thắt chủ động (cơ vân) hoạt động đóng mở do sự chỉ đạo của thần kinh vỏ não, ý thức của con người chỉ đạo nó.

Phản xạ đi tiểu có cơ chế như sau:

Khi nước tiểu đầy sẽ kích thích các thụ cảm thể áp lực ở thành bàng quang tạo ra các điện thế động, các xung thần kinh được dẫn truyền theo các sợi thần kinh cảm giác truyền đến đoạn cùng của tủy sống (S3). Từ tủy sống phát ra hai luồng tín hiệu Luồng thứ nhất đi đến cơ vòng niệu đạo trong (cơ vòng tự động), làm giãn cơ vòng này. Luồng thứ hai đi lên trung tâm đi tiểu ở cầu não (cầu não có trách nhiệm điều phối hoạt động của bàng quang và cơ thắt sao cho chúng hoạt động nhịp nhàng với nhau) rồi tới vỏ não (trung tâm kiểm soát đi tiểu nằm ở thùy thái dương).

Từ vỏ não các xung động đi xuống chỉ huy co thắt hoặc giãn cơ vòng niệu đạo ngoài (là cơ thắt vân) để chỉ huy việc đi tiểu chủ động. Khi các cơ vòng đã giãn, từ trung tâm tủy sống (S3) phát tín hiệu đi theo dây thần kinh phó giao cảm thuộc thần kinh chậu đến bàng quang gây co thắt cơ bàng quang.

Dòng nước tiểu chảy ra khi áp lực trong bàng quang tăng cao hơn áp lực ở niệu đạo. Khi không muốn đi tiểu, vỏ não sẽ ức chế phản xạ đi tiểu bằng cách ức chế trung tâm đi tiểu tại cầu não khiến cơ vòng niệu đạo ngoài, cơ vòng niệu đạo trong đóng lại. Đồng thời ức chế co cơ bàng quang.

Quá trình đi tiểu bình thường đòi hỏi sự toàn vẹn của hệ thần kinh, cả thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm và sự hoạt động bình thường của cơ bàng quang (cơ detrusor) và cơ thắt niệu đạo, cơ thắt niệu đạo trong là cơ trơn (hoạt động tự động), cơ thắt niệu đạo ngoài là cơ vân (hoạt động có ý thức). Khi các tổ chức này bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn bài xuất nước tiểu từ bàng quang Trường hợp ở bạn là có sự rối loạn nhất thời của hệ thống điều tiết phức tạp này, cơ thắt tự động (cơ trơn) đóng sớm khi nước tiểu gần hết (khi này áp lực trong bàng quang giảm) nhưng lại mở ngay sau đó do vẫn còn lệnh phải dãn mở. Sự rối loạn này thường tự hết nếu không thấy tổn thương thực thể ở cả hệ thống: vỏ não, cầu não, tủy sống, cơ bàng quang, cơ vòng niệu đạo, các dây thần kinh dẫn truyền.

Để xử lý tình trạng này bạn có thể dùng tay ép vào bụng phía trên xương mu, khi đi tiểu nên để tự chảy (không rặn) khi bắt đầu đi và rặn tăng cường áp lực dần, rặn thật mạnh và ép tay mạnh ở thời điểm gần hết bãi nước tiểu.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Chứng khó đi tiểu, phải rặn mãi mới đi được ở người già cần điều trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: Hà Thanh

Chào bác sĩ.

Bố tôi 67 tuổi, mỗi lần đi tiểu ông đều kêu khó đi, phải rặn mãi mới đi được. Phải điều trị thế nào, thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn.

Đi tiểu là một động tác theo ý muốn do sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo). Nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến bí tiểu.

Nguyên nhân chủ yếu thường là do u lành tiền liệt tuyến gây chèn ép, sỏi mắc nghẽn tại cổ bàng quang hay niệu đạo, chấn thương vỡ, giập niệu đạo, chấn thương cột sống. Khi bị bí tiểu, người bệnh có cảm giác đau, phải rặn khi đi tiểu, cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt. Khi có hiện tượng bí đái đều phải được nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí kịp thời, người bệnh (đặc biệt là nam giới lớn tuổi) cần phải đặc biệt chú ý đến điều này.

Nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi bị bí tiểu, bệnh nhân phải tìm hiểu rõ nguyên nhân bằng việc tới bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng. Hiện nay có thể dùng các phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc Nội khoa tùy theo từng nguyên nhân. Trường hợp bố bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Thân ái.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl