Tuyển chọn câu hỏi về trẻ em tự kỷ từ 3-5 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Trẻ em từ 3-5 tuổi là lứa tuổi dễ mắc bệnh tự kỷ nhất. Những câu hỏi về bệnh tự kỷ ở độ tuổi này cùng lời giải đáp của các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ và tìm được cách điều trị tốt nhất cho trẻ.

Bé 4 tuổi chậm nói có phải biểu hiện của bệnh tự kỷ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con cháu lên đến tháng 9 này được 4 tuổi. Cháu rất chậm nói thi thoảng nói từ bà hay từ bố, ngoài ra cháu hay phát ra những từ mà người nghe không hiểu, cháu vẫn chơi với các bạn và anh của mình bình thường. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu con cháu chậm nói như thế có phải biểu hiên tự kỉ không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Bạn cần đưa con đi khám bệnh chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện để phát hiện sớm bệnh tự kỷ, từ đó có biện pháp can thiệp đúng đắn. Bệnh tự kỷ hiện không thấy thuốc chữa mà chủ yếu là tiếp xúc uốn nắn cho trẻ có những hành động chuẩn, đưa trẻ hòa nhập với cộng đồng.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Cháu nhà tôi có phải triệu chứng của bệnh tự kỷ không


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sỹ ạ. Tôi có 1 cháu trai 5 tuổi. Tôi thấy cháu có những biểu hiện như chỉ nói chuyện với mẹ và bà những ng thân thiết với cháu. Đi học mẫu giáo có lúc ngoan có lúc khóc không chịu đi học. Mà hôm nào khóc thì kêu nhớ mẹ nhớ bà khóc rất dai. Có lúc đập cửa ầm ầm tại lớp, đánh cả cô giáo. Tôi muốn hỏi đó có phải triệu chứng của bệnh tự kỷ không ạ

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào ban !
Trẻ 5 tuổi là giai đoạn quan trọng cho việc tiếp thu những kỹ năng và kiến thức, làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực sau này. Vì vậy việc hiểu tâm lí trẻ 5 tuổi là rất cần thiết,điều này giúp cha mẹ có thể hiểu con cái và có những hướng cụ thể trong việc giáo dục con. Trẻ thường có diễn biến trong giai đoạn này như sau:
1.Ý thức về bản thân
Một đặc điểm tâm lý quan trọng trong độ tuổi này là ý thức về bản thân – Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì của người khác. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc khá nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ là con một hay được cưng chiều thì khả năng phân biệt và nhận thức về những giới hạn của quyền sở hữu có thể rất kém, chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh.

2.Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ
Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa, từ quan hệ gắn bó mẹ – con, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao lưu tình cảm nhiều hơn giữa mẹ – con ở trẻ trai và bố – con ở trẻ gái. Trẻ đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc một cách cụ thể và đa dạng hơn, vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ ràng cũng như những phản ứng chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này khiến cho trẻ dễ có những tổn thương sâu sắc nếu không nhận được sự cảm thông hay được đáp ứng từ phía cha mẹ.
3. Sự sợ hãi một số con vật
Ở lứa tuổi này trẻ dễ có sự sợ hãi một số con vật hay bóng tối mà một số người chung quanh đã vô tình hay cố ý hù doạ trẻ. Điều này cũng một phần do tác động từ các câu chuyện kể và do sự phát triển trí tưởng tượng khá phong phú của trẻ.
4. Thích tưởng tượng
Tâm lí trẻ 5 tuổi: rất thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện, ghét cái ác. Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những câu chuyện về động vật dễ thương, thiện ác phân minh, kết thúc có hậu. Trẻ cũng rất thích “bịa” ra những câu chuyện như thật để kể cho mọi người.
Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có thể nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu nói dài của người khác. Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp 1 và các cấp học tiếp theo.
Trường hợp con bạn rất may mắn là chưa đủ điều kiện để chẩn đoán là trẻ bị bệnh tự kỷ, những biểu cảm trạng thái tâm lý và hành động của bé là bình thường, phù hợp với lứa tuổi (hành vi đó cũng xảy ra ở một số trẻ) . Tuy nhiên bé cũng cần được hướng dẫn,giúp đỡ uốn nắn kịp thời những biểu cảm, hành vi chưa phù hợp trong giao tiêp hàng ngày ở mọi môi trường (ở gia đình, nhà trường và xã hội )
Cha mẹ cần hiểu tâm lí trẻ 5 tuổi để có những kiến thức cơ bản trong việc xử lí tình huống. Đồng thời chuẩn bị cho con những kĩ năng trước khi vào lớp 1.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn
Chúc bạn thành công!

chữa tự kỷ cho trẻ em


Câu hỏi bởi: Nguyễn Thị Hoa

Thưa bác sĩ,con trai tôi được 4tuổi, khám ở viện nhi tw chuẩn đoán bị chậm phát triển khả năng ngôn ngữ và kĩ năng xã hội có nét tự kỉ như ít giao tiếp mắt thích chơi lặp đi lặp lại và ăn không nhai..tôi muốn hỏi như tình trạng của con tôi trung tâm có nhận điều trị không và thủ tục để được điều trị ở trung tâm như thế nào ạ

Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân


Chào bạn,

Hiện nay có nhiều trung tâm điều trị trẻ tự kỉ và các triệu chứng chậm phát triển thích ứng. Các trung tâm này thường nhận trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn trung tâm nào gần nhà cho thuận tiện.

Chúc bạn nuôi con khỏe!

điều trị cho trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp âm ngữ trị liệu có hiệu quả không.


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa BS cháu tôi năm nay 4 tuổi, bé bị bệnh tự kỷ từ lúc 2 tuổi, cháu không nói chuyện được và tự mình đi vệ sinh.
Tôi muốn hỏi BS về phương pháp điều trị âm ngữ đối với cháu tôi được không. Nếu được điều trị bao lâu mới khỏi.
và ở cơ sở nào để điều trị dành cho mấy bé bị như vậy.

Tôi thành thật cám ơn.

Bác sĩ Nguyễn Đức Liên


Chào bạn,

Bác sĩ không rõ bạn đang ở đâu nên khó có thể đưa ra gợi ý cụ thể. Nếu bạn ở Hà Nội, bạn có thể đưa cháu đến khám và điều trị ở khoa Tâm bệnh và khoa phục hồi chức năng – BV Nhi Trung ương. Bác sĩ khám trực tiếp sẽ tư vấn thêm cụ thể lộ trình điều trị và khả năng phục hồi của bé.

Chúc bé sẽ có nhiều tiến triển tốt.

Bé gái 5 tuổi có biểu hiện tự kỷ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, tôi có một bé gái cháu năm nay 5 tuổi. Chiều cao bình thường, cân nặng bình thường.Tính cách cháu hay rụt rè nhút nhát. Cháu tiếp thu rất chậm thường phải nói nhiều lần mới hiểu. Mỗi lần cháu chơi trước cửa mà mẹ gọi về tắm thì phải gọi 3 đến 5 lần cháu mới để tâm và mới vào.Cháu hay giận dỗi và hay khóc. Cháu rất lười ăn, ăn thì rất chậm và không thích tự xúc.Cháu không vui vẻ mà hãy tìm lý do để khóc lóc hành mẹ.Tôi và gia đình giành rất nhiều thời gian để nói chuyện, dạy dỗ con khuyên nhủ con nhưng cháu tiến triển rất chậm. Không biết cháu có vấn đề gì về thần kinh không ạ. Tôi phải làm gì để giúp con ạ.

Bác sĩ Thái Bằng Giang


Chào bạn,
Bạn nên đưa bé đến khám một bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em.
Trước hết bạn có thể cho mình khám qua tình trạng bé, sau đó mình sẽ hướng dẫn bạn tiếp theo…
Chúc bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl