Hỏi Bác Sĩ -
Khám tổng quát là một hình thức mà hiện nay rất nhiều người lựa chọn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Ở mỗi bệnh viên, chi phí thực hiện nó sẽ có đôi chút khác nhau mà chúng ta nên tìm hiểu trước.
Quy trình đăng ký khám sức khỏe tổng quát
Câu hỏi bởi: Phạm trung hiếu
Thưa bác sĩ. Em muốn đăng ký khám sức khỏe tổng quát cho bố em sinh năm 1958 vào thứ 7. Bố em có bảo hiểm y tế của thương binh. Em muốn hỏi 3 điều:
1. Bố em có được hưởng ưu đãi không?
2. Quy trình đăng ký, thủ tục thế nào? (Thuận tiện nhất ạ)
3. Chi phí cho gói khám sức khỏe là bao nhiêu ạ?
Bác sĩ Trần Thanh Tú
Chào bạn.
Khám sức khoẻ tổng quát người lớn cần qua nhiều chuyên khoa. Ngày thứ 7 bệnh viện chỉ còn một số lượng bác sĩ đủ để cấp cứu bệnh nhân, khám đa khoa. Vì vậy khi cần khám chuyên khoa thường không có đủ bác sĩ. Em nên cho bố đi khám vào ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Bảo hiểm y tế có được sử dụng và bố bạn sẽ được hưởng 40% những phần bảo hiểm y tế đồng ý trả.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Khám sức khoẻ tổng quát và tầm soát ung thư sớm
Câu hỏi bởi: Thông
Xin hỏi bác sĩ gói khám sức khoẻ và tầm soát ung thư sớm chi phí bao nhiêu và tầm soát những loại ung thư gì
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bạn.
Bạn có thể tham khảo tạm thời tại http://benhvienthucuc.vn/goi-tam-soat-ung-thu-co-ban/ của một bệnh viện .Còn giá cả sẽ khác nhau giữa các bệnh viện.
Chúc bạn sức khỏe!
Khám tổng quát
Câu hỏi bởi: Tạ Thị Tươi
Em năm nay 27t, e muốn khám tổng thể bao gồm những gj?e bị đau dạ dày, ăn uống không hấp thu dc có biểu hiện trĩ ngoại như vậy có dc nội soi dạ dày và trực tràng gây mê không? E còn muốn khám sức khoẻ sinh sản? Mong bác sĩ tư vấn?chi phi cho khám tổng thể như thế khoảng bao nhiêu?
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn!
Nếu bạn bị đau dạ dày, ăn uống không hấp thụ được, bạn vẫn có thể nội sọi dạ dày bằng phương pháp gây mê, bạn yên tâm không có ảnh hưởng gì nhé. Việc khám tổng thể bao gồm khá nhiều thứ, đối với trường hợp trước khi lấy chồng (khám tiền hôn nhân), bạn sẽ khám 3 nhóm chính: khám hooc-môn sinh sản, khám bệnh lý di truyền và khám nội khoa.
Chúc bạn sức khỏe!
Khám sức khỏe tổng quát
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị Hằng
Các bác sĩ cho E hỏi Bố E vừa phải làm phẫu thuật lắp van tim ngày 16/6/2016 vì bị hẹp kon lưu thông máu vào tim được. Vậy bệnh của Bố E cần được điều trị và dinh dưỡng như thế nào sau phẫu thuật và có bị ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể không. Vì E nghe nói sau khi phẫu thuật sẽ sinh ra nhiều bệnh. Vậy có đúng không ạ. Và E muốn đưa Bố E đi khám sức khỏe tổng thể thì sau bao nhiêu ngày phẫu thuật thì có thể đi được và việc kiểm tra sức khỏe tổng thể này có ảnh hưởng gì đến chỗ đã phẫu thuật không ạ. Mong các Bác sĩ giúp E. Trân trọng!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn không nói rõ là bố của bạn được thay van tim nào (van 3 lá, hay van 2 lá), loại van được thay ( van sinh học, hay van cơ học) nên không tư vấn cụ thể được.
