Tuyển chọn những câu hỏi hay nên biết về bệnh á sừng


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bệnh á sừng là tên gọi chung của các chứng bong tróc nứt nẻ hoặc khô da. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kiến thức về vấn đề này.

Bệnh Á sừng hai bàn chân


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác sĩ, em trai tôi năm nay 10 tuổi bị bệnh á sừng hai bàn chân 6 năm nay. Tôi xin hỏi bác sĩ có phương phao1p điều trị nào để chữa khỏi căn bệnh này không? Vì gia đình cũng đã cho em ấy uống và thoa nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Rất mong bác sĩ giúp đỡ. Gia đình xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Khắc Bình


Chào bạn,

Á sừng là loại bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm trong thời gian ngắn. Do đó, gia đình tiếp tục cho cháu điều trị theo đơn thuốc bác sĩ đã kê.
Nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn, gia đình nên đưa cháu đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Bệnh á sừng có chữa được dứt điểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Người thân tôi năm nay 17 tuổi là nữ giới. Cô ấy bị bệnh á sừng từ bé thỉnh thoảng lại ngứa ngáy dưới bàn chân. Gia đình tìm nhiều cách nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có chữa được không? Nếu được thì nên làm như thế nào ạ?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào em!

Bệnh á sừng là một loại viêm da cơ địa do lí do chưa rõ ràng nên việc chữa trị rất khó khỏi hoàn toàn. Bạn em nên khám bác sĩ Da liễu, kiên trì và tuân thủ chặt chẽ những chỉ định của họ để hạn chế khô, nứt nẻ và ngứa bàn chân, bàn tay. Bạn em cần lưu ý một số điều:

Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh càng làm tổn thương lớp sừng, khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh hơn.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối…. bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy. Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa cao. Nếu buộc phải tiếp xúc cần đeo găng bảo vệ. Đi tất cotton vào mùa đông.

Luôn giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, bạn em nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào những vị trí dễ bị bong sừng như gót chân, đầu ngón chân, tay. Vì thời tiết khô hanh càng làm da thô ráp, khiến lớp sừng dễ nứt nẻ. Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm 3 lần/ngày.

Bạn em nên tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E. Thực tế cho thấy đại đa số người bị bệnh đều là những người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ tác động đến chất lượng lớp sừng.

Chúc các em vui, khỏe!

Tóc rụng nhiều do bị á sừng có mọc lại không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ.

Con năm nay 18 tuổi và con bị rụng rất nhiều tóc. Đi khám bác sĩ chẩn đoán con bị á sừng. Vậy cho con hỏi tóc con rụng có mọc lại không bác sĩ? Mong bác sĩ giúp con.

Con chân thành cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Khi bị á sừng da đầu sẽ gây kích thích hoặc dị ứng da đầu nên khiến tóc rụng nhiều, có vảy trắng nhỏ như gàu và gây ngứa. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh á sừng da đầu chủ yếu là sử dụng thuốc bôi chứa axit salixilic, diprosalic…

Việc kiên trì dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và chăm sóc da đầu phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh và hạn chế rụng tóc, tóc sẽ mọc lại khi chữa khỏi bệnh á sừng da đầu hoặc khống chế được bệnh.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Dùng chanh chữa bệnh á sừng da đầu có được không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi là nữ, năm nay 25 tuổi. Tôi bị bệnh á sừng da đầu hơn 1 năm nay, rất khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên dùng chanh để xát lên các vị trí có vảy và bong vảy không ạ? Tôi dùng chanh để gội đầu có sao không ạ? Bệnh có thể chữa trị dứt điểm không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào bạn.

Chanh chứa chất axit hữu cơ (axit citric). Vì có tính axit nên có tính chất ăn mòn da và làm bong tróc nhẹ. Dùng chanh chà xát vào vùng bị á sừng có tác dụng bong tróc và làm bong á sừng. Đây là biện pháp làm giảm biểu hiện chứ không chữa trị tận gốc. Muốn chữa trị cơ bản còn phải tăng cường dinh dưỡng da, uống các loại vitamin A, C, nhóm B và các nguyên tố vi lượng như kẽm, selen và có thể dùng thêm thuốc kháng nấm, kháng sinh vì đôi khi vi nấm, vi khuẩn cũng làm á sừng phát triển.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh vảy nến, á sừng có liên quan đến việc bị ngứa sau khi tắm không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Cháu bị bệnh vảy nến và á sừng. Mỗi lần cháu tắm xong là hay bị ngứa ở tay và chân nhưng không nổi nốt. Liệu bệnh này có liên quan gì đến việc bị ngứa sau khi tắm không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bệnh vảy nến hoặc á sừng cũng có biểu hiện ngứa sau khi tắm nhưng ít gặp. Trong dân gian có bài thuốc dùng nước sắc của vỏ cây núc nác (không cho muối) đắp lên vùng da bị tổn thương, bong vảy nhiều. Biện pháp này tương đối có hiệu quả, làm giảm rất nhiều hiện tượng bong vảy và đỏ da, bạn có thể áp dụng. Bệnh vảy nến hiện chưa thể chữa khỏi.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl