Hỏi Bác Sĩ -
Nóng da là một hiện tượng mà xúc giác cảm nhận được nhiệt ở dưới lớp biểu bì dẫn đến những khó chịu đối với người mắc phải. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra điều này mà chúng ta chưa biết rõ.
Có triệu chứng như nóng, da nổi đỏ, bắp cơ mỏi, nóng sau gáy có phải mắc bệnh HIV không?
Câu hỏi bởi: Nam
Thưa Bác sĩ,
Em là nam, năm nay 23 tuổi. Vừa qua, chính xác là 4/11/2015 em và bạn gái có quan hệ tình dục qua hậu môn. Em chưa mang bao cao su. Cách đó 2 ngày, em có biểu hiện như nóng, da nổi đỏ, bắp cơ mỏi, nóng sau gáy. Thưa Bác sĩ em có mắc bệnh HIV không ạ ?
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Phơi nhiễm HIV là một quá trình nhiều ngày sau khi tiếp xúc trực tiếp với máu người có HIV.
Người nhiễm HIV không thấy biểu hiện lâm sàng mà chỉ có xét nghiệm mới biết được. Sau một thời gian dài bệnh chuyển sang AIDS thì mới có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng khó kiểm soát (do mất sức đề kháng).
Ngay sau khi quan hệ tình dục không lành mạnh bạn có những biểu hiện khác thường là của bệnh khác chứ không phải là nhiễm HIV.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Da mẩn đỏ, nóng rát lưng khi đá bóng
Câu hỏi bởi: thanh phu lai
Dạ cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, là nam giới. Bác sĩ cho cháu hỏi là: cháu đi đá bóng ở sân cỏ nhân tạo sau khi về thì thấy nổi mẩn nhỏ ở ngực. Nhưng sau đó thì nổi nhiều lên khắp ngực, lưng, tay… và ở tay có nổi lên những hột nhỏ li ti nữa. Những mẩn màu đỏ nhạt và nổi lên nhiều khi trời nóng. Cháu bị khoảng 2 – 4 tháng nay rồi. Xin bác sĩ giúp cháu là cháu bị bệnh gì và làm sao để khỏi?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo em mô tả em có thể bị 1 trong 2 bệnh sau đây:
– Viêm da tiếp xúc do chất cỏ nhân tạo mà cơ thể em không chịu được.
– Viêm da tiết bã vì cơ thể cuả em trong độ tuổi tăng tiết với môi trường nóng ẩm, vệ sinh không bảo đảm thì vùng tiết nhiều chất bã nhờn (Lưng ngực) dễ bị viêm nhiễm.
Trước mắt em dùng cồn Lưu huỳnh 10% bôi sáng chiều da sẽ giảm viêm.
Chào em!
Mụn nhọt gây sốt và nóng da điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu 23 tuổi. Cháu hay mệt mỏi, nhiệt miệng lại hay mọc mụn nhọt. Mỗi lần mọc mụn nhọt thường ở mông, đùi, mặt là cháu lại bị sốt 2, 3 ngày, da cháu lúc nào cũng nóng hổi, cháu đi khám thì men gan, thận bình thường. Da dẻ cháu không đẹp không có sức sống gì hết. Cháu hiện cháu đang đi dạy. Cháu ít tập thể duc và ít uống nước. Cho cháu hỏi giờ cháu phải làm thế nào để ăn được ngủ được và ổn định cuộc sống?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mụn nhọt là những u bướu nhỏ chứa đầy mủ và rất đau nhức. Mụn nhọt hình thành dưới da, khi vi khuẩn xâm nhập vào nơi lông hình thành (nang lông) và phát triển thành mầm bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, nhưng phần lớn thường thấy trên đầu, mặt, cổ, nách, mông và đùi. Nhọt xuất hiện đột ngột như một vết sưng màu hồng hoặc đỏ, đau nhức. Da xung quanh cũng có thể đỏ và sưng lên. Trong vòng một vài ngày, vết sưng đầy mủ, phát triển lớn hơn và đau hơn. Khi nhọt vỡ mủ, có thể có một hoặc nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong. Nhọt nhỏ thường lành mà không có sẹo, nhưng nhọt lớn có thể để lại sẹo. Nếu nhọt to, số lượng nhiều thì có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau.
Để chữa trị mun nhọt cần:
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
– Dùng kháng sinh: cân phải có sự chỉ định của bác sĩ
– Dùng các Vitamin, đạm, Gamma Globulin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
– Tại chỗ: tuyệt đối không chích nặn ở giai đoạn đang viêm tấy, chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
– Trong tình huống kèm theo sốt cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Đây có thể là dấu hiệu vi khuẩn đã xâm nhập vào mạch máu.
Ngoài ra em nên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.
Chúc em sức khỏe!
Da mặt nóng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho e hỏi , da mặt của e sao ko thấy đc sự tự nhiên , nó cứ nóng vì đỏ ở phần má 2 bên mũi , e là nam , bác sĩ cho e hỏi nguyên nhân tại sao , e do có mụn bị nhờn , nhưng có cái là nhiều bạn bị mụn nhiều hơn e lại ko đỏ da , e phần đó có lỗ chân lông hơi to thì nó đỏ vậy , mông đc bs giải đáp .
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Theo những gì em kể nghĩ nhiều khả năng em đã mắc bệnh đỏ mặt do tổn thương mạch máu của da mặt.
Bệnh có thể gây tổn thương mắt. Biểu hiện điển hình là những cơn kịch phát đỏ bừng mặt mũi và trạng thái giãn mạch lăn tăn. Trên mặt xuất hiện các vùng viêm, phân bố chủ yếu ở mũi, hai má, giữa trán và vùng cằm.
Tổn thương bao gồm sẩn viêm , không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, trông giống lupus lao. Ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ, còn ở tuổi trung niên thì nữ nhiều hơn nam.
Nguyên nhân gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với cơ địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên.
Việc điều trị bệnh đỏ mặt tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân để lựa chọn thuốc và biện pháp phù hợp. Bệnh phải chữa kiên trì vài tháng đến hàng năm.
Vì vậy khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Đối tượng nhiễm hiv. Da nóng ran
Câu hỏi bởi: Nguyễn quang thắng
Thưa bác sĩ cháu năm nay 20 tuổi. Có 1 lần đi nhậu với bọn bạn. Không may say quá nên lũ bạn dắt cháu đi quan hệ gái mại dâm. Cháu quan hệ có bcs và quan hệ bằng miệng. Gái có đối tác phần dương vật của cháu. Sau 1 tháng quan hệ người có cảm thấy mệt mõi. Sốt kéo dài. Buổi sáng vs chiều. Đau bụng. Ngẹt mũi hắc hơi. Cháu bị nổi cái mụt màu đỏ ở nách rất rát và ngứa. Cháu có đi xét nghiệm máu ở bv tân phú thì bác sĩ kêu cháu bị viêm dạ dày với phế quản và cho thuốc cháu về nhà uống. Khoảng 1 tuần thì cháu hết đau bụng nhưng triệu chứng da lúc nào cũng nóng và sổ mũi hắc hơi vẫn còn nên cháu quyết định về quê nằm viện. Nằm được mấy ngày thì bác sĩ cho ra viện và bảo cháu bị sốt mò và sốt siêu vi. Từ khi ra viện tới bây giờ là hơn 1 tháng rưỡi rồi mà người cháu da lúc nào cũng nóng. Mũi thì ngẹt hắc xì hơi miết. Đặc biệt cháu cào nhẹ hay gãi thì da nổi ửng đỏ lên. 5 phút sau thì hết. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị nhiễm hiv hay là gan của cháu bị gì không ạ.
Chăm sóc khách hàng ViCare
Chào anh Thắng,
Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng tính năng hỏi đáp bác sĩ của Vicare. Vicare đã ghi nhận câu hỏi của anh về căn bệnh HIV và đang tiến hành gửi tới các bác sĩ có chuyên môn nhờ tư vấn.
Anh vui lòng chờ đợi và thường xuyên vào cập nhật để nhận lời khuyên từ bác sĩ nhé.
Chúc anh sức khỏe!
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Qua lời cháu kể cháu nghi mình bị phơi nhiễm với HIV (exposure) được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. Một tình huống được xem là phơi nhiễm có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố:
Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ. Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu… được xem là không có nguy cơ lây nhiễm.
Có yếu tố ngõ vào: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…).
Do tính chất âm thầm và khó nhận biết của căn bệnh này, mọi tình huống phơi nhiễm với dịch tiết của người không rõ tình trạng huyết thanh kháng HIV đều được xem là “có khả năng chứa mầm bệnh”. Như vậy, những tình huống không thể xác minh nguồn gây phơi nhiễm như bị kim đâm ở nơi công cộng, bạn tình bất chợt… đều được xem xét như trường hợp tiếp xúc với dịch tiết của người dương tính.
Phơi nhiễm trong cộng đồng chủ yếu xoay quanh 2 tình huống. Thứ nhất là phơi nhiễm tình dục khi quan hệ không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm. Thứ hai là phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính, nguy cơ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc với nguồn HIV do kim đâm xuyên da vào khoảng 0,3%, dây máu vào vết thương hở hay niêm mạc dao động từ 0,1 đến 0,3%, qua quan hệ tình dục dao động từ 0,1 đến 0,5%. Như vậy, với một lần phơi nhiễm, nguy cơ bị lây nhiễm HIV không cao. Nếu so với bệnh lây qua máu như viêm gan siêu vi B thì chỉ bằng 1/100 và 1/10 so với viêm gan C.
Trường hợp của cháu quan hệ với gái mãi dâm đã dùng bao cao su coi như an toàn,quan hệ bằng miệng dịch thể là nước bọt được coi như là không có nguy cơ lây nhiễm.
Qua triệu chứng cháu kể tình trạng của cháu hiện bây giờ không nghĩ tới bị nhiễm HIV.Triệu chứng cháu kể nghĩ tới dị ứng do một nguyên nhân nào đó, cháu đi khám da liễu để kiểm tra, chưa nghĩ tới bệnh về gan.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Nóng da là một hiện tượng mà xúc giác cảm nhận được nhiệt ở dưới lớp biểu bì dẫn đến những khó chịu đối với người mắc phải. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra điều này mà chúng ta chưa biết rõ.
Có triệu chứng như nóng, da nổi đỏ, bắp cơ mỏi, nóng sau gáy có phải mắc bệnh HIV không?
Câu hỏi bởi: Nam
Thưa Bác sĩ,
Em là nam, năm nay 23 tuổi. Vừa qua, chính xác là 4/11/2015 em và bạn gái có quan hệ tình dục qua hậu môn. Em chưa mang bao cao su. Cách đó 2 ngày, em có biểu hiện như nóng, da nổi đỏ, bắp cơ mỏi, nóng sau gáy. Thưa Bác sĩ em có mắc bệnh HIV không ạ ?
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Phơi nhiễm HIV là một quá trình nhiều ngày sau khi tiếp xúc trực tiếp với máu người có HIV.
Người nhiễm HIV không thấy biểu hiện lâm sàng mà chỉ có xét nghiệm mới biết được. Sau một thời gian dài bệnh chuyển sang AIDS thì mới có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng khó kiểm soát (do mất sức đề kháng).
Ngay sau khi quan hệ tình dục không lành mạnh bạn có những biểu hiện khác thường là của bệnh khác chứ không phải là nhiễm HIV.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Da mẩn đỏ, nóng rát lưng khi đá bóng
Câu hỏi bởi: thanh phu lai
Dạ cháu chào bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, là nam giới. Bác sĩ cho cháu hỏi là: cháu đi đá bóng ở sân cỏ nhân tạo sau khi về thì thấy nổi mẩn nhỏ ở ngực. Nhưng sau đó thì nổi nhiều lên khắp ngực, lưng, tay… và ở tay có nổi lên những hột nhỏ li ti nữa. Những mẩn màu đỏ nhạt và nổi lên nhiều khi trời nóng. Cháu bị khoảng 2 – 4 tháng nay rồi. Xin bác sĩ giúp cháu là cháu bị bệnh gì và làm sao để khỏi?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo em mô tả em có thể bị 1 trong 2 bệnh sau đây:
– Viêm da tiếp xúc do chất cỏ nhân tạo mà cơ thể em không chịu được.
– Viêm da tiết bã vì cơ thể cuả em trong độ tuổi tăng tiết với môi trường nóng ẩm, vệ sinh không bảo đảm thì vùng tiết nhiều chất bã nhờn (Lưng ngực) dễ bị viêm nhiễm.
Trước mắt em dùng cồn Lưu huỳnh 10% bôi sáng chiều da sẽ giảm viêm.
Chào em!
Mụn nhọt gây sốt và nóng da điều trị ra sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu 23 tuổi. Cháu hay mệt mỏi, nhiệt miệng lại hay mọc mụn nhọt. Mỗi lần mọc mụn nhọt thường ở mông, đùi, mặt là cháu lại bị sốt 2, 3 ngày, da cháu lúc nào cũng nóng hổi, cháu đi khám thì men gan, thận bình thường. Da dẻ cháu không đẹp không có sức sống gì hết. Cháu hiện cháu đang đi dạy. Cháu ít tập thể duc và ít uống nước. Cho cháu hỏi giờ cháu phải làm thế nào để ăn được ngủ được và ổn định cuộc sống?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Mụn nhọt là những u bướu nhỏ chứa đầy mủ và rất đau nhức. Mụn nhọt hình thành dưới da, khi vi khuẩn xâm nhập vào nơi lông hình thành (nang lông) và phát triển thành mầm bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, nhưng phần lớn thường thấy trên đầu, mặt, cổ, nách, mông và đùi. Nhọt xuất hiện đột ngột như một vết sưng màu hồng hoặc đỏ, đau nhức. Da xung quanh cũng có thể đỏ và sưng lên. Trong vòng một vài ngày, vết sưng đầy mủ, phát triển lớn hơn và đau hơn. Khi nhọt vỡ mủ, có thể có một hoặc nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong. Nhọt nhỏ thường lành mà không có sẹo, nhưng nhọt lớn có thể để lại sẹo. Nếu nhọt to, số lượng nhiều thì có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau.
Để chữa trị mun nhọt cần:
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
– Dùng kháng sinh: cân phải có sự chỉ định của bác sĩ
– Dùng các Vitamin, đạm, Gamma Globulin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
– Tại chỗ: tuyệt đối không chích nặn ở giai đoạn đang viêm tấy, chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
– Trong tình huống kèm theo sốt cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Đây có thể là dấu hiệu vi khuẩn đã xâm nhập vào mạch máu.
Ngoài ra em nên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.
Chúc em sức khỏe!
Da mặt nóng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bác sĩ cho e hỏi , da mặt của e sao ko thấy đc sự tự nhiên , nó cứ nóng vì đỏ ở phần má 2 bên mũi , e là nam , bác sĩ cho e hỏi nguyên nhân tại sao , e do có mụn bị nhờn , nhưng có cái là nhiều bạn bị mụn nhiều hơn e lại ko đỏ da , e phần đó có lỗ chân lông hơi to thì nó đỏ vậy , mông đc bs giải đáp .
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào em:
Theo những gì em kể nghĩ nhiều khả năng em đã mắc bệnh đỏ mặt do tổn thương mạch máu của da mặt.
Bệnh có thể gây tổn thương mắt. Biểu hiện điển hình là những cơn kịch phát đỏ bừng mặt mũi và trạng thái giãn mạch lăn tăn. Trên mặt xuất hiện các vùng viêm, phân bố chủ yếu ở mũi, hai má, giữa trán và vùng cằm.
Tổn thương bao gồm sẩn viêm , không có ở chân lông, đôi khi là những u hạt nhỏ, trông giống lupus lao. Ở tuổi thanh niên, nam bị nhiều hơn nữ, còn ở tuổi trung niên thì nữ nhiều hơn nam.
Nguyên nhân gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với cơ địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên.
Việc điều trị bệnh đỏ mặt tương đối phức tạp. Bác sĩ sẽ tùy theo từng giai đoạn của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân để lựa chọn thuốc và biện pháp phù hợp. Bệnh phải chữa kiên trì vài tháng đến hàng năm.
Vì vậy khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Đối tượng nhiễm hiv. Da nóng ran
Câu hỏi bởi: Nguyễn quang thắng
Thưa bác sĩ cháu năm nay 20 tuổi. Có 1 lần đi nhậu với bọn bạn. Không may say quá nên lũ bạn dắt cháu đi quan hệ gái mại dâm. Cháu quan hệ có bcs và quan hệ bằng miệng. Gái có đối tác phần dương vật của cháu. Sau 1 tháng quan hệ người có cảm thấy mệt mõi. Sốt kéo dài. Buổi sáng vs chiều. Đau bụng. Ngẹt mũi hắc hơi. Cháu bị nổi cái mụt màu đỏ ở nách rất rát và ngứa. Cháu có đi xét nghiệm máu ở bv tân phú thì bác sĩ kêu cháu bị viêm dạ dày với phế quản và cho thuốc cháu về nhà uống. Khoảng 1 tuần thì cháu hết đau bụng nhưng triệu chứng da lúc nào cũng nóng và sổ mũi hắc hơi vẫn còn nên cháu quyết định về quê nằm viện. Nằm được mấy ngày thì bác sĩ cho ra viện và bảo cháu bị sốt mò và sốt siêu vi. Từ khi ra viện tới bây giờ là hơn 1 tháng rưỡi rồi mà người cháu da lúc nào cũng nóng. Mũi thì ngẹt hắc xì hơi miết. Đặc biệt cháu cào nhẹ hay gãi thì da nổi ửng đỏ lên. 5 phút sau thì hết. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị nhiễm hiv hay là gan của cháu bị gì không ạ.
Chăm sóc khách hàng ViCare
Chào anh Thắng,
Cảm ơn anh đã tin tưởng sử dụng tính năng hỏi đáp bác sĩ của Vicare. Vicare đã ghi nhận câu hỏi của anh về căn bệnh HIV và đang tiến hành gửi tới các bác sĩ có chuyên môn nhờ tư vấn.
Anh vui lòng chờ đợi và thường xuyên vào cập nhật để nhận lời khuyên từ bác sĩ nhé.
Chúc anh sức khỏe!
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Qua lời cháu kể cháu nghi mình bị phơi nhiễm với HIV (exposure) được hiểu là tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. Một tình huống được xem là phơi nhiễm có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố:
Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ. Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu… được xem là không có nguy cơ lây nhiễm.
Có yếu tố ngõ vào: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…).
Do tính chất âm thầm và khó nhận biết của căn bệnh này, mọi tình huống phơi nhiễm với dịch tiết của người không rõ tình trạng huyết thanh kháng HIV đều được xem là “có khả năng chứa mầm bệnh”. Như vậy, những tình huống không thể xác minh nguồn gây phơi nhiễm như bị kim đâm ở nơi công cộng, bạn tình bất chợt… đều được xem xét như trường hợp tiếp xúc với dịch tiết của người dương tính.
Phơi nhiễm trong cộng đồng chủ yếu xoay quanh 2 tình huống. Thứ nhất là phơi nhiễm tình dục khi quan hệ không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm. Thứ hai là phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính, nguy cơ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc với nguồn HIV do kim đâm xuyên da vào khoảng 0,3%, dây máu vào vết thương hở hay niêm mạc dao động từ 0,1 đến 0,3%, qua quan hệ tình dục dao động từ 0,1 đến 0,5%. Như vậy, với một lần phơi nhiễm, nguy cơ bị lây nhiễm HIV không cao. Nếu so với bệnh lây qua máu như viêm gan siêu vi B thì chỉ bằng 1/100 và 1/10 so với viêm gan C.
Trường hợp của cháu quan hệ với gái mãi dâm đã dùng bao cao su coi như an toàn,quan hệ bằng miệng dịch thể là nước bọt được coi như là không có nguy cơ lây nhiễm.
Qua triệu chứng cháu kể tình trạng của cháu hiện bây giờ không nghĩ tới bị nhiễm HIV.Triệu chứng cháu kể nghĩ tới dị ứng do một nguyên nhân nào đó, cháu đi khám da liễu để kiểm tra, chưa nghĩ tới bệnh về gan.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Theo ViCare