Hỏi Bác Sĩ -
Lứa tuổi 14 đến 19 hiện nay đang bắt đầu chú tâm đến các triệu chứng bên ngoài có liên quan đến sức khỏe. Và một trong các vấn đề mà họ không thể bỏ qua chính là hiện tượng ngứa xung quanh vùng tay do nhiều nguyên nhân.
Ngứa tay chân, mụn nước nhỏ liti mọc thành mảng ở bàn tay phải
Câu hỏi bởi: Hoa Hoa
Chào bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi, dạo gần đây, thời tiết trở nên oi nóng (ai cũng mệt mỏi vì thời tiết, luôn cảm thấy nóng trong người), tay chân em bị ngứa, em gãi đến đỏ cả tay chân, nó không ngứa liên tục, mà cứ vào 1 lúc nào đó thì ngứa, gãi xong thì thôi, còn xuất hiện các mụn nước nhỏ liti mọc thành mảng ở bàn tay phải (nó rất nhỏ), đối xứng với nó, tay trái cũng có 1 mảng ngay chỗ đó, các nút này không ngứa. Em xin hỏi bác sĩ đây là hiện tượng do thời tiết nắng nóng hay sao mà như vậy, nếu không bác sĩ cho em cách chữa trị sớm nhất.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu chung cấp cháu bị viêm da dị ứng. Trong giai đoạn thời tiết nóng ẩm bệnh nà dễ xảy ra nếu để ra mồi hôi nhiều và vệ sinh kém.
Bệnh này cũ hay xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng. Các yếu tố khác có thể làm xấu đi các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm:
Tắm nóng hoặc tắm vòi sen dài.
Da khô.
Stress.
Đổ mồ hôi.
Nhanh chóng thay đổi nhiệt độ.
Độ ẩm thấp.
Dung môi, chất tẩy rửa, xà phòng.
Lông thú vật hoặc vải nhân tạo hoặc quần áo.
Cát bụi.
Khói thuốc lá.
Một số loại thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì.
Bây giờ cháu chú ý các nguyên nhân làm bệnh nặng lên thì tránh và thường xuyên vệ sinh thân thể, tránh nóng ẩm, hạn chế giãi khi ngứa và uống 1 viên Medrol 16mg + 1 viên Telfast 180mg mỗ ngày 1 lần liên tục 5 ngày.
Chào cháu!
Ngứa chân, tay, bong vảy trắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: 0
Thưa bác sĩ!
Con em năm nay 16 tuổi, là nữ. Khoảng hơn một tháng nay, cháu có dấu hiệu ngứa ở bàn chân và lòng bàn tay, rất ngứa, khi gãi có bị bong tróc lớp vảy trắng, mạnh có thể thể lột ra, gây rát. Bác sĩ có thể giải đáp giúp đó là biểu hiện của bệnh gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Thông tin cháu mô tả cháu bị chàm khô. Chàm khô lòng bàn tay chân còn gọi là á sừng bàn tay chân. Biểu hiên bệnh là ngứa và bong tróc da. Bệnh này hay tái phát. Hiện tại cháu có thể dùng Beprosazone bôi 2 lần mỗi ngày và nên uống kèm Cetirizin 10mg; Enervon C, Fazincol 10mg; vitamin A 50000UI. Mỗi thứ 1 viên, 2 lần một ngày, liên tục 2 tuần. Hạn chế ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như thịt bò, gà, hải sản. Nên ăn nhiều rau quả.
Chào cháu!
Nổi mụn ngứa ở tay và chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Minh Tâm
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi. Đã hơn một tháng nay cháu bị nổi những mụn ngứa khắp hai cánh tay và chân. Cháu tưởng mình bị dị ứng nên mua thuốc uống nhưng thuốc chỉ làm bớt ngứa phần nào. Khi dừng uống thuốc thì lại nó lại nổi và ngứa tiếp. Mong bác sĩ cho cháu biết đó là dấu hiệu của bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Ngứa nổi mụn nước là biểu hiện của nhiều bệnh, em cung cấp thông tin quá ít nên không thể xác định em bị bệnh gì. Theo em cung cấp thông tin nếu em còn bị ngứa ngoài 2 tay, chân, ngứa nhiều về đêm, có tổn thương ở vùng sinh dục thì có thể là bị ghẻ. Còn chỉ bị ở tay chân mang tính chất đối xứng coi chừng em bị viêm da cơ địa. Vì vập em nên cung cấp thông tin lại càng đầy đủ càng tốt để bác sĩ có cơ sở trả lời.
Chúc em khỏe!
Nổi nhiều mụn đỏ không ngứa không sốt ở tay là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: KENYEN
Chào bác sĩ!
Con năm nay 18 tuổi, là nam. Không hiểu sao trên 2 tay và cổ lại có rất nhiều mụt đỏ như muỗi đốt nhưng lại không ngứa cũng không sốt, ngày 1 thì ít ngày 3 thì lại có nhiều hơn ở hai tay. Con rất hoang mang, mong bác sĩ giúp con ạ!
Con cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh dị ứng không rõ căn nguyên, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp. Nguyên nhân rõ ràng của căn bệnh chưa được tìm ra, nhưng bệnh thường khởi phát sau nhiễm khuẩn đường hô hấp vài tuần trước khi xuất hiện các biểu hiện. Sự phát hiện liên cầu khuẩn trong họng và sự tăng tỷ lệ streptolysin O góp phần sinh bệnh của liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác cũng bị nghi ngờ là lí do như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, varicella, adenovirus, nấm… Ở một số tình huống sau khi uống thuốc, côn trùng đốt cũng có thể mắc bệnh.
Đây là một bệnh hệ thống nên biểu hiện đầu tiên của viêm mao mạch dị ứng xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi đó, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, sau đó là xuất hiện các ban đặc hiệu kèm theo các biểu hiện lâm sàng khác như:
– Ở da: Xuất huyết là biểu hiện đầu tiên gặp trên 50% các tình huống ở giai đoạn tiến triển, các nốt xuất huyết thường gặp là mặt duỗi tay chân, nhất là quanh hai mắt cá trong và ngoài, đùi, mông, cánh tay, cẳng tay, ít gặp ở thân mình, đôi khi ở tai, ống tai, mũi, bộ phận sinh dục ngoài. Tuy nhiên, các xuất huyết này không ngứa. Các tổn thương là ban xuất huyết do thành mạch có dạng chấm, nốt thường là gờ cao hơn mặt da (do thâm nhiễm), có thể có mề đay, bọng nước hoặc bầm máu và ban hoại tử. Biểu hiện các ban nặng thêm khi bệnh nhân đứng lên, có thể phát hiện phù (ấn lõm, phù hay gặp ở trẻ nhỏ), tổn thương có tính đối xứng. Đây là một trong những biểu hiển dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như: viêm não mô cầu; xuất huyết giảm tiểu cầu; luput ban đỏ hệ thống…
– Ở khớp: đây là triệu chứng gặp trong 75% các tình huống mắc viêm mao mạch dị ứng. Khi đó, tại các khớp gần kề với vị trí của ban xuất huyết: cổ chân, gối, khuỷu, hiếm khi ở cổ tay và bàn tay. Vai, ngón chân và cột sống cũng có khi bị tác động. Người bệnh thường thấy đau khớp, hạn chế cử động. Các khớp đau thường có tính chất đối xứng, phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối hợp…
– Tiêu hoá: Biểu hiện gặp trong 37-66% các tình huống mắc viêm mao mạch dị ứng, ở một số tình huống là khởi đầu của bệnh. Khi đó, bệnh nhân thường bị đau bụng vùng quanh rốn, đau nhâm nhẩm, liên tục, nếu ấn, bệnh nhân thấy đau hơn. Bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nôn. Thời gian đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày hay tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, có triệu chứng nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu kèm theo đau bụng dữ dội. Lồng ruột cấp và thường ở vị trí hồi tràng.
– Hồi tràng là biến chứng trầm trọng nhất của tổn thương đường tiêu hoá có thể gặp trong 5% tình huống… Tổn thương thận: Đây là một trong những tổn thương thường 25-50% ở giai đoạn cấp. Với các triệu chứng đái máu đại thể hoặc vi thể, protein niệu, tình huống protein niệu kéo dài thường phối hợp với đái máu vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu mà không thấy nhiễm khuẩn… Một số tình huống trẻ em có hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh (protein niệu số lượng nhiều một cách thất thường, đái máu). Những bệnh nhân có hội chứng này thì có tiên lượng rất xấu. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như: viêm tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim…
Trường hợp của bạn các triệu chứng trên 2 tay và cổ lại có rất nhiều mụt đỏ như muỗi đốt nhưng lại không ngứa cũng không sôt. Như vậy rất có thể bạn đã bị tổn thương da do viêm mao mạch dị ứng. Nếu những nốt đỏ nổi dày bạn nên đi khám để xác định bệnh một cách chính xác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị nổi đỏ ở chân tay, vết ngứa thâm đen là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: thành long
Con chào bác sĩ!
Con năm nay 19 tuổi, là nam. Con đã bị bệnh khoảng gần 1 năm rồi. Khoảng giai đầu con bị ngứa gãi trầy xước ở chân tay và mông đùi. Khi đi khám bác sĩ bảo con bị ghẻ ngứa, con uống thuốc được một thời gian thấy đỡ rồi bị lại. Sau đó ở khuỷu tay ở mông và hai bên đùi ngứa gãi có thương hình vòng tròn như bị lác ở giữa vết thương. 1 thời gian thì lành nhưng ở bên rìa hình vòng tròn khi ngứa lại nổi lên cứ vậy mà loang to ra khi đi khám bác sĩ điều trị khám là bị lác đồng tiền và bị nấm. Con uống thuốc 1 thời gian cũng thấy giảm hẳn, nhưng khoảng tuần sau con lại bị ngứa và nổi mẩn đỏ rất nhiều như ở tay, chân, mông, và 2 bên đùi đi khám bác sĩ điều trị là bị nấm, viêm da cơ địa uống thuốc được một vài tuần thấy đỡ hẳn nhưng vẫn không dứt hết. Hiện nay lại nổi thêm mụn đỏ đỏ ở tay, đùi và bụng, những vết thương hiện nay đã thâm đen. Con vẫn đang uống thuốc mà vẫn không hết. Hiện nay con đang điều trị ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương (thành phố Hồ Chí Minh). Con xin bác sĩ tư vấn cho con ạ.
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp không rõ ràng nên bác cũng không hình dung được để trả lời cho cháu. Cháu đang ở thành phố Hồ Chí Minh, cháu nên bỏ ít thời gian đến bác khám cụ thể và điều trị cho cháu là tốt nhất.
Chúc cháu sức khỏe!
Lứa tuổi 14 đến 19 hiện nay đang bắt đầu chú tâm đến các triệu chứng bên ngoài có liên quan đến sức khỏe. Và một trong các vấn đề mà họ không thể bỏ qua chính là hiện tượng ngứa xung quanh vùng tay do nhiều nguyên nhân.
Ngứa tay chân, mụn nước nhỏ liti mọc thành mảng ở bàn tay phải
Câu hỏi bởi: Hoa Hoa
Chào bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi, dạo gần đây, thời tiết trở nên oi nóng (ai cũng mệt mỏi vì thời tiết, luôn cảm thấy nóng trong người), tay chân em bị ngứa, em gãi đến đỏ cả tay chân, nó không ngứa liên tục, mà cứ vào 1 lúc nào đó thì ngứa, gãi xong thì thôi, còn xuất hiện các mụn nước nhỏ liti mọc thành mảng ở bàn tay phải (nó rất nhỏ), đối xứng với nó, tay trái cũng có 1 mảng ngay chỗ đó, các nút này không ngứa. Em xin hỏi bác sĩ đây là hiện tượng do thời tiết nắng nóng hay sao mà như vậy, nếu không bác sĩ cho em cách chữa trị sớm nhất.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu chung cấp cháu bị viêm da dị ứng. Trong giai đoạn thời tiết nóng ẩm bệnh nà dễ xảy ra nếu để ra mồi hôi nhiều và vệ sinh kém.
Bệnh này cũ hay xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng. Các yếu tố khác có thể làm xấu đi các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm:
Tắm nóng hoặc tắm vòi sen dài.
Da khô.
Stress.
Đổ mồ hôi.
Nhanh chóng thay đổi nhiệt độ.
Độ ẩm thấp.
Dung môi, chất tẩy rửa, xà phòng.
Lông thú vật hoặc vải nhân tạo hoặc quần áo.
Cát bụi.
Khói thuốc lá.
Một số loại thực phẩm như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì.
Bây giờ cháu chú ý các nguyên nhân làm bệnh nặng lên thì tránh và thường xuyên vệ sinh thân thể, tránh nóng ẩm, hạn chế giãi khi ngứa và uống 1 viên Medrol 16mg + 1 viên Telfast 180mg mỗ ngày 1 lần liên tục 5 ngày.
Chào cháu!
Ngứa chân, tay, bong vảy trắng là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: 0
Thưa bác sĩ!
Con em năm nay 16 tuổi, là nữ. Khoảng hơn một tháng nay, cháu có dấu hiệu ngứa ở bàn chân và lòng bàn tay, rất ngứa, khi gãi có bị bong tróc lớp vảy trắng, mạnh có thể thể lột ra, gây rát. Bác sĩ có thể giải đáp giúp đó là biểu hiện của bệnh gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Thông tin cháu mô tả cháu bị chàm khô. Chàm khô lòng bàn tay chân còn gọi là á sừng bàn tay chân. Biểu hiên bệnh là ngứa và bong tróc da. Bệnh này hay tái phát. Hiện tại cháu có thể dùng Beprosazone bôi 2 lần mỗi ngày và nên uống kèm Cetirizin 10mg; Enervon C, Fazincol 10mg; vitamin A 50000UI. Mỗi thứ 1 viên, 2 lần một ngày, liên tục 2 tuần. Hạn chế ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như thịt bò, gà, hải sản. Nên ăn nhiều rau quả.
Chào cháu!
Nổi mụn ngứa ở tay và chân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Minh Tâm
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 19 tuổi. Đã hơn một tháng nay cháu bị nổi những mụn ngứa khắp hai cánh tay và chân. Cháu tưởng mình bị dị ứng nên mua thuốc uống nhưng thuốc chỉ làm bớt ngứa phần nào. Khi dừng uống thuốc thì lại nó lại nổi và ngứa tiếp. Mong bác sĩ cho cháu biết đó là dấu hiệu của bệnh gì?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Ngứa nổi mụn nước là biểu hiện của nhiều bệnh, em cung cấp thông tin quá ít nên không thể xác định em bị bệnh gì. Theo em cung cấp thông tin nếu em còn bị ngứa ngoài 2 tay, chân, ngứa nhiều về đêm, có tổn thương ở vùng sinh dục thì có thể là bị ghẻ. Còn chỉ bị ở tay chân mang tính chất đối xứng coi chừng em bị viêm da cơ địa. Vì vập em nên cung cấp thông tin lại càng đầy đủ càng tốt để bác sĩ có cơ sở trả lời.
Chúc em khỏe!
Nổi nhiều mụn đỏ không ngứa không sốt ở tay là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: KENYEN
Chào bác sĩ!
Con năm nay 18 tuổi, là nam. Không hiểu sao trên 2 tay và cổ lại có rất nhiều mụt đỏ như muỗi đốt nhưng lại không ngứa cũng không sốt, ngày 1 thì ít ngày 3 thì lại có nhiều hơn ở hai tay. Con rất hoang mang, mong bác sĩ giúp con ạ!
Con cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh dị ứng không rõ căn nguyên, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp. Nguyên nhân rõ ràng của căn bệnh chưa được tìm ra, nhưng bệnh thường khởi phát sau nhiễm khuẩn đường hô hấp vài tuần trước khi xuất hiện các biểu hiện. Sự phát hiện liên cầu khuẩn trong họng và sự tăng tỷ lệ streptolysin O góp phần sinh bệnh của liên cầu khuẩn. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác cũng bị nghi ngờ là lí do như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao, varicella, adenovirus, nấm… Ở một số tình huống sau khi uống thuốc, côn trùng đốt cũng có thể mắc bệnh.
Đây là một bệnh hệ thống nên biểu hiện đầu tiên của viêm mao mạch dị ứng xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Khi đó, người bệnh thường mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hoá, sau đó là xuất hiện các ban đặc hiệu kèm theo các biểu hiện lâm sàng khác như:
– Ở da: Xuất huyết là biểu hiện đầu tiên gặp trên 50% các tình huống ở giai đoạn tiến triển, các nốt xuất huyết thường gặp là mặt duỗi tay chân, nhất là quanh hai mắt cá trong và ngoài, đùi, mông, cánh tay, cẳng tay, ít gặp ở thân mình, đôi khi ở tai, ống tai, mũi, bộ phận sinh dục ngoài. Tuy nhiên, các xuất huyết này không ngứa. Các tổn thương là ban xuất huyết do thành mạch có dạng chấm, nốt thường là gờ cao hơn mặt da (do thâm nhiễm), có thể có mề đay, bọng nước hoặc bầm máu và ban hoại tử. Biểu hiện các ban nặng thêm khi bệnh nhân đứng lên, có thể phát hiện phù (ấn lõm, phù hay gặp ở trẻ nhỏ), tổn thương có tính đối xứng. Đây là một trong những biểu hiển dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như: viêm não mô cầu; xuất huyết giảm tiểu cầu; luput ban đỏ hệ thống…
– Ở khớp: đây là triệu chứng gặp trong 75% các tình huống mắc viêm mao mạch dị ứng. Khi đó, tại các khớp gần kề với vị trí của ban xuất huyết: cổ chân, gối, khuỷu, hiếm khi ở cổ tay và bàn tay. Vai, ngón chân và cột sống cũng có khi bị tác động. Người bệnh thường thấy đau khớp, hạn chế cử động. Các khớp đau thường có tính chất đối xứng, phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối hợp…
– Tiêu hoá: Biểu hiện gặp trong 37-66% các tình huống mắc viêm mao mạch dị ứng, ở một số tình huống là khởi đầu của bệnh. Khi đó, bệnh nhân thường bị đau bụng vùng quanh rốn, đau nhâm nhẩm, liên tục, nếu ấn, bệnh nhân thấy đau hơn. Bệnh nhân có thể đau thượng vị lan toả hoặc khu trú, phối hợp với nôn và buồn nôn. Thời gian đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày hay tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, có triệu chứng nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu kèm theo đau bụng dữ dội. Lồng ruột cấp và thường ở vị trí hồi tràng.
– Hồi tràng là biến chứng trầm trọng nhất của tổn thương đường tiêu hoá có thể gặp trong 5% tình huống… Tổn thương thận: Đây là một trong những tổn thương thường 25-50% ở giai đoạn cấp. Với các triệu chứng đái máu đại thể hoặc vi thể, protein niệu, tình huống protein niệu kéo dài thường phối hợp với đái máu vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu mà không thấy nhiễm khuẩn… Một số tình huống trẻ em có hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh (protein niệu số lượng nhiều một cách thất thường, đái máu). Những bệnh nhân có hội chứng này thì có tiên lượng rất xấu. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như: viêm tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim…
Trường hợp của bạn các triệu chứng trên 2 tay và cổ lại có rất nhiều mụt đỏ như muỗi đốt nhưng lại không ngứa cũng không sôt. Như vậy rất có thể bạn đã bị tổn thương da do viêm mao mạch dị ứng. Nếu những nốt đỏ nổi dày bạn nên đi khám để xác định bệnh một cách chính xác.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bị nổi đỏ ở chân tay, vết ngứa thâm đen là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: thành long
Con chào bác sĩ!
Con năm nay 19 tuổi, là nam. Con đã bị bệnh khoảng gần 1 năm rồi. Khoảng giai đầu con bị ngứa gãi trầy xước ở chân tay và mông đùi. Khi đi khám bác sĩ bảo con bị ghẻ ngứa, con uống thuốc được một thời gian thấy đỡ rồi bị lại. Sau đó ở khuỷu tay ở mông và hai bên đùi ngứa gãi có thương hình vòng tròn như bị lác ở giữa vết thương. 1 thời gian thì lành nhưng ở bên rìa hình vòng tròn khi ngứa lại nổi lên cứ vậy mà loang to ra khi đi khám bác sĩ điều trị khám là bị lác đồng tiền và bị nấm. Con uống thuốc 1 thời gian cũng thấy giảm hẳn, nhưng khoảng tuần sau con lại bị ngứa và nổi mẩn đỏ rất nhiều như ở tay, chân, mông, và 2 bên đùi đi khám bác sĩ điều trị là bị nấm, viêm da cơ địa uống thuốc được một vài tuần thấy đỡ hẳn nhưng vẫn không dứt hết. Hiện nay lại nổi thêm mụn đỏ đỏ ở tay, đùi và bụng, những vết thương hiện nay đã thâm đen. Con vẫn đang uống thuốc mà vẫn không hết. Hiện nay con đang điều trị ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương (thành phố Hồ Chí Minh). Con xin bác sĩ tư vấn cho con ạ.
Con xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp không rõ ràng nên bác cũng không hình dung được để trả lời cho cháu. Cháu đang ở thành phố Hồ Chí Minh, cháu nên bỏ ít thời gian đến bác khám cụ thể và điều trị cho cháu là tốt nhất.
Chúc cháu sức khỏe!
Theo ViCare