Hỏi Bác Sĩ -
Tiểu khó có thể bắt gặp ở tất cả mọi đối tượng. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung kiến thức về hiện tượng này ở nữ giới nhé!
Đau vùng bụng dưới, khiến đi tiểu khó là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kimnhan224
Chào bác sĩ!
Em năm nay 21 tuổi, là nữ. Hai ngày nay em cảm thấy khó chịu và đau vùng bụng dưới, sau đó lan ra sau thắt lưng, làm em đi tiểu ngắt, khó tiểu nhiều lần, đi tiêu không được (nóng vùng hậu môn tạo cảm giác em muốn đi tiêu). Bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Các biểu hiện điển hình của viêm đường tiết niệu gồm:
Đau và rát khi đi tiểu Tiểu gấp Đau bụng dưới, lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới. Nước tiểu đục hoặc mùi hôi, mộtt số người có thể không thấy biểu hiện
Như vậy, theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể đã bị viêm đường tiết niệu. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chữa trị kịp thời.
Trước mắt để xử lý tình trạng này bạn cần:
Tăng số lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày. Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc những chất độc hại và cũng có tác dụng giảm tình trạng viêm đường tiết niệu. Do vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu không thể sống trong điều kiện rất giàu tính axit, hãy chắc chắn bạn nên tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, chanh, chanh, cam, dâu ngỗng và ổi. Vitamin C có tác dụng chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu có hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Thường xuyên uống các loại trà thảo dược như: trà gừng, bạc hà, giúp loại bỏ các độc tố và vi khuẩn dễ dàng khi bị viêm đường tiết niệu. Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, pho mát, các sản phẩm từ sữa, socola, cà phê, chè. Hạn chế những đồ cay nóng, đồ uống có ga, đồ uống có cồn. Hạn chế muối trong các món ăn một cách tối đa.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Thường xuyên mắc tiểu, đi tiểu đau buốt, khó tiểu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: sunny
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, nữ, trước đây hai tuần em bị tiểu gắt, mỗi lần đi rất ít, luôn có cảm giác đi chưa hết, lại thường xuyên mắc tiểu và cảm thấy nặng phần bụng dưới về phía trái. Nhất là khi uống nhiều nước 1 lúc sau là liên tục buồn tiểu, vừa xong lại buồn đi tiếp. Những lúc đó nhịn lâu 1 chút cảm giác rất khó chịu, phải đi tiểu ngay lập tức. Em lại khó tiểu, rặn 1 lúc mới có thể tiểu được. Nếu nhịn lâu thì em đi ra được nhiều, nhưng lúc vừa đi xong đã buồn đi thì nước tiểu chỉ ra chút ít, đang tiểu thì bị dừng lại, sau đó nếu rặn cố thì lại có nước tiểu. Nhiều lúc ngồi không đi hết được, đứng lên 1 lúc thì đi được. Cứ như vậy có khi đến gần nửa tiếng, đi tiểu xong không thấy cảm giác thoải mái, không hết nước tiểu, thỉnh thoảng có lẽ do rặn lâu nên hơi nhức vùng kín. Đôi lúc tiểu xong thấy bụng ấm ách khó chịu. Có lúc do mệt em hơi sốt nhẹ chứ không sốt cao cũng không đau lưng, không tiểu máu.
Em thấy hơi nhói buốt lúc sắp bắt đầu tiểu nhưng không đau, không quá buốt… Em có đi bệnh viện khám, thử nước tiểu và siêu âm đều không thấy gì, bác sĩ chẩn đoán em bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau khi dùng thuốc, em vẫn thường xuyên mắc tiểu nhưng đi dễ dàng hơn và không còn nặng bụng. Nhưng hôm trước em không nhớ dùng thuốc vào buổi sáng thì tình trạng cũ lại xuất hiện và có phần nặng hơn, chỉ khi dùng thuốc vào thì mới đi tiểu được. Trước đó em đã dùng thuốc được 6 ngày. Bác sĩ có thể giải thích và cho em lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Với các biểu hiện mà bạn mô tả thì có thể là bạn đã bị viêm đường tiết niệu. Đây là một tình trạng bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Bạn đã đang dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ được 5 ngày, bạn nên tiếp tục uống tiếp. Ngoài ra bạn có thể:
Uống nước lá kim tiền thảo và kim ngân hoa đun sôi để nguội.
Nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề hoặc nước kim tiền thảo và kim ngân hoa.… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn.
Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Khi có nhu cầu đi tiểu, không nên nhịn, hãy đi tiểu ngay.
Tăng cường vệ sinh vùng kín, tránh mặc đồ lót chật.
Uống nhiều vitamin C vì vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang, vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Vitamin C làm tăng mức độ axít trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu.
Ăn tăng cường hoa quả.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Sau khi sinh mổ bị bí tiểu
Câu hỏi bởi: hat nguyen
thua bac si cho chau hoi chau moi mo sinh dc 4ngay nhung bi tieu di dc mot it nhu tieu dat ma khi di thi hay bi tuc cua minh
Phòng khám 387 – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài
Chào bạn ! Sau khi sinh mổ , có thể do tác dụng phụ của thuốc gây tê , gây mê hay do đặt sonde bàng quang làm giảm phản xạ cơ bàng quang gây hiện tượng bí tiểu hay tiểu rắt đó bạn . Để cải thiện bạn nên uống nhiều nước , chườm ấm bụng dưới ,mát xa bụng dưới để tạo phản xạ cho cơ bàng quang , như vậy sẽ mất hiện tượng bí tiểu hay tiểu rắt .Nếu không có cải thiện bạn đi tham khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp nhé bạn . Chúc bạn luôn vui khỏe !
Bị bí tiểu có nên uống nước râu ngô không?
Câu hỏi bởi: Dung Lê
Chào bác sĩ.
Hiện tại em đã mang thai được 9,5 tuần và em bị tiểu đường thai kỳ. Bây giờ em bị bí tiểu, nhiều khi khó đi tiểu nhất là vào ban đêm. Bác sĩ có thể chỉ cho em cách nào chữa trị không ạ?
Em có nấu râu ngô với nước để uống, không biết em có thể uống sữa không đường được không ạ? Em cũng bị ói, nhất là vào sáng sớm, ói ra mật vàng luôn mà nhiều khi ói có bị chảy 1 ít dịch nâu. Em lo lắng quá!
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Trường hợp của em trước hết cần xác định được nguyên nhân làm em bí tiểu mới có hướng điều trị hiệu quả cho em. Trong khi em đang bí tiểu thì tốt nhất em không nên dùng nước râu ngô, vì nước này có tác dụng lợi tiểu nhưng em không tiểu được thì càng khổ nữa cho em.
Còn vấn đề nôn ói của em có thể là do còn ảnh hưởng của nghén thai kỳ, khi em ói nhiều quá, không còn gì trong dạ dày nữa nên ói ra luôn cả dịch mật nên dịch ói có màu vàng hoặc nâu như em mô tả.
Em cố gắng chia nhỏ bữa ăn để giảm ói, còn sữa không đường em có thể dùng (nếu em ăn uống kém). Đồng thời em nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa Tiết niệu để tìm nguyên nhân và sớm được điều trị.
Thân!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tiểu khó có thể bắt gặp ở tất cả mọi đối tượng. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung kiến thức về hiện tượng này ở nữ giới nhé!
Đau vùng bụng dưới, khiến đi tiểu khó là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: kimnhan224
Chào bác sĩ!
Em năm nay 21 tuổi, là nữ. Hai ngày nay em cảm thấy khó chịu và đau vùng bụng dưới, sau đó lan ra sau thắt lưng, làm em đi tiểu ngắt, khó tiểu nhiều lần, đi tiêu không được (nóng vùng hậu môn tạo cảm giác em muốn đi tiêu). Bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì ạ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Các biểu hiện điển hình của viêm đường tiết niệu gồm:
Đau và rát khi đi tiểu Tiểu gấp Đau bụng dưới, lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới. Nước tiểu đục hoặc mùi hôi, mộtt số người có thể không thấy biểu hiện
Như vậy, theo các triệu chứng bạn mô tả, bạn có thể đã bị viêm đường tiết niệu. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chữa trị kịp thời.
Trước mắt để xử lý tình trạng này bạn cần:
Tăng số lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày. Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc những chất độc hại và cũng có tác dụng giảm tình trạng viêm đường tiết niệu. Do vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu không thể sống trong điều kiện rất giàu tính axit, hãy chắc chắn bạn nên tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, chanh, chanh, cam, dâu ngỗng và ổi. Vitamin C có tác dụng chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu có hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Thường xuyên uống các loại trà thảo dược như: trà gừng, bạc hà, giúp loại bỏ các độc tố và vi khuẩn dễ dàng khi bị viêm đường tiết niệu. Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, pho mát, các sản phẩm từ sữa, socola, cà phê, chè. Hạn chế những đồ cay nóng, đồ uống có ga, đồ uống có cồn. Hạn chế muối trong các món ăn một cách tối đa.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Thường xuyên mắc tiểu, đi tiểu đau buốt, khó tiểu là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: sunny
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 18 tuổi, nữ, trước đây hai tuần em bị tiểu gắt, mỗi lần đi rất ít, luôn có cảm giác đi chưa hết, lại thường xuyên mắc tiểu và cảm thấy nặng phần bụng dưới về phía trái. Nhất là khi uống nhiều nước 1 lúc sau là liên tục buồn tiểu, vừa xong lại buồn đi tiếp. Những lúc đó nhịn lâu 1 chút cảm giác rất khó chịu, phải đi tiểu ngay lập tức. Em lại khó tiểu, rặn 1 lúc mới có thể tiểu được. Nếu nhịn lâu thì em đi ra được nhiều, nhưng lúc vừa đi xong đã buồn đi thì nước tiểu chỉ ra chút ít, đang tiểu thì bị dừng lại, sau đó nếu rặn cố thì lại có nước tiểu. Nhiều lúc ngồi không đi hết được, đứng lên 1 lúc thì đi được. Cứ như vậy có khi đến gần nửa tiếng, đi tiểu xong không thấy cảm giác thoải mái, không hết nước tiểu, thỉnh thoảng có lẽ do rặn lâu nên hơi nhức vùng kín. Đôi lúc tiểu xong thấy bụng ấm ách khó chịu. Có lúc do mệt em hơi sốt nhẹ chứ không sốt cao cũng không đau lưng, không tiểu máu.
Em thấy hơi nhói buốt lúc sắp bắt đầu tiểu nhưng không đau, không quá buốt… Em có đi bệnh viện khám, thử nước tiểu và siêu âm đều không thấy gì, bác sĩ chẩn đoán em bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau khi dùng thuốc, em vẫn thường xuyên mắc tiểu nhưng đi dễ dàng hơn và không còn nặng bụng. Nhưng hôm trước em không nhớ dùng thuốc vào buổi sáng thì tình trạng cũ lại xuất hiện và có phần nặng hơn, chỉ khi dùng thuốc vào thì mới đi tiểu được. Trước đó em đã dùng thuốc được 6 ngày. Bác sĩ có thể giải thích và cho em lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Với các biểu hiện mà bạn mô tả thì có thể là bạn đã bị viêm đường tiết niệu. Đây là một tình trạng bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Bạn đã đang dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ được 5 ngày, bạn nên tiếp tục uống tiếp. Ngoài ra bạn có thể:
Uống nước lá kim tiền thảo và kim ngân hoa đun sôi để nguội.
Nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề hoặc nước kim tiền thảo và kim ngân hoa.… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn.
Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Khi có nhu cầu đi tiểu, không nên nhịn, hãy đi tiểu ngay.
Tăng cường vệ sinh vùng kín, tránh mặc đồ lót chật.
Uống nhiều vitamin C vì vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang, vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Vitamin C làm tăng mức độ axít trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu.
Ăn tăng cường hoa quả.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
Sau khi sinh mổ bị bí tiểu
Câu hỏi bởi: hat nguyen
thua bac si cho chau hoi chau moi mo sinh dc 4ngay nhung bi tieu di dc mot it nhu tieu dat ma khi di thi hay bi tuc cua minh
Phòng khám 387 – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài
Chào bạn ! Sau khi sinh mổ , có thể do tác dụng phụ của thuốc gây tê , gây mê hay do đặt sonde bàng quang làm giảm phản xạ cơ bàng quang gây hiện tượng bí tiểu hay tiểu rắt đó bạn . Để cải thiện bạn nên uống nhiều nước , chườm ấm bụng dưới ,mát xa bụng dưới để tạo phản xạ cho cơ bàng quang , như vậy sẽ mất hiện tượng bí tiểu hay tiểu rắt .Nếu không có cải thiện bạn đi tham khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp nhé bạn . Chúc bạn luôn vui khỏe !
Bị bí tiểu có nên uống nước râu ngô không?
Câu hỏi bởi: Dung Lê
Chào bác sĩ.
Hiện tại em đã mang thai được 9,5 tuần và em bị tiểu đường thai kỳ. Bây giờ em bị bí tiểu, nhiều khi khó đi tiểu nhất là vào ban đêm. Bác sĩ có thể chỉ cho em cách nào chữa trị không ạ?
Em có nấu râu ngô với nước để uống, không biết em có thể uống sữa không đường được không ạ? Em cũng bị ói, nhất là vào sáng sớm, ói ra mật vàng luôn mà nhiều khi ói có bị chảy 1 ít dịch nâu. Em lo lắng quá!
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Trường hợp của em trước hết cần xác định được nguyên nhân làm em bí tiểu mới có hướng điều trị hiệu quả cho em. Trong khi em đang bí tiểu thì tốt nhất em không nên dùng nước râu ngô, vì nước này có tác dụng lợi tiểu nhưng em không tiểu được thì càng khổ nữa cho em.
Còn vấn đề nôn ói của em có thể là do còn ảnh hưởng của nghén thai kỳ, khi em ói nhiều quá, không còn gì trong dạ dày nữa nên ói ra luôn cả dịch mật nên dịch ói có màu vàng hoặc nâu như em mô tả.
Em cố gắng chia nhỏ bữa ăn để giảm ói, còn sữa không đường em có thể dùng (nếu em ăn uống kém). Đồng thời em nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa Tiết niệu để tìm nguyên nhân và sớm được điều trị.
Thân!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare