Hỏi Bác Sĩ -
Người trung niên nếu mắc chứng thận ứ nước cần lưu ý những gì? Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Thận ứ nước độ 3 kèm sỏi, có nên mổ?
Câu hỏi bởi: Lê Minh Công
Chào bác sĩ.
Mẹ em 59 tuổi, nhập viện 2 ngày nay vì thận ứ nước độ 3, còn có sỏi nữa, bác sĩ chỉ định mổ. Em rất lo lắng, mong cho lời khuyên cũng như giải thích rõ hơn về bệnh tình của mẹ em. Mẹ ốm lắm, chưa đầy 40 kg.
Em cảm ơn bác sĩ.
Chào em Công.
Qua thông tin em cung cấp thì mẹ em bị sỏi thận, hiện gây biến chứng ứ nước ở thận, bác sĩ có chỉ định mổ lấy sỏi là đúng và càng mổ sớm càng tốt. Vì nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng: nhiễm trùng, suy thận… Nếu mẹ yếu quá thì bác sĩ sẽ cho nâng tổng trạng bằng thuốc, dịch truyền… rồi mới mổ. Em cứ yên tâm và toàn tâm lo cho mẹ, tăng cường dinh dưỡng hợp lý để chuẩn bị mổ, em nhé.
Chúc mẹ em có nhiều sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thận ứ nước tiểu đã chữa trị nhưng đau lại, đau thắt vùng bụng, lưng, tiểu khó
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ em 47 tuổi mà bị thận ứ nước cấp độ II ở thận trái, nhưng đã được tán thận, bác sĩ kêu là bớt, qua tháng thứ 7 thì mẹ em lại có dấu hiệu đau lại, biểu hiện là đau thắt vùng bụng, lưng, tiểu khó, đi khám thi bị thận ứ nước bên thận phải cấp độ I. Xin hỏi bác sĩ lí do tái phát bệnh và cách chữa trị.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng thận ứ nước có thể do nhiều lí do gây ra (sỏi thận, tiết niệu, viêm nhiễm, khối u,…) và tùy theo lí do mà có cách xử trí khác nhau. Trường hợp của mẹ em có ứ nước thận, đã chữa trị có lẽ là tán sỏi thận.
Do vậy, cần theo dõi sau chữa trị và tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu đợt này đau lại, tiểu khó thì em nên sớm đưa mẹ tới khám lại, qua khám lâm sàng và xét nghiệm các bác sĩ mới xác định chính xác lí do gây rối loạn (có thể do sỏi tái phát, viêm nhiễm,…) và từ đó có hướng khắc phục thích hợp.
Chúc mẹ em mau khỏi bệnh!
Bị thận ứ nước, niệu quản giãn có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi năm nay 54 tuổi. Thận phải ứ nước độ 2, không sỏi. Nhưng niệu quản giãn 11mm đến đoạn thành bàng quang có viên sỏi kích thước 12x7mm. Mẹ tôi bị như vậy có nguy hiểm không? Phương pháp chữa trị như thế nào? Tán sỏi hay phải mổ hở hay mổ nội soi? Chi phí khoảng bao nhiêu? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 10 – 15% dân số, chiếm 45 – 50% bệnh tiết niệu. Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp chữa trị hết sỏi, không tác động đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Việc quyết định lựa chọn phương pháp chữa trị sỏi dựa vào các tiêu chí sau: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận.
1. Điều trị Ngoại khoa: Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể. Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm. Vị trí: sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.
Tán sỏi nội soi ngược dòng. Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng Laser đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước < 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận, và đưa ống nội soi đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng Laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận. Sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng Robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.
2. Điều trị Nội khoa: Với những vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.
Chi phí cho ca tán sỏi ở các bệnh viện công không quá cao khoảng 2-3 triệu đồng cho một lần tán sỏi bạn nhé.
Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh!
Thận ứ nước cấp độ 2 có cần phải mổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ của tôi năm nay 58 tuổi, khi đi khám ở bệnh viện Thống Nhất được biết thận phải có kích thước bình thường đài bể thận ứ nước độ 2 do hai viên sỏi niệu quản nằm sát nhau ở niệu đoạn 1/3 trên (3x2mm và 8x4mm), thận trái bình thường. Vậy mẹ tôi có cần phải mổ không ạ? Và nghe nói bệnh về thận uống bắc sẽ tốt hơn đúng không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn.
Trường hợp mẹ bạn bị thận ứ nước độ 2. Nguyên nhân là do sỏi niệu quản thì cần theo dõi qua siêu âm 3 tháng/lần, đánh giá chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, xạ hình thận. Bệnh có thể giảm độ nhưng cũng có thể tăng lên độ 3-4.
Trường hợp của mẹ bạn sỏi niệu quản còn bé thì có thể chưa cần phẫu thuật nhưng các bác sĩ có thể chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Mẹ bạn nên uống thuốc tây để chữa trị các biểu hiện cấp, sau đó có thể uống thuốc bắc, thuốc nam. Tuy nhiên, trước khi uống thuốc bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc vì không giống như thuốc Tây được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ở một mức độ nhất định, các thành phần thuốc Bắc trôi nổi trên thị trường hiện nay đều không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định chất lượng, không ghi rõ chỉ định và không rõ thành phần. Vì thế, chúng có thể là mối nguy hại tiềm ẩn Về chế độ dinh dưỡng mẹ bạn nên lưu ý cần ăn nhiều rau quả. Điều cần nhất mỗi khi mắc tiểu ta nên đi tiểu ngay, không cố nén quá lâu, nước tiểu ứ lâu là nhân tố nhiễm trùng tiểu và hóa sỏi.
Chúc bạn và mẹ mạnh khoẻ!
Người trung niên nếu mắc chứng thận ứ nước cần lưu ý những gì? Tuyển chọn câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Thận ứ nước độ 3 kèm sỏi, có nên mổ?
Câu hỏi bởi: Lê Minh Công
Chào bác sĩ.
Mẹ em 59 tuổi, nhập viện 2 ngày nay vì thận ứ nước độ 3, còn có sỏi nữa, bác sĩ chỉ định mổ. Em rất lo lắng, mong cho lời khuyên cũng như giải thích rõ hơn về bệnh tình của mẹ em. Mẹ ốm lắm, chưa đầy 40 kg.
Em cảm ơn bác sĩ.
Chào em Công.
Qua thông tin em cung cấp thì mẹ em bị sỏi thận, hiện gây biến chứng ứ nước ở thận, bác sĩ có chỉ định mổ lấy sỏi là đúng và càng mổ sớm càng tốt. Vì nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng: nhiễm trùng, suy thận… Nếu mẹ yếu quá thì bác sĩ sẽ cho nâng tổng trạng bằng thuốc, dịch truyền… rồi mới mổ. Em cứ yên tâm và toàn tâm lo cho mẹ, tăng cường dinh dưỡng hợp lý để chuẩn bị mổ, em nhé.
Chúc mẹ em có nhiều sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Thận ứ nước tiểu đã chữa trị nhưng đau lại, đau thắt vùng bụng, lưng, tiểu khó
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ em 47 tuổi mà bị thận ứ nước cấp độ II ở thận trái, nhưng đã được tán thận, bác sĩ kêu là bớt, qua tháng thứ 7 thì mẹ em lại có dấu hiệu đau lại, biểu hiện là đau thắt vùng bụng, lưng, tiểu khó, đi khám thi bị thận ứ nước bên thận phải cấp độ I. Xin hỏi bác sĩ lí do tái phát bệnh và cách chữa trị.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng thận ứ nước có thể do nhiều lí do gây ra (sỏi thận, tiết niệu, viêm nhiễm, khối u,…) và tùy theo lí do mà có cách xử trí khác nhau. Trường hợp của mẹ em có ứ nước thận, đã chữa trị có lẽ là tán sỏi thận.
Do vậy, cần theo dõi sau chữa trị và tuân thủ theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu đợt này đau lại, tiểu khó thì em nên sớm đưa mẹ tới khám lại, qua khám lâm sàng và xét nghiệm các bác sĩ mới xác định chính xác lí do gây rối loạn (có thể do sỏi tái phát, viêm nhiễm,…) và từ đó có hướng khắc phục thích hợp.
Chúc mẹ em mau khỏi bệnh!
Bị thận ứ nước, niệu quản giãn có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi năm nay 54 tuổi. Thận phải ứ nước độ 2, không sỏi. Nhưng niệu quản giãn 11mm đến đoạn thành bàng quang có viên sỏi kích thước 12x7mm. Mẹ tôi bị như vậy có nguy hiểm không? Phương pháp chữa trị như thế nào? Tán sỏi hay phải mổ hở hay mổ nội soi? Chi phí khoảng bao nhiêu? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỉ lệ 10 – 15% dân số, chiếm 45 – 50% bệnh tiết niệu. Sỏi thận tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp chữa trị hết sỏi, không tác động đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Việc quyết định lựa chọn phương pháp chữa trị sỏi dựa vào các tiêu chí sau: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận.
1. Điều trị Ngoại khoa: Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể. Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm. Vị trí: sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản.
Tán sỏi nội soi ngược dòng. Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi. Tán những sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng Laser đang được thực hiện ở những nước phát triển thế giới, ưu việt hơn hẳn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước < 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận, và đưa ống nội soi đường kính 10 – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng Laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận. Sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng Robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.
2. Điều trị Nội khoa: Với những vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.
Chi phí cho ca tán sỏi ở các bệnh viện công không quá cao khoảng 2-3 triệu đồng cho một lần tán sỏi bạn nhé.
Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh!
Thận ứ nước cấp độ 2 có cần phải mổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ của tôi năm nay 58 tuổi, khi đi khám ở bệnh viện Thống Nhất được biết thận phải có kích thước bình thường đài bể thận ứ nước độ 2 do hai viên sỏi niệu quản nằm sát nhau ở niệu đoạn 1/3 trên (3x2mm và 8x4mm), thận trái bình thường. Vậy mẹ tôi có cần phải mổ không ạ? Và nghe nói bệnh về thận uống bắc sẽ tốt hơn đúng không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn.
Trường hợp mẹ bạn bị thận ứ nước độ 2. Nguyên nhân là do sỏi niệu quản thì cần theo dõi qua siêu âm 3 tháng/lần, đánh giá chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, xạ hình thận. Bệnh có thể giảm độ nhưng cũng có thể tăng lên độ 3-4.
Trường hợp của mẹ bạn sỏi niệu quản còn bé thì có thể chưa cần phẫu thuật nhưng các bác sĩ có thể chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể. Mẹ bạn nên uống thuốc tây để chữa trị các biểu hiện cấp, sau đó có thể uống thuốc bắc, thuốc nam. Tuy nhiên, trước khi uống thuốc bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc vì không giống như thuốc Tây được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ở một mức độ nhất định, các thành phần thuốc Bắc trôi nổi trên thị trường hiện nay đều không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định chất lượng, không ghi rõ chỉ định và không rõ thành phần. Vì thế, chúng có thể là mối nguy hại tiềm ẩn Về chế độ dinh dưỡng mẹ bạn nên lưu ý cần ăn nhiều rau quả. Điều cần nhất mỗi khi mắc tiểu ta nên đi tiểu ngay, không cố nén quá lâu, nước tiểu ứ lâu là nhân tố nhiễm trùng tiểu và hóa sỏi.
Chúc bạn và mẹ mạnh khoẻ!
Theo ViCare