Thắc mắc về hiện tượng thiếu máu ở bé dưới 1 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Thiếu máu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Những câu hỏi sau được chọn lọc từ các trường hợp trẻ em dưới 1 tuổi mắc phải vấn đề này.

Bé 5 tháng tuổi bị thiếu máu


Câu hỏi bởi: Nguyễn Quỳnh

Chào bác sĩ.

Cháu có một bé trai vừa tròn 5 tháng tuổi nặng 8kg, cháu sống ở thành phố Sơn La, vừa rồi cháu có cho con đi làm phân tích 32 thông số máu ở Bệnh viện Medlatic, kết quả là số lượng huyết sắc tố HB 10,5%g/dL giảm, thể tích khối hồng cầu (HCT) 33,4% giảm, thể tích trung bình HC (MCV) 57FL nhỏ, lượng HB trung bình (MCH) 17,9pg thấp, độ phân ba HC (RDW) cao. Bác sĩ kết luận con cháu bị thiếu máu CRNN nhẹ và chỉ định làm điện di hồng cầu, tuy nhiên vì ngày hôm sau là ngày nghỉ lễ nên cháu chưa cho con làm điện di hồng cầu được. Cháu muốn hỏi bác sĩ bệnh thiếu máu CRNN có nguy hiểm không, nó tác động như thế nào tới sự phát triển của con cháu, cách chữa như thế nào? Bây giờ cháu muốn làm lại tổng phân tích máu 32 chỉ số và làm điện di hồng cầu luôn thì nên làm ở bệnh viện nào ngoài Bệnh viện Medlatic?

Cháu cám ơn.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Bạn cho bé xét nghiệm phân tích máu 32 thông số tuy hiện đại có nhiều số liệu để phân tích nhưng vẫn là kỹ thuật xét nghiệm thường quy mang tính thăm dò tổng quát, chung chung, không phải là xét nghiệm chuyên sâu có giá trị chẩn đoán cụ thể một bệnh nào cả, từ kết quả ban đầu này, các bác sĩ kết hợp với các biểu hiện lâm sàng sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm thấy cần làm tiếp để chẩn đoán xác định bệnh. Không có bệnh thiếu máu CRNN mà chữ CRNN là chữ viết tắt. Qua kết quả xét nghiệm tổng quát bác sĩ thấy chỉ số HB nhỏ hơn bình thường một ít thì kết luận là thiếu máu nhẹ nhưng chưa biết rõ lí do là gì nên viết tắt CRNN, (chữ CRNN nghĩa là chưa rõ nguyên nhân) bạn an tâm.

Con bạn trên kết quả xét nghiệm các thông số chỉ giảm nhẹ, bạn cần theo dõi thêm các dấu hiệu thiếu máu trực tiếp trên trẻ như: da xanh xao, mắt trắng dã, môi nhợt, đưa đi xét nghiệm công thức máu thường quy ở các bệnh viện thấy có số lượng hồng cầu giảm dưới 3 triệu/mm3 máu thì nên đưa bé đi khám bệnh tiếp tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ở đó các bác sĩ sẽ khám bệnh và yêu cầu các xét nghiệm cần thiết, các xét nghiệm chỉ là củng cố hoặc chỉ điểm hướng chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ dựa vào các biểu hiện và kết quả xét nghiệm để định bệnh cho con bạn.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Bé bị thiếu máu tan máu chưa rõ lí do phải làm sao?


Câu hỏi bởi: CAO VĂN NGÀ

Chào bác sĩ.

Vợ tôi sinh mổ cháu trai ở tuần thứ 38, cháu nặng 2, 4kg và bác sĩ bảo bị suy dinh dưỡng bào thai, cháu bị vàng da ở ngày thứ 3 gia đình tôi đã cho cháu nhập viện 9 ngày ở bệnh viện trong tỉnh sau đó bác sĩ cho về nhà và dặn cho tắm nắng thường xuyên khoảng 2 tháng cháu sẽ khỏi. Nhưng hơn 2 tháng sau cháu vẫn bị vàng da, gia đình tôi đưa cháu xuống viện Nhi khám và các bác sĩ cho làm các xét nghiệm máu và kết luận cháu bị thiếu máu tan máu chưa rõ lí do. Tôi muốn hỏi cháu nhà tôi bị suy dinh dưỡng bào thai có phải là một trong những lí do gây thiếu máu không. Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ.

Xin cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng thể hiện sớm nhất. Trẻ sinh ra bị nhẹ cân nếu đủ tháng (<2,5kg). Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ làm cho bộ não chậm phát triển sau này trẻ sẽ kém thông minh, mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính như: tim mạch bệnh chuyển hoá; bệnh máu; các dị tật bẩm sinh. Suy dinh dưỡng bào thai là một yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh về máu như thiếu máu tan máu. Tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn tình trạng thiếu máu tan máu của con bạn là do suy dinh dưỡng bào thai. Để tìm lí do thiếu máy tan máu cần phải làm các xét nghiệm cần thiết, trong một số tình huống không tìm được lí do của thiếu máy tan máy gọi là thiểu máu tan máu chưa rõ lí do.

Chúc cháu bé sức khỏe!

Chữa trị bệnh thiếu máu cho bé 8 tháng như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu nhà em hiện 8 tháng, nặng 12kg, hôm trước cháu bị nôn nhiều, đi khám ở bệnh viện đa khoa Hoài Đức thì cháu bị viêm họng trên. Cháu có xét nghiệm máu, (chỉ số HGV: 64) bác sĩ không nói gì. Em thấy có 1 số chỉ số thấp, bạn em bảo nhìn chỉ số đó thì cháu bị thiếu máu. Em lo quá, theo bác sĩ em nên cho cháu đi khám lại không. Bác sĩ có thể cho em chế độ dinh dưỡng của cháu để cải thiện không, Hiện em vẫn cho cháu bú mẹ và 2 bữa bột ăn dặm/ngày. Mà em thấy cháu vẫn ăn chơi bình thường, móng tay chân vẫn hồng hào, liệu kết quả xét nghiệm có sai không?

Em cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Ý bạn muốn nói về chỉ số HGB của cháu phải không, đây là định lượng huyết sắc tố trong máu của bé, khi chỉ số này thấp so với giá trị bình thường phản ảnh tình trạng thiếu máu của bé. Có nhiều lí do gây thiếu máu ở trẻ: do giảm sinh, do mất máu hay do tan máu.

Do giảm sinh có 2 nhóm:

Thiếu máu do thiếu nguyên liệu (sắt, acid folic, vit B12, protein) trong nhóm này thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ cao

Thiếu máu do tủy (giảm sản – bất sản): suy tủy thực sự (bẩm sinh mắc phải), suy tủy tiêu hao (bạch cầu cấp) là 2 tình huống thường gặp ở lâm sàng.

Suy tủy và xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ lí do.

Trong tình huống thiếu máu nhẹ, cháu sẽ chưa có các triệu chứng rõ trên lâm sàng.
Bạn nên cho cháu đi khám lại để xác định lí do thiếu máu, dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ có chỉ định bổ sung phù hợp.

Chúc cháu bé khỏe mạnh!

Trẻ truyền máu chưa được 1 tháng mà đã làm xét nghiệm liệu có chính xác?


Câu hỏi bởi: hoaian

Chào bác sĩ.

Con gái cháu bị bệnh thiếu máu huyết tán hồng cầu nhỏ, đã truyền máu 2 lần. Lần thứ nhất lúc 1 tháng tuổi, lần 2 lúc gần 2 tháng tuổi. Cháu đã cho bé làm mọi xét nghiệm ở bệnh viện Nhi Trung ương và bác sĩ kết luận bé bị thiếu máu hồng cầu nhỏ (Thalassamia). Nhưng 5 tháng nay bé không phải truyền máu nữa, bé vẫn khỏe, ăn tốt. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi con gái cháu truyền máu chưa được 1 tháng mà đã làm xét nghiệm liệu có chính xác 100% không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu.

Truyền máu là một biện pháp chữa trị biểu hiện đối với bệnh Thalassemie (bệnh thiếu máu huyết tán không do nguyên nhân miễn dịch hay còn gọi là tan máu bẩm sinh do di truyền), việc chẩn đoán bé bị bệnh Thallassemie dựa trên:

Chẩn đoán có tình trạng tan máu: Triệu chứng thiếu máu, vàng da, tăng Bilirubin huyết, trong đó tăng chủ yếu là Bilirubin gián tiếp.

Chẩn đoán có bất thường về huyết sắc tố (Hemoglobine) của hồng cầu: Dựa trên xét nghiệm điện di miễn dịch. Từ bất thường huyết sắc tố ở chuỗi anpha hay chuỗi beta mà chẩn đoán thể bệnh có: Bệnh α Thalassemie hay β Thalassemie.

Không có phản ứng thể hiện tan máu do nguyên nhân miễn dịch, xét nghiệm Cooms hồng cầu âm tính.

Việc đưa ra chẩn đoán bé bị bệnh Thallssemie chắc chắn đã dựa trên những bằng chứng của bệnh Thalassemie. Việc con gái cháu được truyền máu là một biện pháp chữa trị biểu hiện với tình trạng thiếu máu chứ hoàn toàn không phải là biện pháp chẩn đoán. Bố mẹ có thể được xét nghiệm để biết nguyên nhân gene bệnh do bố hay mẹ và xác xuất bất thường ở những con sau sinh. Cháu cần tiếp tục theo dõi tiến triển bệnh của bé, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chữa trị vì họ hiểu rõ nhất kết quả xét nghiệm của bé.

Chúc cháu nuôi con mạnh khỏe!

Mẹ không đủ sữa, bé bị thiếu máu và protein mức nhẹ, ít đại tiện, phải làm thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con tôi được gần 2 tháng tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn. Hai ngày nay tôi vắt sữa vào bình để tập cho bé bú bình, nhưng ngồi vắt 30 phút cả hai bên chỉ được 50ml. Trong khi bé bú mỗi lần 10-15 phút (8-10 lần/ngày). Tôi sợ bé bú mẹ như vậy sẽ không đủ lượng sữa cần thiết. Xét nghiệm máu cho thấy bé bị thiếu máu và protein mức nhẹ, bé tăng 0,8 kg/tháng. Ngoài ra, khoảng 15 ngày trở lại đây bé không tự đại tiện (trước đi 1-2 lần/ngày). 2-3 ngày tôi phải thụt mật ong vào hậu môn cháu mới đi. Cho bé uống siro mát gan lợi tiểu được 3 ngày thì bé đi phân dạng xốp, lấm tấm bọt và có mùi chua (bé tiểu tiện 6-8 lần/ngày). Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có nên uống sữa Ông Thọ hay sữa bột để tăng tiết sữa và chất lượng sữa không ạ? Cần cho bé dùng thực phẩm gì để bổ sung máu và protein? Bé ít đại tiện như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe ạ? Mong bác sĩ tư vấn cụ thể giúp tôi.

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Muốn biết sữa mẹ có đủ nhu cầu cho bé hay không, bạn cần dựa vào các dấu hiệu sau:

Khi bắt đầu cho bé bú một bên thì bên kia tự động chảy sữa ra, phải dùng tay bịt đầu vú để ngăn tia sữa.

Khi bé tự động thôi bú, nếu vẫn cảm thấy vú căng và vắt có thể ra sữa tiếp.

Bé bú xong lăn ra ngủ ngay, da “sởn”, thời gian bú ngắn, nếu bé ngậm vú day day mãi không chịu thôi là dấu hiệu bé còn muốn bú nữa nhưng mẹ hết sữa.

Nếu xác định là sữa mẹ không đủ thì bạn nên cho bé uống sữa công thức theo đúng độ tuổi cho bé. xét nghiệm bé bị thiếu máu và protein ở mức nhẹ không thể hiện là dấu hiệu bệnh lý cần phải can thiệp. Bạn cần tăng cường ăn uống bồi dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng dễ tiêu, không cứ là uống sữa nhiều thì nhiều sữa … Bé 2-3 ngày mới đi ngoài một lần là biểu hiện tiêu hóa tốt, lượng cặn bã ít nên chậm đi ngoài (trừ tình huống táo phân, phân vón thành hòn, khó tan trong nước thì là dấu hiệu bệnh lý). Bạn nên thụt phân cho bé bằng ống thụt chứa glycerin nếu 3-4 ngày bé không đi ngoài. Khi bé ăn dặm hiện tượng chậm đi ngoài này sẽ hết.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl