Hỏi Bác Sĩ -
Bầm tím chân tay có thể là do xuất huyết hoặc chấn thương. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ở nữ giới.
Thường xuất hiện nhiều vết bầm dưới da, biểu hiện máu khó đông, đau đầu dữ dội là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Chuong Le
Chào bác sĩ.
Vợ em 42 tuổi. Nhiều năm qua, vợ em bị triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chân tay tê cứng đi lại khó khăn. Bên cạnh đó là dưới da thường xuất hiện nhiều vết bầm, nếu va chạm người vào tường là xuất hiện vết bầm lớn và lâu tan. Em đang đưa đi khám nhiều bệnh viện nhưng được chẩn đoán là rối loạn tuần hoàn não, hoặc là dây thần kinh đốt sống. Uống thuốc đều không khỏi. Gần đây dưới da tiếp tục xuất hiện vết bầm, biểu hiện máu khó đông, đau đầu dữ dội nên phải uống Hoạt huyết Nhất Nhất. Mong bác sĩ tư vấn cho hướng điều trị.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào em.
Nếu các vết bầm trên da xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt khi không va chạm hoặc chỉ va chạm nhẹ, vợ em cần đi khám tại chuyên khoa Huyết học. Em có thể đưa vợ đến bệnh viện Truyền máu – Huyết học (nếu ở thành phố Hồ Chí Minh: 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), hoặc các bệnh viện Đa khoa có chuyên khoa này (Chợ Rẫy, Bạch Mai,…). Chúc vợ em sức khỏe.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tư vấn điều trị khi cơ thể hay bị đau nhức, phù nề và dễ bầm tím trên da
Câu hỏi bởi: Hướng Dương
Chào bác sĩ.
Mẹ em thường xuyên uống thuốc tàu trị nhức lưng, uống vào là hết nhức liền nên mẹ em thường xuyên uống và đang uống nó 2-5 năm nay rồi, hễ đau lưng nhức mỏi là uống. Mẹ em dạo này mập hẳn ra, bụng mẹ rất to, ai nhìn cũng nói là mẹ mập quá và mẹ rất dễ bị bầm dưới da dù la va chạm nhẹ. Kêu mẹ đi khám bệnh thì mẹ sợ tìm ra nhiều bệnh nên không đi. Mẹ em gần 72 tuổi rồi lại ở hòn đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, không thấy điều kiện y tế gì hết. Làm sao để mẹ em sợ mà đi khám bệnh tổng quát hả bác sĩ? Nhìn mẹ già không nghĩ tới bản thân chỉ gắng làm nuôi con học, em thương quá bác sĩ ạ.
Em cảm ơn các bác sĩ rất nhiều, mong các bác sĩ thật nhiều sức khỏe ạ!
Hướng Dương ơi.
Đọc thư em chúng tôi thông cảm và cũng trăn trở nữa vì đến bây giờ vẫn còn những vùng sâu vùng xa chưa tiếp cận được với các dịch vụ và thông tin y tế. Về bệnh của mẹ em, theo chúng tôi thì trong thuốc tàu trị nhức lưng đã có trộn thành phần thuốc tân dược cụ thể là corticoid, đây là 1 loại kháng viêm mạnh, có tác dụng chống viêm giảm đau rất mạnh, dùng phải có chỉ định của bác sĩ, vì dùng lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, như là:
– Tăng huyết áp do giữ muối và nước
Mập ra do giữ nước đồng thời do tích tụ mỡ dưới da nhiều, mỡ này lại tụ nhiểu ở mặt bụng vai gáy, trong khi đó lại bị teo cơ ở chân, gây ra 1 dáng người rất đặc trưng gọi là kiểu hình Cushing (kèm mặt tròn xoe), da đỏ ửng và mỏng đi nên chỉ cần đụng nhẹ là bị những mảng xuất huyết.
Loãng xương (dân gian hay gọi là mục xương đó).
Giảm sức đề kháng nên hay bị các bệnh nhiễm trùng, có thể gây tăng đường huyết lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Và nguy hiểm nữa là thuốc gây viêm, thậm chí loét dạ dày, nặng có thể xuất huyết tiêu hóa…
Thuốc này uống lâu gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc (giống như nghiện vậy), buộc phải uống hoài và phải tăng liều. Nguy hiểm hơn là khi ngừng thuốc lâu ngày có thể bị cơn suy thượng thận cấp, đây là tình trạng cấp cứu. Mẹ em đã lớn tuổi rồi, chúng tôi nghĩ mẹ em đã bị Cushing do thuốc, vậy cần kiểm tra tổng quát để phát hiện và điều trị các bệnh kèm theo, khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để có phác đồ điều trị cai thuốc Corticoid. Như vậy mẹ em cần ngưng thuốc ngay lập tức và thu xếp đến bệnh viện tỉnh Kiên Giang để khám và làm các xét nghiệm em nghe.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Xuất hiện vết bầm tím trên lưng, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thanh
Chào bác sĩ Thu Cúc.
Tôi 24 tuổi. Sáu năm trước tôi có triệu chứng hay xỉu trong lớp, khó thở, ăn không tiêu. Sau khi theo khám 2 năm ở các bệnh viện tôi không còn xỉu nhưng cũng không khỏe mạnh, lại chuyển sang đau ở 2 vai, cổ, có lúc bị tê xuống tay, lên đầu.
Trên lưng bắt đầu xuất hiện 1 vết tím, giống như cái bớt, vết tím đó lan dần. Hơn 4 năm qua dù đã đi khám nhiều chỗ, chụp X-quang lại nhiều lần nhưng không phát hiện gì lạ. Bác sĩ cho thuốc uống nhưng không đỡ.
Tôi mong được bác sĩ tư vấn để biết nên khám những gì, khám ở đâu thì hiệu quả? Rất mong được sự giúp đỡ của bác sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn.
Trường hợp của bạn trên da xuất hiện vết bầm tím và lan rộng, nếu có thêm các triệu chứng như: chảy máu răng tự nhiên, xuất huyết âm đạo bất thường, dễ bị bầm máu thì bạn nên đến khám chuyên khoa Huyết học để được đánh giá chức năng đông máu tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, các triệu chứng hiện tại có thể do thoái hóa cột sống cổ gây ra kèm với quá lo lắng về bệnh nên triệu chứng trầm trọng hơn. Theo tôi, bạn nên đến khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được điều trị kiểm soát triệu chứng đau và có tinh thần thoải mái hơn.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trên da có các vết bầm tím không đau, sút cân nhanh là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi một chút ạ. Trên da cháu có các chấm nhỏ màu đỏ nổi li ti trên da thành từng đám nhỏ, thường tập trung nhiều ở chân gần các mạch máu. Khi căng da hay ấn xuống đều không bị mất đi, cũng không bị ngứa. Những chấm đỏ này xuất hiện khi cháu học lớp 11 nhưng gần đây chúng xuất hiện rất nhiều, thậm chí trên da cháu còn xuất hiện những vết bầm tím, không rõ nguyên do, đôi khi cũng có cái ấn vào thì đau nhưng đa số là không đau. Gần đây cháu cũng bị sút cân rất nhanh, không rõ cháu có vấn đề gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Các chấm nhỏ mà bạn mô tả có thể các chấm xuất huyết, các vết bầm của bạn có thể do bạn va đập nhưng không để ý kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu nên để lại những vết bầm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do những bệnh lý sau:
Có thể do yếu tố thành mạch ở những người lớn tuổi, ăn uống thiếu vitamin C, rối loạn đông máu, nhiễm siêu vi (như sốt xuất huyết), những bệnh về máu (như bạch cầu cấp), nhiễm ký sinh trùng…
Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khám và làm các xét nghiệm cần thiết xác định lí do và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
Chúc bạn sống khỏe!
Sau khi sinh, vùng mông và đùi có những vết bầm đỏ, mãi không thấy hết có sao không?
Câu hỏi bởi: N.T Nguyên
Thưa bác sĩ.
Em sinh con được 8,5 tháng. Sau khi sinh ở vùng mông và vùng da phía trong đùi gần đầu gối xuất hiện những vết bầm màu đỏ dài, không thấy đau nên em không đi khám. Nhưng tới giờ vẫn không thấy hết. Không biết như vậy có sao không?
Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Theo em mô tả, có thể những “vết bầm” đó là do rạn da trong lúc mang thai và chúng tồn tại đến bây giờ.
Em yên tâm, nếu đúng là do rạn da thì chúng không nguy hại gì đến sức khỏe của em cả, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ thôi và cũng không có thuốc để điều trị hiệu quả, nhưng em có thể dùng các loại kem (Happy Event) để thoa xem có giúp cải thiện được phần nào không em nhé!
Chúc gia đình em sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bầm tím chân tay có thể là do xuất huyết hoặc chấn thương. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ở nữ giới.
Thường xuất hiện nhiều vết bầm dưới da, biểu hiện máu khó đông, đau đầu dữ dội là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Chuong Le
Chào bác sĩ.
Vợ em 42 tuổi. Nhiều năm qua, vợ em bị triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chân tay tê cứng đi lại khó khăn. Bên cạnh đó là dưới da thường xuất hiện nhiều vết bầm, nếu va chạm người vào tường là xuất hiện vết bầm lớn và lâu tan. Em đang đưa đi khám nhiều bệnh viện nhưng được chẩn đoán là rối loạn tuần hoàn não, hoặc là dây thần kinh đốt sống. Uống thuốc đều không khỏi. Gần đây dưới da tiếp tục xuất hiện vết bầm, biểu hiện máu khó đông, đau đầu dữ dội nên phải uống Hoạt huyết Nhất Nhất. Mong bác sĩ tư vấn cho hướng điều trị.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Chào em.
Nếu các vết bầm trên da xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt khi không va chạm hoặc chỉ va chạm nhẹ, vợ em cần đi khám tại chuyên khoa Huyết học. Em có thể đưa vợ đến bệnh viện Truyền máu – Huyết học (nếu ở thành phố Hồ Chí Minh: 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), hoặc các bệnh viện Đa khoa có chuyên khoa này (Chợ Rẫy, Bạch Mai,…). Chúc vợ em sức khỏe.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Tư vấn điều trị khi cơ thể hay bị đau nhức, phù nề và dễ bầm tím trên da
Câu hỏi bởi: Hướng Dương
Chào bác sĩ.
Mẹ em thường xuyên uống thuốc tàu trị nhức lưng, uống vào là hết nhức liền nên mẹ em thường xuyên uống và đang uống nó 2-5 năm nay rồi, hễ đau lưng nhức mỏi là uống. Mẹ em dạo này mập hẳn ra, bụng mẹ rất to, ai nhìn cũng nói là mẹ mập quá và mẹ rất dễ bị bầm dưới da dù la va chạm nhẹ. Kêu mẹ đi khám bệnh thì mẹ sợ tìm ra nhiều bệnh nên không đi. Mẹ em gần 72 tuổi rồi lại ở hòn đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, không thấy điều kiện y tế gì hết. Làm sao để mẹ em sợ mà đi khám bệnh tổng quát hả bác sĩ? Nhìn mẹ già không nghĩ tới bản thân chỉ gắng làm nuôi con học, em thương quá bác sĩ ạ.
Em cảm ơn các bác sĩ rất nhiều, mong các bác sĩ thật nhiều sức khỏe ạ!
Hướng Dương ơi.
Đọc thư em chúng tôi thông cảm và cũng trăn trở nữa vì đến bây giờ vẫn còn những vùng sâu vùng xa chưa tiếp cận được với các dịch vụ và thông tin y tế. Về bệnh của mẹ em, theo chúng tôi thì trong thuốc tàu trị nhức lưng đã có trộn thành phần thuốc tân dược cụ thể là corticoid, đây là 1 loại kháng viêm mạnh, có tác dụng chống viêm giảm đau rất mạnh, dùng phải có chỉ định của bác sĩ, vì dùng lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, như là:
– Tăng huyết áp do giữ muối và nước
Mập ra do giữ nước đồng thời do tích tụ mỡ dưới da nhiều, mỡ này lại tụ nhiểu ở mặt bụng vai gáy, trong khi đó lại bị teo cơ ở chân, gây ra 1 dáng người rất đặc trưng gọi là kiểu hình Cushing (kèm mặt tròn xoe), da đỏ ửng và mỏng đi nên chỉ cần đụng nhẹ là bị những mảng xuất huyết.
Loãng xương (dân gian hay gọi là mục xương đó).
Giảm sức đề kháng nên hay bị các bệnh nhiễm trùng, có thể gây tăng đường huyết lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Và nguy hiểm nữa là thuốc gây viêm, thậm chí loét dạ dày, nặng có thể xuất huyết tiêu hóa…
Thuốc này uống lâu gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc (giống như nghiện vậy), buộc phải uống hoài và phải tăng liều. Nguy hiểm hơn là khi ngừng thuốc lâu ngày có thể bị cơn suy thượng thận cấp, đây là tình trạng cấp cứu. Mẹ em đã lớn tuổi rồi, chúng tôi nghĩ mẹ em đã bị Cushing do thuốc, vậy cần kiểm tra tổng quát để phát hiện và điều trị các bệnh kèm theo, khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để có phác đồ điều trị cai thuốc Corticoid. Như vậy mẹ em cần ngưng thuốc ngay lập tức và thu xếp đến bệnh viện tỉnh Kiên Giang để khám và làm các xét nghiệm em nghe.
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Xuất hiện vết bầm tím trên lưng, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Thanh
Chào bác sĩ Thu Cúc.
Tôi 24 tuổi. Sáu năm trước tôi có triệu chứng hay xỉu trong lớp, khó thở, ăn không tiêu. Sau khi theo khám 2 năm ở các bệnh viện tôi không còn xỉu nhưng cũng không khỏe mạnh, lại chuyển sang đau ở 2 vai, cổ, có lúc bị tê xuống tay, lên đầu.
Trên lưng bắt đầu xuất hiện 1 vết tím, giống như cái bớt, vết tím đó lan dần. Hơn 4 năm qua dù đã đi khám nhiều chỗ, chụp X-quang lại nhiều lần nhưng không phát hiện gì lạ. Bác sĩ cho thuốc uống nhưng không đỡ.
Tôi mong được bác sĩ tư vấn để biết nên khám những gì, khám ở đâu thì hiệu quả? Rất mong được sự giúp đỡ của bác sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn.
Trường hợp của bạn trên da xuất hiện vết bầm tím và lan rộng, nếu có thêm các triệu chứng như: chảy máu răng tự nhiên, xuất huyết âm đạo bất thường, dễ bị bầm máu thì bạn nên đến khám chuyên khoa Huyết học để được đánh giá chức năng đông máu tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, các triệu chứng hiện tại có thể do thoái hóa cột sống cổ gây ra kèm với quá lo lắng về bệnh nên triệu chứng trầm trọng hơn. Theo tôi, bạn nên đến khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được điều trị kiểm soát triệu chứng đau và có tinh thần thoải mái hơn.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trên da có các vết bầm tím không đau, sút cân nhanh là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi một chút ạ. Trên da cháu có các chấm nhỏ màu đỏ nổi li ti trên da thành từng đám nhỏ, thường tập trung nhiều ở chân gần các mạch máu. Khi căng da hay ấn xuống đều không bị mất đi, cũng không bị ngứa. Những chấm đỏ này xuất hiện khi cháu học lớp 11 nhưng gần đây chúng xuất hiện rất nhiều, thậm chí trên da cháu còn xuất hiện những vết bầm tím, không rõ nguyên do, đôi khi cũng có cái ấn vào thì đau nhưng đa số là không đau. Gần đây cháu cũng bị sút cân rất nhanh, không rõ cháu có vấn đề gì không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Các chấm nhỏ mà bạn mô tả có thể các chấm xuất huyết, các vết bầm của bạn có thể do bạn va đập nhưng không để ý kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu nên để lại những vết bầm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do những bệnh lý sau:
Có thể do yếu tố thành mạch ở những người lớn tuổi, ăn uống thiếu vitamin C, rối loạn đông máu, nhiễm siêu vi (như sốt xuất huyết), những bệnh về máu (như bạch cầu cấp), nhiễm ký sinh trùng…
Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khám và làm các xét nghiệm cần thiết xác định lí do và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
Chúc bạn sống khỏe!
Sau khi sinh, vùng mông và đùi có những vết bầm đỏ, mãi không thấy hết có sao không?
Câu hỏi bởi: N.T Nguyên
Thưa bác sĩ.
Em sinh con được 8,5 tháng. Sau khi sinh ở vùng mông và vùng da phía trong đùi gần đầu gối xuất hiện những vết bầm màu đỏ dài, không thấy đau nên em không đi khám. Nhưng tới giờ vẫn không thấy hết. Không biết như vậy có sao không?
Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào em.
Theo em mô tả, có thể những “vết bầm” đó là do rạn da trong lúc mang thai và chúng tồn tại đến bây giờ.
Em yên tâm, nếu đúng là do rạn da thì chúng không nguy hại gì đến sức khỏe của em cả, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ thôi và cũng không có thuốc để điều trị hiệu quả, nhưng em có thể dùng các loại kem (Happy Event) để thoa xem có giúp cải thiện được phần nào không em nhé!
Chúc gia đình em sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare