Hỏi Bác Sĩ -
Nhiều khi, các đốm đỏ bất thường không chỉ xuất hiện ở một vài bộ phận mà có thể lan rộng khắp cơ thể. Trong những trường hợp đó, các kiến thức có được từ tư vấn của chuyên gia sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều đấy!
Thường xuyên bị nổi nhiều nốt màu đỏ khắp người sau đó lại lặn xuống.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Hiện nay tôi 52 tuổi, tôi thường xuyên bị nổi nhiều nốt màu đỏ khắp người, sau đó lại lặn xuống. Tôi không cảm thấy ngứa ở những vùng bị nổi. Tôi có đi xét nghiệm gan và máu thì tất cả đều bình thường. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên
Chào bạn.
Trường hợp này có thể là do cơ thể bạn mẫn cảm quá mức với một yếu tố nào đó. Để đánh giá vấn đề này, bạn có thể thăm khám tại chuyên khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng để đánh giá.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị nổi mẩn đỏ khắp người, những nốt mẩn như những nốt mụn, lúc ngứa lúc không sau đó lan ra khắp chân tay.
Câu hỏi bởi: Hùng
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Cháu 21 tuổi, hơn 3 tuần nay cháu bị nổi mẩn đỏ khắp người, những nốt mẩn như những nốt mụn, lúc ngứa lúc không, không bọng nước. Cháu đã dùng thuốc kết hợp bôi thuốc nhưng chưa thấy đỡ. Mấy hôm qua nó có xu hướng lan sang cả tay và chân nhiều hơn. Cháu đã đi xét nghiệm máu kết quả bình thường. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo mô tả có thể bạn bị mề đay cấp. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là Histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện lý do dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Ban mề đay gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời, thường ngứa, hay tái phát, cấp tính hay mãn tính và phù mạch là các vùng phù lớn của da và mô dưới da (phù mạch Angioedema).
Tỉ lệ 15 – 23 % dân số đã từng bị tình trạng này trong đời sống. Mề đay mãn chiếm 25 % số mề đay. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp. Những lí do hay gặp như sau:
Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.
Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu tiên hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mề đây đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch… Các thuốc thường gây dị ứng nổi mề đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa Iod (trong chụp X-quang), thuốc ức chế men chuyển (chữa trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin…
Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ…
Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc… Nhiễm: Virus (viêm gan siêu vi B, C). Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục). Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim). Nấm (candida ở da, nội tạng).
Do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học).
Do các yếu tố vật lý: Nóng, lạnh, tỳ đè, rung xóc, ánh sáng.
Mề đay do vận động xúc cảm.
Do hệ thống: Bệnh chất tạo keo (luput đỏ…), viêm mạch…
Do bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).
Do bệnh ung thư.
Do do di truyền.
Do tự phát (vô căn).
Hiện nay, chữa trị mề đay uống thuốc kháng Histamine thế hệ hai và dùng trong thời gian dài (6 tuần). Liều kinh điển gấp đôi của thuốc kháng Histamine không gây ngủ như Acrivastine, Cetirizine, Loratadine và Fexofenadine có thể dùng được để giảm biểu hiện. Bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu để có chẩn đoán chính xác và phác đồ chữa trị đúng.
Chúc bạn khỏe.
Cháu nổi mẩn đỏ khắp người
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con cháu 5 tháng tuổi từ 2 hôm nay cháu bị nổi mẩn đỏ khắp người. Hôm qua cháu có đi khám ở viện da liễu hà nội ( 79 nguyễn khuyến ) bs bảo con cháu bị di ứng cho dùng thuốc xoa & 1 lọ thuốc uống . Về nhà cháu xoa & cho con cháu uống đến chiều thì thấy đỡ nhưng đến sáng nay ngủ đậy con cháu lị bị mẩn đỏ hơn lúc đi khám , cháu có nên cho con tiếp tục uống thuốc & xoa thuốc bột nữa không hay cho con đi khám lại ạ
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Trường hợp của con bạn bắt buộc phải điều trị từ 3-5 ngày, quan trọng nhất là phải kiêng cữ hợp lý. Nếu mẹ đang cho con bú thì mẹ không được ăn trứng. Đồng thời mẹ cũng nên kiểm tra lại xem có ăn gì bị dị ứng thì dừng ăn cái đó.
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh.
Uống Panadol đỏ hay Alaxan bị mẩn đỏ khắp người là bị sao?
Câu hỏi bởi: Trường
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi là em uống Panadol xanh thì không sao hết nhưng khi em uống Panadol đỏ hay Alaxan thì bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Đôi khi em đi khám bệnh viện bác sĩ kê thuốc về xương khớp em cũng có bị ứng như vậy nhưng không biết thành phần nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn uống Panadol xanh thì không sao hết, nhưng khi uống panadol đỏ hay alaxan thì lại bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Đôi khi bạn uống thuốc về xương khớp do bác sĩ kê bạn cũng bị dị ứng như vậy nhưng không biết là dị ứng thành phần nào của thuốc. Như vậy là bạn không bị dị ứng Paraxetamol mà chỉ bị dị ứng Caffein hoặc Ibuprofen vì Panadol vỉ màu xanh thì thành phần thuốc chỉ có chứa Paracetamol. Còn Panadol Extra vỉ màu đỏ thì thành phần ngoài Paracetamol, còn có chứa Caffein. Thuốc Alaxan thì có chứa cả Paraxetamol và Ibuprofen. Ibuprofen là thuốc giảm đau chống viêm thường được các bác sĩ kê trong điều trị các bệnh khớp. Nên khi bạn bị dị ứng thuốc điều trị khớp và dị ứng cả Alaxan có thể là dị ứng thành phần này. Phản ứng dị ứng của bạn là do tác dụng phụ của Ibuprofen. Các tác dụng phụ nói chung của Ibuprofen là:
Thường gặp:
Toàn thân: sốt, mỏi mệt. Tiêu hóa: chướng bụng, buồn nôn, nôn. Thần kinh trung ương: nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn. Da: mẩn ngứa, ngoại ban .
Ít gặp:
Toàn thân: phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay. Tiêu hóa: đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, làm loét dạ dày tiến triển. Thần kinh trung ương: lơ mơ, mất ngủ, ù tai. Mắt: rối loạn thị giác. Tai: thính lực giảm. Máu: thời gian máu chảy kéo dài.
Hiếm gặp:
Toàn thân: phù, nổi ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc. Thần kinh trung ương: trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc. Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu. Gan: rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan. Tiết niệu – sinh dục: viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Để chắc chắn bạn nên đến Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai để tìm kháng nguyên gây dị ứng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người phải chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: giangnguyen
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 19 tuổi. Cháu bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Nốt mẩn đỏ, nhỏ. 2 ngày trước cháu để ý thấy có mấy chấm đỏ vùng cổ và ngực rồi hôm qua nhìn lại thì thấy nó nổi nhiêu hơn lan ra 2 tay, mặt, bụng và 2 chân, khi dùng tay ấn vào thì biến mất buông ra thì nổi lại. Cháu không bị ngứa ạ, lâu lâu cảm thấy hơi khó chịu 1 chút, cũng không thấy biểu hiện gì khác lạ. Cháu không biết liệu mình có bị làm sao và có nguy hiểm không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Nếu có hình ảnh thì giải đáp chính xác hơn. Theo thông tin cháu mô tả cháu có thể viêm mao mạch dị ứng họăc ban dát đỏ do nhiễm siêu vi. Cháu nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế để có chẩn đóan chính xác và điểu trị đúng.
Thân ái!
Nhiều khi, các đốm đỏ bất thường không chỉ xuất hiện ở một vài bộ phận mà có thể lan rộng khắp cơ thể. Trong những trường hợp đó, các kiến thức có được từ tư vấn của chuyên gia sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều đấy!
Thường xuyên bị nổi nhiều nốt màu đỏ khắp người sau đó lại lặn xuống.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Hiện nay tôi 52 tuổi, tôi thường xuyên bị nổi nhiều nốt màu đỏ khắp người, sau đó lại lặn xuống. Tôi không cảm thấy ngứa ở những vùng bị nổi. Tôi có đi xét nghiệm gan và máu thì tất cả đều bình thường. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên
Chào bạn.
Trường hợp này có thể là do cơ thể bạn mẫn cảm quá mức với một yếu tố nào đó. Để đánh giá vấn đề này, bạn có thể thăm khám tại chuyên khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng để đánh giá.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị nổi mẩn đỏ khắp người, những nốt mẩn như những nốt mụn, lúc ngứa lúc không sau đó lan ra khắp chân tay.
Câu hỏi bởi: Hùng
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Cháu 21 tuổi, hơn 3 tuần nay cháu bị nổi mẩn đỏ khắp người, những nốt mẩn như những nốt mụn, lúc ngứa lúc không, không bọng nước. Cháu đã dùng thuốc kết hợp bôi thuốc nhưng chưa thấy đỡ. Mấy hôm qua nó có xu hướng lan sang cả tay và chân nhiều hơn. Cháu đã đi xét nghiệm máu kết quả bình thường. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Theo mô tả có thể bạn bị mề đay cấp. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là Histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện lý do dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Ban mề đay gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời, thường ngứa, hay tái phát, cấp tính hay mãn tính và phù mạch là các vùng phù lớn của da và mô dưới da (phù mạch Angioedema).
Tỉ lệ 15 – 23 % dân số đã từng bị tình trạng này trong đời sống. Mề đay mãn chiếm 25 % số mề đay. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp. Những lí do hay gặp như sau:
Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm.
Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu tiên hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mề đây đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch… Các thuốc thường gây dị ứng nổi mề đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa Iod (trong chụp X-quang), thuốc ức chế men chuyển (chữa trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin…
Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ…
Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc… Nhiễm: Virus (viêm gan siêu vi B, C). Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục). Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim). Nấm (candida ở da, nội tạng).
Do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học).
Do các yếu tố vật lý: Nóng, lạnh, tỳ đè, rung xóc, ánh sáng.
Mề đay do vận động xúc cảm.
Do hệ thống: Bệnh chất tạo keo (luput đỏ…), viêm mạch…
Do bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp).
Do bệnh ung thư.
Do do di truyền.
Do tự phát (vô căn).
Hiện nay, chữa trị mề đay uống thuốc kháng Histamine thế hệ hai và dùng trong thời gian dài (6 tuần). Liều kinh điển gấp đôi của thuốc kháng Histamine không gây ngủ như Acrivastine, Cetirizine, Loratadine và Fexofenadine có thể dùng được để giảm biểu hiện. Bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu để có chẩn đoán chính xác và phác đồ chữa trị đúng.
Chúc bạn khỏe.
Cháu nổi mẩn đỏ khắp người
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ con cháu 5 tháng tuổi từ 2 hôm nay cháu bị nổi mẩn đỏ khắp người. Hôm qua cháu có đi khám ở viện da liễu hà nội ( 79 nguyễn khuyến ) bs bảo con cháu bị di ứng cho dùng thuốc xoa & 1 lọ thuốc uống . Về nhà cháu xoa & cho con cháu uống đến chiều thì thấy đỡ nhưng đến sáng nay ngủ đậy con cháu lị bị mẩn đỏ hơn lúc đi khám , cháu có nên cho con tiếp tục uống thuốc & xoa thuốc bột nữa không hay cho con đi khám lại ạ
Bác sĩ Nguyễn Văn Khái
Chào bạn,
Trường hợp của con bạn bắt buộc phải điều trị từ 3-5 ngày, quan trọng nhất là phải kiêng cữ hợp lý. Nếu mẹ đang cho con bú thì mẹ không được ăn trứng. Đồng thời mẹ cũng nên kiểm tra lại xem có ăn gì bị dị ứng thì dừng ăn cái đó.
Chúc mẹ và bé khỏe mạnh.
Uống Panadol đỏ hay Alaxan bị mẩn đỏ khắp người là bị sao?
Câu hỏi bởi: Trường
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi là em uống Panadol xanh thì không sao hết nhưng khi em uống Panadol đỏ hay Alaxan thì bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Đôi khi em đi khám bệnh viện bác sĩ kê thuốc về xương khớp em cũng có bị ứng như vậy nhưng không biết thành phần nào?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn uống Panadol xanh thì không sao hết, nhưng khi uống panadol đỏ hay alaxan thì lại bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Đôi khi bạn uống thuốc về xương khớp do bác sĩ kê bạn cũng bị dị ứng như vậy nhưng không biết là dị ứng thành phần nào của thuốc. Như vậy là bạn không bị dị ứng Paraxetamol mà chỉ bị dị ứng Caffein hoặc Ibuprofen vì Panadol vỉ màu xanh thì thành phần thuốc chỉ có chứa Paracetamol. Còn Panadol Extra vỉ màu đỏ thì thành phần ngoài Paracetamol, còn có chứa Caffein. Thuốc Alaxan thì có chứa cả Paraxetamol và Ibuprofen. Ibuprofen là thuốc giảm đau chống viêm thường được các bác sĩ kê trong điều trị các bệnh khớp. Nên khi bạn bị dị ứng thuốc điều trị khớp và dị ứng cả Alaxan có thể là dị ứng thành phần này. Phản ứng dị ứng của bạn là do tác dụng phụ của Ibuprofen. Các tác dụng phụ nói chung của Ibuprofen là:
Thường gặp:
Toàn thân: sốt, mỏi mệt. Tiêu hóa: chướng bụng, buồn nôn, nôn. Thần kinh trung ương: nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn. Da: mẩn ngứa, ngoại ban .
Ít gặp:
Toàn thân: phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay. Tiêu hóa: đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, làm loét dạ dày tiến triển. Thần kinh trung ương: lơ mơ, mất ngủ, ù tai. Mắt: rối loạn thị giác. Tai: thính lực giảm. Máu: thời gian máu chảy kéo dài.
Hiếm gặp:
Toàn thân: phù, nổi ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc. Thần kinh trung ương: trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc. Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu. Gan: rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan. Tiết niệu – sinh dục: viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Để chắc chắn bạn nên đến Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai để tìm kháng nguyên gây dị ứng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người phải chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: giangnguyen
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 19 tuổi. Cháu bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người. Nốt mẩn đỏ, nhỏ. 2 ngày trước cháu để ý thấy có mấy chấm đỏ vùng cổ và ngực rồi hôm qua nhìn lại thì thấy nó nổi nhiêu hơn lan ra 2 tay, mặt, bụng và 2 chân, khi dùng tay ấn vào thì biến mất buông ra thì nổi lại. Cháu không bị ngứa ạ, lâu lâu cảm thấy hơi khó chịu 1 chút, cũng không thấy biểu hiện gì khác lạ. Cháu không biết liệu mình có bị làm sao và có nguy hiểm không ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Nếu có hình ảnh thì giải đáp chính xác hơn. Theo thông tin cháu mô tả cháu có thể viêm mao mạch dị ứng họăc ban dát đỏ do nhiễm siêu vi. Cháu nên tới bác sĩ Da liễu khám thực tế để có chẩn đóan chính xác và điểu trị đúng.
Thân ái!
Theo ViCare