Có một điểm chung cho phẫu thuật thay van tim là: khi đã được thay van không có nghĩa là bệnh tim của bố bạn đã hoàn toàn biến mất, phẫu thuật chỉ giúp chuyển từ một tình trạng bệnh lý nặng hoặc có nguy cơ không ổn định sang một tình trạng bệnh ổn định hơn. Vì vậy vẫn cần tiếp tục theo dõi và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Có nhiều loại van được dùng để thay thế, thường được chia làm 2 nhóm:
Van sinh học: Là loại van lấy từ tim của động vật đã được xử lý và được đặt lên một khung đỡ bằng kim loại hay bằng nhựa để giúp đặt vào cơ thể một cách dễ dàng. Một loại van sinh học khác là sử dụng tổ chức van lấy từ người hiến tạng, loại van này thường được thay thế cho các van động mạch.
Van sinh học có một ưu điểm lớn là nó cũng tương tự như van tim của người được thay, bệnh nhân sẽ ít cần sử dụng thuốc chống thải ghép sau này. Thời gian dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật thay van cũng ngắn hơn (thường trong 6 tháng sau mổ). Tuy nhiên chúng có nhược điểm là tuổi thọ không cao bởi quá trình thoái hoá có thể diễn ra. Tuổi thọ trung bình của các van sinh học là từ 8 đến 10 năm.
Van cơ học: Là van nhân tạo được làm từ những vật liệu có tuổi thọ cao như kim loại, carbon, ceramic và chất dẻo. Van cơ học có ưu thế lớn là tuổi thọ rất cao. Nhưng do van cơ học được làm từ kim loại (dị vật) nên nó có thể gây hoạt hoá quá trình đông máu và hình thành huyết khối bám vào van gây hẹp tắc van. Để phòng ngừa tai biến này, bệnh nhân cần dùng thuốc chống đông lâu dài hoặc suốt đời nhằm duy trì mức đông máu phù hợp (máu chậm đông hơn bình thường). Hầu như tất cả những bệnh nhân được thay van cơ học đều phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Và việc xét nghiệm kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng khi dùng loại thuốc chống đông này, để đảm bảo mức đông máu của người bệnh nằm trong giới hạn cho phép, đủ để ngăn ngừa hình thành huyết khối và cũng không quá mức để gây ra các biến chứng do dùng thuốc (chảy máu, tụ máu).
Bạn cần giám hộ bố tuân thủ chặt chẽ những quy trình mà bác sĩ đã dặn như:
– Có lịch khám lại đều đặn, cần phải đi kiểm tra lại ít nhất 2lần/ năm. Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết khi nào thì cần khám thêm.
– Chế độ ăn: giàu dinh dưỡng, hạn chế ăn muối và các thực phẩm chứa nhiều muối (dưa, cà muối, cá khô, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh,…), rau xanh nên hạn chế những loại rau có màu xanh thẫm, đỏ thẫm vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông.
– Hoạt động thể lực, hoạt động luyện tập cần chú ý để đảm bảo rằng, không bắt tim bạn phải làm việc quá sức. Trung bình khoảng 4 – 6 tuần sức khoẻ trở về bình thường, xương ức liền hoàn toàn.
– Chỉ nên uống thuốc mà bác sĩ kê đơn, không nên tự dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào, không được sử dụng các thuốc như aspirin mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Phẫu thuật thay van tim là một phẫu thuật có độ chính xác cao và phần lớn bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật. Nhưng cũng như các thủ thuật và phẫu thuật khác, các biến chứng liên quan đến trước, sau mổ hay trong quá trình dùng thuốc sau đó cũng có thể xảy ra nhưng với một tỷ lệ nhỏ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo quan trọng mà mỗi người bệnh đều cần biết.
– Một vài cơn đau thắt ngực xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội mà không có dấu hiệu báo trước hoặc bắt đầu từ từ bằng cảm giác đau âm ỉ kéo dài
– Khó thở: Có thể xảy ra kèm theo hay không kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực.
– Các dấu hiệu khác như: vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt…
– Đột ngột xuất hiện tê và yếu mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một nửa người (bên phải hoặc bên trái). Đột ngột bất tỉnh hoặc ngơ ngác, thờ ơ, không hiểu hay không trả lời đúng các câu hỏi. Đột ngột xuất hiện các rối loạn về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 mắt. Đột ngột xuất hiện hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng hay phối hợp các động tác. Đau đầu dữ đội đột ngột mà không rõ lý do.
Nếu bố bạn có các dấu hiệu trên thì nên đưa ngay đến bệnh viện.
Việc khám bệnh tổng quát, không ảnh hưởng đến kết quả phục hồi sau thay van tim nên bạn có thể đưa bố đi khám bất cứ lúc nào, nhưng nên đưa đi khám sau 2 tháng mổ thay van tim.
Chúc bố bạn mau lành bệnh.
Khám sức khoẻ tổng quát cho trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, bé nhà em hiện được 16 tháng tuổi, cháu nặng 9,8 kg, cao 76cm. Cháu đang trong giai đoạn tập đi nên cũng rất hay bị ngã và em sờ kiểm tra thấy xương sọ của cháu ở phía sau bị lồi lõm, ngoài ra cháu hay bị đi ngoài và sổ mũi. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp gia đình em xem liệu xương sọ của cháu như vậy có bị bệnh gì hay không và em nên cho bé đi làm những kiểm tra gì để biết kết quả chính xác sức khoẻ của con em? Gia đình em xin cảm ơn quý bệnh viện và các bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trường hợp của bé nếu là sinh thường , phần xương phía sau lồi lõm có thể là do chồng khớp sọ, không có gì đáng lo. Còn với triệu chứng tiêu chảy và ho nếu như làm cháu quá khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cháu thì nên đưa cháu đi khám.
Chúc gia đình sức khỏe.
Khám tổng quát là một hình thức mà hiện nay rất nhiều người lựa chọn để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Ở mỗi bệnh viên, chi phí thực hiện nó sẽ có đôi chút khác nhau mà chúng ta nên tìm hiểu trước.
Quy trình đăng ký khám sức khỏe tổng quát
Câu hỏi bởi: Phạm trung hiếu
Thưa bác sĩ. Em muốn đăng ký khám sức khỏe tổng quát cho bố em sinh năm 1958 vào thứ 7. Bố em có bảo hiểm y tế của thương binh. Em muốn hỏi 3 điều:
1. Bố em có được hưởng ưu đãi không?
2. Quy trình đăng ký, thủ tục thế nào? (Thuận tiện nhất ạ)
3. Chi phí cho gói khám sức khỏe là bao nhiêu ạ?
Bác sĩ Trần Thanh Tú
Chào bạn.
Khám sức khoẻ tổng quát người lớn cần qua nhiều chuyên khoa. Ngày thứ 7 bệnh viện chỉ còn một số lượng bác sĩ đủ để cấp cứu bệnh nhân, khám đa khoa. Vì vậy khi cần khám chuyên khoa thường không có đủ bác sĩ. Em nên cho bố đi khám vào ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Bảo hiểm y tế có được sử dụng và bố bạn sẽ được hưởng 40% những phần bảo hiểm y tế đồng ý trả.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Khám sức khoẻ tổng quát và tầm soát ung thư sớm
Câu hỏi bởi: Thông
Xin hỏi bác sĩ gói khám sức khoẻ và tầm soát ung thư sớm chi phí bao nhiêu và tầm soát những loại ung thư gì
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào bạn.
Bạn có thể tham khảo tạm thời tại http://benhvienthucuc.vn/goi-tam-soat-ung-thu-co-ban/ của một bệnh viện .Còn giá cả sẽ khác nhau giữa các bệnh viện.
Chúc bạn sức khỏe!
Khám tổng quát
Câu hỏi bởi: Tạ Thị Tươi
Em năm nay 27t, e muốn khám tổng thể bao gồm những gj?e bị đau dạ dày, ăn uống không hấp thu dc có biểu hiện trĩ ngoại như vậy có dc nội soi dạ dày và trực tràng gây mê không? E còn muốn khám sức khoẻ sinh sản? Mong bác sĩ tư vấn?chi phi cho khám tổng thể như thế khoảng bao nhiêu?
Bác sĩ Phạm Văn Tâm
Chào bạn!
Nếu bạn bị đau dạ dày, ăn uống không hấp thụ được, bạn vẫn có thể nội sọi dạ dày bằng phương pháp gây mê, bạn yên tâm không có ảnh hưởng gì nhé. Việc khám tổng thể bao gồm khá nhiều thứ, đối với trường hợp trước khi lấy chồng (khám tiền hôn nhân), bạn sẽ khám 3 nhóm chính: khám hooc-môn sinh sản, khám bệnh lý di truyền và khám nội khoa.
Chúc bạn sức khỏe!
Khám sức khỏe tổng quát
Câu hỏi bởi: Nguyễn thị Hằng
Các bác sĩ cho E hỏi Bố E vừa phải làm phẫu thuật lắp van tim ngày 16/6/2016 vì bị hẹp kon lưu thông máu vào tim được. Vậy bệnh của Bố E cần được điều trị và dinh dưỡng như thế nào sau phẫu thuật và có bị ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể không. Vì E nghe nói sau khi phẫu thuật sẽ sinh ra nhiều bệnh. Vậy có đúng không ạ. Và E muốn đưa Bố E đi khám sức khỏe tổng thể thì sau bao nhiêu ngày phẫu thuật thì có thể đi được và việc kiểm tra sức khỏe tổng thể này có ảnh hưởng gì đến chỗ đã phẫu thuật không ạ. Mong các Bác sĩ giúp E. Trân trọng!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn không nói rõ là bố của bạn được thay van tim nào (van 3 lá, hay van 2 lá), loại van được thay ( van sinh học, hay van cơ học) nên không tư vấn cụ thể được.
Có một điểm chung cho phẫu thuật thay van tim là: khi đã được thay van không có nghĩa là bệnh tim của bố bạn đã hoàn toàn biến mất, phẫu thuật chỉ giúp chuyển từ một tình trạng bệnh lý nặng hoặc có nguy cơ không ổn định sang một tình trạng bệnh ổn định hơn. Vì vậy vẫn cần tiếp tục theo dõi và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Có nhiều loại van được dùng để thay thế, thường được chia làm 2 nhóm:
Van sinh học: Là loại van lấy từ tim của động vật đã được xử lý và được đặt lên một khung đỡ bằng kim loại hay bằng nhựa để giúp đặt vào cơ thể một cách dễ dàng. Một loại van sinh học khác là sử dụng tổ chức van lấy từ người hiến tạng, loại van này thường được thay thế cho các van động mạch.
Van sinh học có một ưu điểm lớn là nó cũng tương tự như van tim của người được thay, bệnh nhân sẽ ít cần sử dụng thuốc chống thải ghép sau này. Thời gian dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật thay van cũng ngắn hơn (thường trong 6 tháng sau mổ). Tuy nhiên chúng có nhược điểm là tuổi thọ không cao bởi quá trình thoái hoá có thể diễn ra. Tuổi thọ trung bình của các van sinh học là từ 8 đến 10 năm.
Van cơ học: Là van nhân tạo được làm từ những vật liệu có tuổi thọ cao như kim loại, carbon, ceramic và chất dẻo. Van cơ học có ưu thế lớn là tuổi thọ rất cao. Nhưng do van cơ học được làm từ kim loại (dị vật) nên nó có thể gây hoạt hoá quá trình đông máu và hình thành huyết khối bám vào van gây hẹp tắc van. Để phòng ngừa tai biến này, bệnh nhân cần dùng thuốc chống đông lâu dài hoặc suốt đời nhằm duy trì mức đông máu phù hợp (máu chậm đông hơn bình thường). Hầu như tất cả những bệnh nhân được thay van cơ học đều phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Và việc xét nghiệm kiểm tra thường xuyên là rất quan trọng khi dùng loại thuốc chống đông này, để đảm bảo mức đông máu của người bệnh nằm trong giới hạn cho phép, đủ để ngăn ngừa hình thành huyết khối và cũng không quá mức để gây ra các biến chứng do dùng thuốc (chảy máu, tụ máu).
Bạn cần giám hộ bố tuân thủ chặt chẽ những quy trình mà bác sĩ đã dặn như:
– Có lịch khám lại đều đặn, cần phải đi kiểm tra lại ít nhất 2lần/ năm. Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết khi nào thì cần khám thêm.
– Chế độ ăn: giàu dinh dưỡng, hạn chế ăn muối và các thực phẩm chứa nhiều muối (dưa, cà muối, cá khô, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh,…), rau xanh nên hạn chế những loại rau có màu xanh thẫm, đỏ thẫm vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông.
– Hoạt động thể lực, hoạt động luyện tập cần chú ý để đảm bảo rằng, không bắt tim bạn phải làm việc quá sức. Trung bình khoảng 4 – 6 tuần sức khoẻ trở về bình thường, xương ức liền hoàn toàn.
– Chỉ nên uống thuốc mà bác sĩ kê đơn, không nên tự dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào, không được sử dụng các thuốc như aspirin mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Phẫu thuật thay van tim là một phẫu thuật có độ chính xác cao và phần lớn bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật. Nhưng cũng như các thủ thuật và phẫu thuật khác, các biến chứng liên quan đến trước, sau mổ hay trong quá trình dùng thuốc sau đó cũng có thể xảy ra nhưng với một tỷ lệ nhỏ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo quan trọng mà mỗi người bệnh đều cần biết.
– Một vài cơn đau thắt ngực xuất hiện một cách đột ngột và dữ dội mà không có dấu hiệu báo trước hoặc bắt đầu từ từ bằng cảm giác đau âm ỉ kéo dài
– Khó thở: Có thể xảy ra kèm theo hay không kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực.
– Các dấu hiệu khác như: vã mồ hôi lạnh, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt…
– Đột ngột xuất hiện tê và yếu mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một nửa người (bên phải hoặc bên trái). Đột ngột bất tỉnh hoặc ngơ ngác, thờ ơ, không hiểu hay không trả lời đúng các câu hỏi. Đột ngột xuất hiện các rối loạn về khả năng nhìn ở 1 hoặc 2 mắt. Đột ngột xuất hiện hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng hay phối hợp các động tác. Đau đầu dữ đội đột ngột mà không rõ lý do.
Nếu bố bạn có các dấu hiệu trên thì nên đưa ngay đến bệnh viện.
Việc khám bệnh tổng quát, không ảnh hưởng đến kết quả phục hồi sau thay van tim nên bạn có thể đưa bố đi khám bất cứ lúc nào, nhưng nên đưa đi khám sau 2 tháng mổ thay van tim.
Chúc bố bạn mau lành bệnh.
Khám sức khoẻ tổng quát cho trẻ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, bé nhà em hiện được 16 tháng tuổi, cháu nặng 9,8 kg, cao 76cm. Cháu đang trong giai đoạn tập đi nên cũng rất hay bị ngã và em sờ kiểm tra thấy xương sọ của cháu ở phía sau bị lồi lõm, ngoài ra cháu hay bị đi ngoài và sổ mũi. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp gia đình em xem liệu xương sọ của cháu như vậy có bị bệnh gì hay không và em nên cho bé đi làm những kiểm tra gì để biết kết quả chính xác sức khoẻ của con em? Gia đình em xin cảm ơn quý bệnh viện và các bác sĩ rất nhiều.
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào bạn,
Trường hợp của bé nếu là sinh thường , phần xương phía sau lồi lõm có thể là do chồng khớp sọ, không có gì đáng lo. Còn với triệu chứng tiêu chảy và ho nếu như làm cháu quá khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cháu thì nên đưa cháu đi khám.
Chúc gia đình sức khỏe.
Theo ViCare