Hỏi Bác Sĩ -
Bệnh động kinh có biểu hiện khác nhau giữa nam và nữ, nguyên nhân là do khác biệt cấu trúc não, nội tiết tố và ảnh hưởng đến sinh sản. Tuyển chọn dưới đây được tổng hợp những thắc mắc của nữ giới về bệnh này.
Nữ 25 tuổi bị động kinh 10 năm chưa khỏi, chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: tocngan1089
Con chào bác sĩ!
Con năm nay 25 tuổi, là nữ giới. Con rất buồn khi 1 căn bệnh đã theo con 10 năm nay rồi, đó là bệnh động kinh. Năm 14 tuổi khi đang học lớp 9 thì con đột nhiên bị bệnh này mà không rõ lí do. Con đi khám bác sĩ nào cũng hỏi con có té ngã hay sốt gì không? Nhưng con không bị những trường hợp đó. Nhiều lúc con đang sinh hoạt bình thường thì lại lên cơn. Con nghe người nhà kể lại là nói lảm nhảm rồi đái dầm. Lúc phát bệnh thì con bị vắng ý thức, không biết lúc đó như thế nào. Thêm nữa là hàng đêm ngủ lúc nào con cũng bị nằm mơ, vì vậy thần kinh con lúc nào cũng phải làm việc. Con mong bác sĩ giúp con chữa hết căn bệnh này, con được khỏe mạnh để phụ giúp cha má. Con đã làm khổ má con vì căn bệnh này nhiều rồi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu đã kể các biểu hiện của bệnh mà cháu đã mắc phải đó là bệnh động kinh. Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh bao gồm tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chẩn điện não. Đôi khi cho phép chẩn đoán động kinh chỉ dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng vì khoảng 15-20% bệnh nhân có triệu chứng về lâm sàng rất điển hình của động kinh nhưng điện não lại không có sóng động kinh.
Điều trị bệnh động kinh người bệnh phải dùng thuốc liên tục trong vòng 3 năm bệnh ổn định không lên một cơn nào, cứ 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần, nếu tốt thì lúc đó mới được phép giảm dần liều từ từ và ngừng thuốc. Thuốc chữa trị động kinh phải chọn loại thuốc phù hợp với thể động kinh thì mới có tác dụng cắt cơn. Liều thuốc uống phải tính theo mg/cân nặng cơ thể sau đó chỉnh liều dần tới khi liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh. Nếu trong 3 năm mà bệnh tái phát dù chỉ là 1 cơn cũng phải chữa trị lại từ đầu. Muốn khỏi bệnh động thì phải kiên trì chữa trị.
Chúc cháu thành công!
Cách điều trị bệnh động kinh
Câu hỏi bởi: Vyvy
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, cháu bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì cháu bị sốt cao. Cháu không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó cháu bị bệnh động kinh. Năm 7 tuổi, cháu đi khám và điện não đồ thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó cháu cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của cháu là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩn bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Cháu cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho cháu cách điều trị không? Và cháu muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà cháu khá khó khăn? Hiện tại cháu đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp cháu.
Cháu cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau (có nhiều loại cơn động kinh khác nhau). Động kinh cơn lớn là loại cơn xảy ra đột ngột, đột nhiên bệnh nhân ngã lăn ra đất rồi lên con co gật tay chân, mắt trợn, sùi bọt mép, trong cơn mất ý thức tức là người bệnh không biết gì hết. Động kinh cơn lớn một cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. Động kinh cơn nhỏ, trong đó có nhiều loại cơn nhỏ khác nhau (cơn vắng, cơn mất trương lực, cơn giật nhóm cơ…).
Động kinh cơn nhỏ loại cơn vắng biểu hiện đột nhiên xuất hiện cơn, người bệnh ngồi ngây người, mắt nhìn thẳng như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngừng các động tác đang làm, sau 5-10 giây bệnh nhân như sực tỉnh lại và lại tiếp tục động tác mình đang làm dở. Cơn vắng trong cơn cũng mất ý thức tức là bệnh nhân không biết gì khi lên cơn.
Theo mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần.
Sao cháu lại bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và cháu mới học đại học được chứ. Chi phí cho chữa trị cũng không đắt lắm, một lần làm điện não đồ khoảng 50 ngàn đồng, tiền thuốc khoảng dưới 10 ngàn đồng/ngày. Hiện nay ngành Tâm thần có dự án phòng chống động kinh và trầm cảm trên phạm vi cả nước, người bệnh được điều trị miễn phí, cháu liên hệ với Bệnh viện Tâm thần nơi cháu cư trú hay ở tỉnh nơi cháu sinh ra thử xem để xin chữa trị miễn phí. Bác nghĩ là cháu phải chữa trị bệnh ổn định thì mới học đại học được.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Mang thai uống thuốc động kinh có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nữ năm nay 28 tuổi. Năm 16 tuổi bị hiện tượng tự nhiên co giật chân tay không ý thức được. Đi khám phát hiện bị bệnh động kinh và bác sĩ chỉ định uống thuốc Phenytoil, em dùng trong thời gian khá dài, khoảng 2 năm. Sau đó em tự động ngừng thuốc, chỉ khi nào có cơn co giật em mới uống. Hiện em đang có ý định lập gia đình và em tìm hiểu thì được biết nếu bà mẹ mắc bệnh mà mang thai thì tác động đến thai nhi (em bé bị dị tật) em rất lo lắng về vấn đề này.
Mặt khác em cũng rất sợ nếu chồng và gia đình chồng phát hiện em bị bệnh này họ sẽ không thông cảm và đón nhận em nữa. Em đang rất hoang mang. Rất mong bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị nào tốt nhất. Và nếu bây giờ em tiếp tục uống thuốc điều trị cho đến khi có bầu em không dùng nữa. Nếu trong quá trình có bầu em xuất hiện cơn co giật thì có tác động đến thai nhi không? Trong khi có bầu có được uống thuốc này không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã có chẩn đoán bệnh và được uống thuốc Phenytoil thì như vậy bệnh đã rõ rồi. Phenytoin qua rau thai, vì thuốc có khả năng làm tăng khuyết tật thai nhi do vậy làm thai tác động. Cơn động kinh có thể tăng trong thai kỳ đòi hỏi phải tăng liều do vậy có thể. dẫn đến chảy máu ở mẹ khi sinh và ở trẻ sơ sinh. Vì thế nếu đã có chẩn đoán chính xác bệnh thì bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn và đơn của thầy thuốc chuyên khoa thần kinh nhé. Có những bệnh không xử lý được cần phải chấp nhận và có sự thông cảm của những người xung quanh.
Chúc bạn khỏe.
Chồng có cần dừng thuốc động kinh nếu muốn có con không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 21 tuổi, chồng cháu 24 tuổi. Chồng cháu bệnh động kinh nay 8 năm và hiện tại đang dùng thuốc Encorate Chrono 500 được gần 2 năm rồi và bệnh khá ổn định. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là vợ chồng cháu muốn đẻ con thì chồng cháu có phải ngưng thuốc một thời gian không? Hoặc nếu vẫn dùng thuốc thì có tác động tới việc có con và có tác động tới con cái sau này không? Mong sớm nhận được lời đáp của bác sĩ.
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Động kinh là một bệnh do các lí do như di truyền, chấn thương sọ não, u não… Vì thế, cha mẹ khỏe cũng có thể đẻ con bị động kinh. Và không phải cha mẹ bị động kinh là con có thể bị di truyền. Nguy cơ động kinh ở các trẻ có bố, mẹ bị bệnh chỉ khoảng 4-8%, trong khi ở những trẻ thông thường là 1-2 %, mức chênh lệch không nhiều, mặt khác, sự di truyền còn tác động bởi tính chất, thể loại bệnh.
Chồng cháu bị bệnh động kinh đã 8 năm và hiện tại đang dùng thuốc Encorate Chrono 500 được gần 2 năm và bệnh khá ổn định. Nếu muốn đẻ con vợ chồng cháu cần thảo luận rất kĩ với bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc vì Encorate Chrono là một loại thuốc có thành phần Valprote không tác động đến mật độ nhưng có tác động đến hình dạng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Chồng cháu không nên tự ý ngưng uống thuốc hoặc thay đổi liều, vì có thể làm tình trạng động kinh nặng thêm. Bác sĩ chuyên khoa có thể cho chồng cháu sử dụng loại thuốc ít tác động hơn.
Chúc vợ chồng cháu khỏe mạnh!
Bệnh động kinh có biểu hiện khác nhau giữa nam và nữ, nguyên nhân là do khác biệt cấu trúc não, nội tiết tố và ảnh hưởng đến sinh sản. Tuyển chọn dưới đây được tổng hợp những thắc mắc của nữ giới về bệnh này.
Nữ 25 tuổi bị động kinh 10 năm chưa khỏi, chữa trị ra sao?
Câu hỏi bởi: tocngan1089
Con chào bác sĩ!
Con năm nay 25 tuổi, là nữ giới. Con rất buồn khi 1 căn bệnh đã theo con 10 năm nay rồi, đó là bệnh động kinh. Năm 14 tuổi khi đang học lớp 9 thì con đột nhiên bị bệnh này mà không rõ lí do. Con đi khám bác sĩ nào cũng hỏi con có té ngã hay sốt gì không? Nhưng con không bị những trường hợp đó. Nhiều lúc con đang sinh hoạt bình thường thì lại lên cơn. Con nghe người nhà kể lại là nói lảm nhảm rồi đái dầm. Lúc phát bệnh thì con bị vắng ý thức, không biết lúc đó như thế nào. Thêm nữa là hàng đêm ngủ lúc nào con cũng bị nằm mơ, vì vậy thần kinh con lúc nào cũng phải làm việc. Con mong bác sĩ giúp con chữa hết căn bệnh này, con được khỏe mạnh để phụ giúp cha má. Con đã làm khổ má con vì căn bệnh này nhiều rồi.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Cháu đã kể các biểu hiện của bệnh mà cháu đã mắc phải đó là bệnh động kinh. Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh bao gồm tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chẩn điện não. Đôi khi cho phép chẩn đoán động kinh chỉ dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng vì khoảng 15-20% bệnh nhân có triệu chứng về lâm sàng rất điển hình của động kinh nhưng điện não lại không có sóng động kinh.
Điều trị bệnh động kinh người bệnh phải dùng thuốc liên tục trong vòng 3 năm bệnh ổn định không lên một cơn nào, cứ 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần, nếu tốt thì lúc đó mới được phép giảm dần liều từ từ và ngừng thuốc. Thuốc chữa trị động kinh phải chọn loại thuốc phù hợp với thể động kinh thì mới có tác dụng cắt cơn. Liều thuốc uống phải tính theo mg/cân nặng cơ thể sau đó chỉnh liều dần tới khi liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh. Nếu trong 3 năm mà bệnh tái phát dù chỉ là 1 cơn cũng phải chữa trị lại từ đầu. Muốn khỏi bệnh động thì phải kiên trì chữa trị.
Chúc cháu thành công!
Cách điều trị bệnh động kinh
Câu hỏi bởi: Vyvy
Chào bác sĩ.
Cháu là nữ, năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, cháu bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì cháu bị sốt cao. Cháu không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó cháu bị bệnh động kinh. Năm 7 tuổi, cháu đi khám và điện não đồ thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó cháu cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của cháu là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩn bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Cháu cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho cháu cách điều trị không? Và cháu muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà cháu khá khó khăn? Hiện tại cháu đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp cháu.
Cháu cảm ơn nhiều ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau (có nhiều loại cơn động kinh khác nhau). Động kinh cơn lớn là loại cơn xảy ra đột ngột, đột nhiên bệnh nhân ngã lăn ra đất rồi lên con co gật tay chân, mắt trợn, sùi bọt mép, trong cơn mất ý thức tức là người bệnh không biết gì hết. Động kinh cơn lớn một cơn kéo dài khoảng 5-10 phút. Động kinh cơn nhỏ, trong đó có nhiều loại cơn nhỏ khác nhau (cơn vắng, cơn mất trương lực, cơn giật nhóm cơ…).
Động kinh cơn nhỏ loại cơn vắng biểu hiện đột nhiên xuất hiện cơn, người bệnh ngồi ngây người, mắt nhìn thẳng như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngừng các động tác đang làm, sau 5-10 giây bệnh nhân như sực tỉnh lại và lại tiếp tục động tác mình đang làm dở. Cơn vắng trong cơn cũng mất ý thức tức là bệnh nhân không biết gì khi lên cơn.
Theo mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần.
Sao cháu lại bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và cháu mới học đại học được chứ. Chi phí cho chữa trị cũng không đắt lắm, một lần làm điện não đồ khoảng 50 ngàn đồng, tiền thuốc khoảng dưới 10 ngàn đồng/ngày. Hiện nay ngành Tâm thần có dự án phòng chống động kinh và trầm cảm trên phạm vi cả nước, người bệnh được điều trị miễn phí, cháu liên hệ với Bệnh viện Tâm thần nơi cháu cư trú hay ở tỉnh nơi cháu sinh ra thử xem để xin chữa trị miễn phí. Bác nghĩ là cháu phải chữa trị bệnh ổn định thì mới học đại học được.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Mang thai uống thuốc động kinh có sao không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nữ năm nay 28 tuổi. Năm 16 tuổi bị hiện tượng tự nhiên co giật chân tay không ý thức được. Đi khám phát hiện bị bệnh động kinh và bác sĩ chỉ định uống thuốc Phenytoil, em dùng trong thời gian khá dài, khoảng 2 năm. Sau đó em tự động ngừng thuốc, chỉ khi nào có cơn co giật em mới uống. Hiện em đang có ý định lập gia đình và em tìm hiểu thì được biết nếu bà mẹ mắc bệnh mà mang thai thì tác động đến thai nhi (em bé bị dị tật) em rất lo lắng về vấn đề này.
Mặt khác em cũng rất sợ nếu chồng và gia đình chồng phát hiện em bị bệnh này họ sẽ không thông cảm và đón nhận em nữa. Em đang rất hoang mang. Rất mong bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị nào tốt nhất. Và nếu bây giờ em tiếp tục uống thuốc điều trị cho đến khi có bầu em không dùng nữa. Nếu trong quá trình có bầu em xuất hiện cơn co giật thì có tác động đến thai nhi không? Trong khi có bầu có được uống thuốc này không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn đã có chẩn đoán bệnh và được uống thuốc Phenytoil thì như vậy bệnh đã rõ rồi. Phenytoin qua rau thai, vì thuốc có khả năng làm tăng khuyết tật thai nhi do vậy làm thai tác động. Cơn động kinh có thể tăng trong thai kỳ đòi hỏi phải tăng liều do vậy có thể. dẫn đến chảy máu ở mẹ khi sinh và ở trẻ sơ sinh. Vì thế nếu đã có chẩn đoán chính xác bệnh thì bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn và đơn của thầy thuốc chuyên khoa thần kinh nhé. Có những bệnh không xử lý được cần phải chấp nhận và có sự thông cảm của những người xung quanh.
Chúc bạn khỏe.
Chồng có cần dừng thuốc động kinh nếu muốn có con không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 21 tuổi, chồng cháu 24 tuổi. Chồng cháu bệnh động kinh nay 8 năm và hiện tại đang dùng thuốc Encorate Chrono 500 được gần 2 năm rồi và bệnh khá ổn định. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ là vợ chồng cháu muốn đẻ con thì chồng cháu có phải ngưng thuốc một thời gian không? Hoặc nếu vẫn dùng thuốc thì có tác động tới việc có con và có tác động tới con cái sau này không? Mong sớm nhận được lời đáp của bác sĩ.
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Động kinh là một bệnh do các lí do như di truyền, chấn thương sọ não, u não… Vì thế, cha mẹ khỏe cũng có thể đẻ con bị động kinh. Và không phải cha mẹ bị động kinh là con có thể bị di truyền. Nguy cơ động kinh ở các trẻ có bố, mẹ bị bệnh chỉ khoảng 4-8%, trong khi ở những trẻ thông thường là 1-2 %, mức chênh lệch không nhiều, mặt khác, sự di truyền còn tác động bởi tính chất, thể loại bệnh.
Chồng cháu bị bệnh động kinh đã 8 năm và hiện tại đang dùng thuốc Encorate Chrono 500 được gần 2 năm và bệnh khá ổn định. Nếu muốn đẻ con vợ chồng cháu cần thảo luận rất kĩ với bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc vì Encorate Chrono là một loại thuốc có thành phần Valprote không tác động đến mật độ nhưng có tác động đến hình dạng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Chồng cháu không nên tự ý ngưng uống thuốc hoặc thay đổi liều, vì có thể làm tình trạng động kinh nặng thêm. Bác sĩ chuyên khoa có thể cho chồng cháu sử dụng loại thuốc ít tác động hơn.
Chúc vợ chồng cháu khỏe mạnh!
Theo ViCare