Hỏi Bác Sĩ -
Bỏng có thể xem là hiện tượng khá phổ biến và dễ gặp ở mọi đối thượng. Nếu phân loại theo nguyên nhân chúng ta có bỏng do nhiệt, bỏng do hóa chất, bỏng nắng, bỏng vật lý,…
Bỏng bô xe máy phải làm sao?
Câu hỏi bởi: hiên thi vu
Chào bác sĩ.
Tôi bị ngã xe máy, bị bô xe máy đè vào khoảng 5 phút, hiện tại tôi đang rất đau và tấy. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và tôi phải bôi thuốc gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Bỏng da do ống bô xe máy nóng là tai nạn rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, tuy không nguy hiểm, song dễ để lại sẹo xấu. Ngay sau khi bị bỏng, cần phải sơ cứu ngay giống như các tình huống bị bỏng do nhiệt khác: nhanh chóng dội nước lạnh sạch lên vùng bị bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Để khoảng 15 – 20 phút, sau đó băng ép nhẹ vùng bị bỏng bằng gạc vô trùng. Việc sơ cứu đúng sẽ giúp hạn chế tổn thương bỏng sâu hơn.
Nhiều người cho rằng bỏng ống bô xe máy là loại bỏng nhẹ, nhưng trên thực tế, tổn thương bỏng này thường rất dễ bị bỏng sâu do nhiệt độ của ống bô rất cao. Vì vậy, bạn không nên tự chữa trị tại nhà mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu, có phương pháp chữa trị thích hợp. Cho dù diện tích bỏng hẹp nhưng nếu chữa trị không tốt có thể làm chậm liền vết thương và để lại sẹo thâm, thậm chí co kéo.
Trước mắt, nếu bạn chưa đi khám, cần chú ý không chọc vỡ bóng nước (nếu có), có thể rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lí (NaCl 0,9%). Không được rửa vết bỏng bằng dung dịch oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Cần bảo đảm vết bỏng luôn sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn, tránh tì đè vết bỏng. Có thể uống thuốc mỡ, bọt Panthenol, Silvirin… để bôi lên vết bỏng. Chú ý không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng trong giai đoạn này vì có thể bị dị ứng do nghệ tươi, cũng như bị sẹo thâm bóng kéo dài rất khó xử lý. Khi có việc phải đi ra ngoài, nên băng vết bỏng bằng loại gạc đặc biệt (như Urgotul) để tránh cho vết bỏng không bị nhiễm bẩn hay va quệt gây đau, nhiễm trùng.
Chúc bạn mau khỏi!
Làm gì khi bị bỏng nắng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Sau khi phơi nắng ngoài trời liên tục 5 tiếng thì da cháu bị bỏng rát và rất đau, vậy cháu có thể làm gì để giảm bớt tình trạng này?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Sau khi cháu phơi nắng ngoài trời liên tục 5 tiếng thì tổn thương da xuất hiện. Da của cháu đã bị cháy nắng, nó không gây nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người). Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi.
Sau khi phơi nắng về cháu thấy da các vùng hở như mặt, tam giác cổ áo, mu tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm trích, đôi khi có thể hơi ngứa. Sau đó da của các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng đần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó. Độ vài giờ đồng hồ da bớt đỏ, bớt căng, rát. Sau 1-3 ngày da đỡ đở rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ. Vảy nhở như phấn, cám và có thể bong vài lần mới dừng. Nền da phía dưới vẫn còn hồng nhạt hoặc có thể có màu nâu nhạt kiểu như rám nắng.
Điều trị bỏng nắng cần phải bôi kem chống nắng ban ngày, bôi trước khi ra nắng 15 phút và bôi nhắc lại cứ mỗi 2 giờ/1 lần nếu vẫn tiếp tục phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian bắt buộc phải bôi là từ 9 – 14 giờ. Nếu da đỏ nhẹ thì có thể bôi thêm hồ nước buổi tối. Da đỏ nhiều thì bôi một trong các chế phẩm có chứa Corticoide hoạt phổ nhẹ như: Eumovate, Elomet…Bôi ngày 2 lần trong 5-7 ngày. Nếu có ngứa hoặc rát kèm theo thì uống một trong các thuốc kháng Histamin như: Chlorpheniramin, Phenergan…Uống sau khi ăn tối trong 5 ngày. Nếu tình trạng bong vảy phấn, vảy cám kéo dài thì bôi các thuốc tái tạo da như kem vitamin E. Nếu da bị thâm nhiều thì bôi các chế phẩm làm nhạt màu các vết thâm chó chứa Hydroquinon từ 2-4%.
Chúc cháu mau lành da và khỏe mạnh!
Bỏng do nước sôi làm thế nào cho nhanh khỏi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em vừa bị bỏng do bị té nước sôi vào chân. Em đã tự sơ cứu bằng cách ngâm chân vào nước lã sau đó dùng đá lạnh chườm vào chân. Nhưng giơ vẫn đau, bỏng rát, sưng đỏ. Em phải làm thế nào để nhanh khỏi. Xin bác sĩ giải đáp giúp.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Em bị bỏng nước sôi (bỏng nhiệt). Việc xử trí tại chỗ ngay khi bị bỏng rất quan trọng giúp giảm bớt độ sâu và diện tích của bỏng. Yêu cầu xử trí ban đầu càng sớm càng tốt, không gây thêm đau đớn, đảm bảo vô khuẩn với thao tác nhẹ nhàng. Thông thường, sau khi bị bỏng cần để vùng bị bỏng dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng vào nước lạnh (16-20 oC) trong vòng 15-20 phút cho đến khi dịu đau. Việc này có tác dụng giảm sưng nhờ dẫn nhiệt ra khỏi da. Ngâm nước lạnh đặc biệt có hiệu quả trong vòng 30 phút đầu sau khi bị bỏng vì sau thời gian này mới ngâm thì không còn giá trị nữa. Không nên áp đá lên vết bỏng vì có thể làm da bị tổn thương thêm và không được làm vỡ bọng nước. Sau đó băng ép chặt vừa phải vùng bị bỏng (để hạn chế sự phát triển của dịch nốt phỏng và phù nề vùng bỏng).
Ngoài việc khắc phục ban đầu tại chỗ vết bỏng đã trình bày ở trên, nếu đau cần phải uống thuốc giảm đau (Sspirin, Ibuprofen hoặc Paracetamol), an thần và bù dịch bằng đường uống (oresol) hoặc truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, phải dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Trong tình huống của em, hiện tại vết bỏng vẫn còn rát, sưng, đỏ cho nên mục đich là giảm đau và phòng các biến chứng nhiễm khuẩn tại vết bỏng, giúp quá trình tái tạo phục hồi nhanh, sẹo không bị xấu khi khỏi. Các thuốc thường dùng ở giai đoạn này là:
Nhóm thuốc có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn (Axit boric, Silver sunfadiazine 1%…)
Nhóm thuốc có tác dụng tạo màng che phủ (dung dịch Tanin 5%, cao đặc vỏ xoan trà-B76…)
Nhóm thuốc thúc đẩy quá trình tái tạo vết bỏng (dầu gan cá thu, dầu gấc,..) dùng ở giai đoạn sau khi vết thương đã liền.
Em nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình trạng vết bỏng và chữa trị thích hợp cho em.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Sơ cấp cứu vết bỏng thế nào để nhanh khỏi?
Câu hỏi bởi: quanpcc4
Thưa bác sĩ!
Tôi bị bỏng, vết bỏng hiện nay phồng rộp lên rất to và rất đau. Tôi không biết phải xử trí như thế nào. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Tác nhân gây bỏng có nhiều loại:
Bỏng nhiệt thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng…)
Bỏng điện: do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (<1000V) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (>1000V). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có hiệu điện thế cao.
Bỏng hóa chất, hay gặp bỏng do vôi tôi nóng là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm.
Bỏng do các bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia laser…
Cách sơ cứu khi bị bỏng:
Khẩn trương tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng như ngắt cầu dao điện, dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, chǎn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).
Cắt bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu nóng hay các dung dịch hóa chất. Chú ý trong quá trình này tránh làm tổn thương thêm vết bỏng.
Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay, chân có thể để dưới vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng trong 20-30 phút hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh nhưng phải thay nước rất hay 3-4 phút một lần cho đến khi nạn nhân thấy đỡ đau rát.
Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề.
Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn (nếu có) hoặc bằng gạc hoặc vải sạch.
Bạn bị bỏng rộp (bỏng độ 2), lớp biểu bì và một phần của lớp trung bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Khi được sơ cứu đúng cách, giữ sạch vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn thì bỏng độ 2 sẽ tự khỏi sau vài ba tuần.
Hiện tại bạn cần giữ sạch vết bỏng, tránh để nhiễm bẩn, vỡ nốt phồng rất dễ nhiễm khuẩn. Vết phồng nhỏ sẽ xẹp dần sau vài ngày. Nếu vết bỏng phồng rộp quá to, gây đau rát và dễ vỡ, bạn có thể đến các cơ sở y tế để chích vết phồng làm thoát bớt dịch, tránh làm nhiễm khuẩn vết bỏng. Nếu được giữ sạch, hầu hết các vết bỏng sẽ lành tự nhiên. Việc bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết bỏng cho chóng lành cần do bác sĩ chỉ định dựa trên tổn thương cụ thể. Bạn không nên tự ý bôi, đắp các loại kem, thuốc… để tránh gây nhiễm trùng, để lại sẹo xấu.
Chúc bạn mau khỏi!
Chữa sẹo lồi do bỏng
Câu hỏi bởi: Lê Thị Long
Thưa bác sĩ. Con em năm nay 4 tuổi. Bị bỏng cách đây 2 năm. Giờ bị sẹo lồi. bác sĩ tư vấn giùm em .
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em
Sẹo lồi (chính xác hơn trong y học là sẹo phì đại) hình thành ngay sau khi vết bỏng hoặc vết thương lành. Sẹo này phát triển lồi lên, cao hơn bề mặt của những vùng da xung quanh. Sẹo thường khô, cứng và ít di động
Sau khi lành vết bỏng, sẹo này tiếp tục co kéo lại làm cho sẹo lồi lên khỏi mặt da gây co rút, biến dạng các khớp. Sự co rút này diễn ra nhanh nhất vào 6 tháng đầu và kéo dài cho đến 2 năm sau khi bị bỏng đối với trẻ con.
Khi sẹo lồi đã hình thành thì việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Có nhiều phương pháp để giải quyết sẹo như chích corticoid cho sẹo teo nhỏ, chấm nitơ lỏng dạng khí lạnh làm teo sẹo. Những phương pháp này ít nhiều có những tai biến khi áp dụng như tác dụng phụ của thuốc corticoid hoặc nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẹo sẽ lồi thêm. Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo cũ. Đối với phương pháp này, sau khi cắt bỏ sẹo cũ thì đồng thời lại tạo ra một vết sẹo mới khác. Vết sẹo mới này nếu không được áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sẹo lồi thì cũng sẽ phát triển lồi lên như các vết sẹo cũ trên cơ điạ của bệnh nhân.
Như vậy các phương pháp điều trị sẹo lồi chỉ làm giảm chứ không hết sẹo, nếu điều trị sai có thể làm sẹo nặng thêm. Để làm giảm và ngăn chặn sẹo lồi thì phải thực hiện ngay biện pháp ngăn ngừa sẹo lồi khi vết thương vừa lành.
Biện pháp ngăn ngừa sẹo lồi:
Biện pháp hữu hiệu để chăm sóc bệnh để ngăn ngừa sẹo lồi là băng ép liên tục lên vùng sẹo. Băng ép ngay sau khi vết thương lành và được thực hiện với băng thun giãn hoặc với các bộ quần áo tạo áp suất (pressure garments), mặt nạ áp suất, găng tay áp suất… tùy theo từng vùng bị phỏng.
Đối với những vùng bỏng sau 3 tuần mới lành đều có nguy cơ cao phát triển thành sẹo phì đại. Do đó những vùng bỏng này cần được phải được băng ép.
Băng ép suốt 24/24 trong thời gian từ 18 đến 24 tháng sau khi bị bỏng, có nghiã là cho đến khi sẹo không còn khả năng phì đại và co rút nữa.
Trường hợp của cháu đã được 2 năm biện pháp ngăn ngừa ít có hiệu quả
Vậy em hãy đưa cháu đến viện da liễu để khám và điều trị.
Bỏng có thể xem là hiện tượng khá phổ biến và dễ gặp ở mọi đối thượng. Nếu phân loại theo nguyên nhân chúng ta có bỏng do nhiệt, bỏng do hóa chất, bỏng nắng, bỏng vật lý,…
Bỏng bô xe máy phải làm sao?
Câu hỏi bởi: hiên thi vu
Chào bác sĩ.
Tôi bị ngã xe máy, bị bô xe máy đè vào khoảng 5 phút, hiện tại tôi đang rất đau và tấy. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và tôi phải bôi thuốc gì?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Bỏng da do ống bô xe máy nóng là tai nạn rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, tuy không nguy hiểm, song dễ để lại sẹo xấu. Ngay sau khi bị bỏng, cần phải sơ cứu ngay giống như các tình huống bị bỏng do nhiệt khác: nhanh chóng dội nước lạnh sạch lên vùng bị bỏng hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch càng sớm càng tốt. Để khoảng 15 – 20 phút, sau đó băng ép nhẹ vùng bị bỏng bằng gạc vô trùng. Việc sơ cứu đúng sẽ giúp hạn chế tổn thương bỏng sâu hơn.
Nhiều người cho rằng bỏng ống bô xe máy là loại bỏng nhẹ, nhưng trên thực tế, tổn thương bỏng này thường rất dễ bị bỏng sâu do nhiệt độ của ống bô rất cao. Vì vậy, bạn không nên tự chữa trị tại nhà mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu, có phương pháp chữa trị thích hợp. Cho dù diện tích bỏng hẹp nhưng nếu chữa trị không tốt có thể làm chậm liền vết thương và để lại sẹo thâm, thậm chí co kéo.
Trước mắt, nếu bạn chưa đi khám, cần chú ý không chọc vỡ bóng nước (nếu có), có thể rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lí (NaCl 0,9%). Không được rửa vết bỏng bằng dung dịch oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Cần bảo đảm vết bỏng luôn sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn, tránh tì đè vết bỏng. Có thể uống thuốc mỡ, bọt Panthenol, Silvirin… để bôi lên vết bỏng. Chú ý không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem có nghệ lên vết bỏng trong giai đoạn này vì có thể bị dị ứng do nghệ tươi, cũng như bị sẹo thâm bóng kéo dài rất khó xử lý. Khi có việc phải đi ra ngoài, nên băng vết bỏng bằng loại gạc đặc biệt (như Urgotul) để tránh cho vết bỏng không bị nhiễm bẩn hay va quệt gây đau, nhiễm trùng.
Chúc bạn mau khỏi!
Làm gì khi bị bỏng nắng?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Sau khi phơi nắng ngoài trời liên tục 5 tiếng thì da cháu bị bỏng rát và rất đau, vậy cháu có thể làm gì để giảm bớt tình trạng này?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Sau khi cháu phơi nắng ngoài trời liên tục 5 tiếng thì tổn thương da xuất hiện. Da của cháu đã bị cháy nắng, nó không gây nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người). Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi.
Sau khi phơi nắng về cháu thấy da các vùng hở như mặt, tam giác cổ áo, mu tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm trích, đôi khi có thể hơi ngứa. Sau đó da của các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt sau mức độ đỏ cứ tăng đần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó. Độ vài giờ đồng hồ da bớt đỏ, bớt căng, rát. Sau 1-3 ngày da đỡ đở rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ. Vảy nhở như phấn, cám và có thể bong vài lần mới dừng. Nền da phía dưới vẫn còn hồng nhạt hoặc có thể có màu nâu nhạt kiểu như rám nắng.
Điều trị bỏng nắng cần phải bôi kem chống nắng ban ngày, bôi trước khi ra nắng 15 phút và bôi nhắc lại cứ mỗi 2 giờ/1 lần nếu vẫn tiếp tục phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian bắt buộc phải bôi là từ 9 – 14 giờ. Nếu da đỏ nhẹ thì có thể bôi thêm hồ nước buổi tối. Da đỏ nhiều thì bôi một trong các chế phẩm có chứa Corticoide hoạt phổ nhẹ như: Eumovate, Elomet…Bôi ngày 2 lần trong 5-7 ngày. Nếu có ngứa hoặc rát kèm theo thì uống một trong các thuốc kháng Histamin như: Chlorpheniramin, Phenergan…Uống sau khi ăn tối trong 5 ngày. Nếu tình trạng bong vảy phấn, vảy cám kéo dài thì bôi các thuốc tái tạo da như kem vitamin E. Nếu da bị thâm nhiều thì bôi các chế phẩm làm nhạt màu các vết thâm chó chứa Hydroquinon từ 2-4%.
Chúc cháu mau lành da và khỏe mạnh!
Bỏng do nước sôi làm thế nào cho nhanh khỏi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em vừa bị bỏng do bị té nước sôi vào chân. Em đã tự sơ cứu bằng cách ngâm chân vào nước lã sau đó dùng đá lạnh chườm vào chân. Nhưng giơ vẫn đau, bỏng rát, sưng đỏ. Em phải làm thế nào để nhanh khỏi. Xin bác sĩ giải đáp giúp.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Em bị bỏng nước sôi (bỏng nhiệt). Việc xử trí tại chỗ ngay khi bị bỏng rất quan trọng giúp giảm bớt độ sâu và diện tích của bỏng. Yêu cầu xử trí ban đầu càng sớm càng tốt, không gây thêm đau đớn, đảm bảo vô khuẩn với thao tác nhẹ nhàng. Thông thường, sau khi bị bỏng cần để vùng bị bỏng dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng vào nước lạnh (16-20 oC) trong vòng 15-20 phút cho đến khi dịu đau. Việc này có tác dụng giảm sưng nhờ dẫn nhiệt ra khỏi da. Ngâm nước lạnh đặc biệt có hiệu quả trong vòng 30 phút đầu sau khi bị bỏng vì sau thời gian này mới ngâm thì không còn giá trị nữa. Không nên áp đá lên vết bỏng vì có thể làm da bị tổn thương thêm và không được làm vỡ bọng nước. Sau đó băng ép chặt vừa phải vùng bị bỏng (để hạn chế sự phát triển của dịch nốt phỏng và phù nề vùng bỏng).
Ngoài việc khắc phục ban đầu tại chỗ vết bỏng đã trình bày ở trên, nếu đau cần phải uống thuốc giảm đau (Sspirin, Ibuprofen hoặc Paracetamol), an thần và bù dịch bằng đường uống (oresol) hoặc truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, phải dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Trong tình huống của em, hiện tại vết bỏng vẫn còn rát, sưng, đỏ cho nên mục đich là giảm đau và phòng các biến chứng nhiễm khuẩn tại vết bỏng, giúp quá trình tái tạo phục hồi nhanh, sẹo không bị xấu khi khỏi. Các thuốc thường dùng ở giai đoạn này là:
Nhóm thuốc có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn (Axit boric, Silver sunfadiazine 1%…)
Nhóm thuốc có tác dụng tạo màng che phủ (dung dịch Tanin 5%, cao đặc vỏ xoan trà-B76…)
Nhóm thuốc thúc đẩy quá trình tái tạo vết bỏng (dầu gan cá thu, dầu gấc,..) dùng ở giai đoạn sau khi vết thương đã liền.
Em nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình trạng vết bỏng và chữa trị thích hợp cho em.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Sơ cấp cứu vết bỏng thế nào để nhanh khỏi?
Câu hỏi bởi: quanpcc4
Thưa bác sĩ!
Tôi bị bỏng, vết bỏng hiện nay phồng rộp lên rất to và rất đau. Tôi không biết phải xử trí như thế nào. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Tác nhân gây bỏng có nhiều loại:
Bỏng nhiệt thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng…)
Bỏng điện: do luồng điện có hiệu điện thế thông dụng (<1000V) và do luồng điện có hiệu điện thế cao (>1000V). Sét đánh cũng gây bỏng do luồng điện có hiệu điện thế cao.
Bỏng hóa chất, hay gặp bỏng do vôi tôi nóng là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm.
Bỏng do các bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia laser…
Cách sơ cứu khi bị bỏng:
Khẩn trương tìm mọi cách để sớm loại trừ tác nhân gây bỏng như ngắt cầu dao điện, dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, chǎn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni lông để dập lửa).
Cắt bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, dầu nóng hay các dung dịch hóa chất. Chú ý trong quá trình này tránh làm tổn thương thêm vết bỏng.
Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay, chân có thể để dưới vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng trong 20-30 phút hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh nhưng phải thay nước rất hay 3-4 phút một lần cho đến khi nạn nhân thấy đỡ đau rát.
Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn… trước khi vết bỏng sưng nề.
Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn (nếu có) hoặc bằng gạc hoặc vải sạch.
Bạn bị bỏng rộp (bỏng độ 2), lớp biểu bì và một phần của lớp trung bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Khi được sơ cứu đúng cách, giữ sạch vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn thì bỏng độ 2 sẽ tự khỏi sau vài ba tuần.
Hiện tại bạn cần giữ sạch vết bỏng, tránh để nhiễm bẩn, vỡ nốt phồng rất dễ nhiễm khuẩn. Vết phồng nhỏ sẽ xẹp dần sau vài ngày. Nếu vết bỏng phồng rộp quá to, gây đau rát và dễ vỡ, bạn có thể đến các cơ sở y tế để chích vết phồng làm thoát bớt dịch, tránh làm nhiễm khuẩn vết bỏng. Nếu được giữ sạch, hầu hết các vết bỏng sẽ lành tự nhiên. Việc bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết bỏng cho chóng lành cần do bác sĩ chỉ định dựa trên tổn thương cụ thể. Bạn không nên tự ý bôi, đắp các loại kem, thuốc… để tránh gây nhiễm trùng, để lại sẹo xấu.
Chúc bạn mau khỏi!
Chữa sẹo lồi do bỏng
Câu hỏi bởi: Lê Thị Long
Thưa bác sĩ. Con em năm nay 4 tuổi. Bị bỏng cách đây 2 năm. Giờ bị sẹo lồi. bác sĩ tư vấn giùm em .
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em
Sẹo lồi (chính xác hơn trong y học là sẹo phì đại) hình thành ngay sau khi vết bỏng hoặc vết thương lành. Sẹo này phát triển lồi lên, cao hơn bề mặt của những vùng da xung quanh. Sẹo thường khô, cứng và ít di động
Sau khi lành vết bỏng, sẹo này tiếp tục co kéo lại làm cho sẹo lồi lên khỏi mặt da gây co rút, biến dạng các khớp. Sự co rút này diễn ra nhanh nhất vào 6 tháng đầu và kéo dài cho đến 2 năm sau khi bị bỏng đối với trẻ con.
Khi sẹo lồi đã hình thành thì việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Có nhiều phương pháp để giải quyết sẹo như chích corticoid cho sẹo teo nhỏ, chấm nitơ lỏng dạng khí lạnh làm teo sẹo. Những phương pháp này ít nhiều có những tai biến khi áp dụng như tác dụng phụ của thuốc corticoid hoặc nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẹo sẽ lồi thêm. Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo cũ. Đối với phương pháp này, sau khi cắt bỏ sẹo cũ thì đồng thời lại tạo ra một vết sẹo mới khác. Vết sẹo mới này nếu không được áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sẹo lồi thì cũng sẽ phát triển lồi lên như các vết sẹo cũ trên cơ điạ của bệnh nhân.
Như vậy các phương pháp điều trị sẹo lồi chỉ làm giảm chứ không hết sẹo, nếu điều trị sai có thể làm sẹo nặng thêm. Để làm giảm và ngăn chặn sẹo lồi thì phải thực hiện ngay biện pháp ngăn ngừa sẹo lồi khi vết thương vừa lành.
Biện pháp ngăn ngừa sẹo lồi:
Biện pháp hữu hiệu để chăm sóc bệnh để ngăn ngừa sẹo lồi là băng ép liên tục lên vùng sẹo. Băng ép ngay sau khi vết thương lành và được thực hiện với băng thun giãn hoặc với các bộ quần áo tạo áp suất (pressure garments), mặt nạ áp suất, găng tay áp suất… tùy theo từng vùng bị phỏng.
Đối với những vùng bỏng sau 3 tuần mới lành đều có nguy cơ cao phát triển thành sẹo phì đại. Do đó những vùng bỏng này cần được phải được băng ép.
Băng ép suốt 24/24 trong thời gian từ 18 đến 24 tháng sau khi bị bỏng, có nghiã là cho đến khi sẹo không còn khả năng phì đại và co rút nữa.
Trường hợp của cháu đã được 2 năm biện pháp ngăn ngừa ít có hiệu quả
Vậy em hãy đưa cháu đến viện da liễu để khám và điều trị.
Theo ViCare