Bé gái P.T.T, 13 tuổi, đột ngột đau vùng bụng dưới kèm nôn, sốt nhẹ. Người nhà đưa bé đi khám thì phát hiện 1 u nang buồng trứng bên phải kích thước khá to.
Khối u buồng trứng. (Ảnh báo Lào Cai)
Bé được các bác sĩ viện Nhi đồng 2, TP. HCM tiến hành mổ nội soi cấp cứu sau đó và kết quả là bé bị u nang buồng trứng phải xoắn 3 vòng, hoại tử. Bé được cắt bỏ u, bảo tồn phần phụ. Phần u được gửi giải phẫu bệnh để biết lành hay ác.
Trước đó, em Sùng Thị Páo (14 tuổi, dân tộc Mông) được các bác sĩ BVĐK huyện Bát Xát (Lào Cai) mổ, tách khối u nang buồng trứng nặng 4,2kg.
Khối u đã chiếm gần như toàn bộ khoang bụng của bệnh nhân, đẩy ruột và dạ dày lên phía trên lồng ngực khiến cho người bệnh có cảm giác chán ăn, đau bụng, tức ngực và khó thở.
BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại, BV Nhi đồng 2 cho biết: Một bé gái bình thường có 2 buồng trứng nằm 2 bên tử cung (dạ con). U buồng trứng là một khối phát triển bất thường ở buồng trứng. U bao gồm 2 dạng: u đặc và u nang. Ở đây chủ yếu nói về u nang buồng trứng. Đó là các túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt buồng trứng.
Ở các bé gái, một số trường hợp, u nang buồng trứng phát triển rất lớn, xuất huyết sau đó xoắn hoặc vỡ ra có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé.
Các bé gái ở tuổi dậy thì, có sự thay đổi về hormon sinh dục, là đối tượng dễ gặp u nang buồng trứng xoắn. Ngoài ra, đối với các u dạng thực thể thì đa số trường hợp người bệnh chỉ phát hiện được khi khối u đã to, có kích thước lớn nên tự sờ thấy được hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm bụng.
Khi chưa có biến chứng, u nang buồng trứng thường gây các triệu chứng rất mơ hồ, một số trường hợp trẻ có thể có kinh nguyệt không đều, trẻ có thể đau vùng bụng dưới âm ỉ hoặc từng cơn, một số trường hợp trẻ luôn thấy chướng bụng hoặc đầy hơi.
Đặc biệt một số trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện 1 số triệu chứng tưởng chứng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó ( nếu chèn ép bọng đái), tiêu bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)…
Nhưng đa số các trường hợp chỉ phát hiện được khối u nang buồng trứng một cách tình cờ khi đi siêu âm bụng kiểm tra vì một lí do nào đó như đau bụng, căng tức bụng.
BS Mậu khuyến cáo: Trẻ gái nếu có các triệu chứng đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, đôi khi có thể choáng vì đau. Bụng to bất thường, sờ thấy có 1 khối ở vùng bụng kèm đau cần phải đi khám ngay.
Trường hợp phải phẫu thuật thì hiện nay phẫu thuật nội soi đang có ưu thế hơn mổ mở vì ít xâm lấn, dễ dàng quan sát toàn bộ ổ bụng và buồng trứng bên kia, ít gây tổn thương cho mô buồng trứng hơn khi bóc tách và đặc biệt thẫm mỹ.
Đối với các u nang cơ năng phần lớn là lành tính. Mẫu mô của u nang sau phẫu thuật sẽ được gửi thử giải phẫu bệnh lý để có kết quả chính xác là lành hay ác tính.
AloBacsi.
Khối u buồng trứng. (Ảnh báo Lào Cai)
Trước đó, em Sùng Thị Páo (14 tuổi, dân tộc Mông) được các bác sĩ BVĐK huyện Bát Xát (Lào Cai) mổ, tách khối u nang buồng trứng nặng 4,2kg.
Khối u đã chiếm gần như toàn bộ khoang bụng của bệnh nhân, đẩy ruột và dạ dày lên phía trên lồng ngực khiến cho người bệnh có cảm giác chán ăn, đau bụng, tức ngực và khó thở.
BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại, BV Nhi đồng 2 cho biết: Một bé gái bình thường có 2 buồng trứng nằm 2 bên tử cung (dạ con). U buồng trứng là một khối phát triển bất thường ở buồng trứng. U bao gồm 2 dạng: u đặc và u nang. Ở đây chủ yếu nói về u nang buồng trứng. Đó là các túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt buồng trứng.
Ở các bé gái, một số trường hợp, u nang buồng trứng phát triển rất lớn, xuất huyết sau đó xoắn hoặc vỡ ra có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé.
Các bé gái ở tuổi dậy thì, có sự thay đổi về hormon sinh dục, là đối tượng dễ gặp u nang buồng trứng xoắn. Ngoài ra, đối với các u dạng thực thể thì đa số trường hợp người bệnh chỉ phát hiện được khi khối u đã to, có kích thước lớn nên tự sờ thấy được hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm bụng.
Khi chưa có biến chứng, u nang buồng trứng thường gây các triệu chứng rất mơ hồ, một số trường hợp trẻ có thể có kinh nguyệt không đều, trẻ có thể đau vùng bụng dưới âm ỉ hoặc từng cơn, một số trường hợp trẻ luôn thấy chướng bụng hoặc đầy hơi.
Đặc biệt một số trường hợp u nang quá to gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện 1 số triệu chứng tưởng chứng như không liên quan đến bệnh như tiểu rắt, tiểu khó ( nếu chèn ép bọng đái), tiêu bón (chèn ép trực tràng), phù 2 chi dưới (chèn ép hệ tĩnh mạch)…
Nhưng đa số các trường hợp chỉ phát hiện được khối u nang buồng trứng một cách tình cờ khi đi siêu âm bụng kiểm tra vì một lí do nào đó như đau bụng, căng tức bụng.
BS Mậu khuyến cáo: Trẻ gái nếu có các triệu chứng đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, đôi khi có thể choáng vì đau. Bụng to bất thường, sờ thấy có 1 khối ở vùng bụng kèm đau cần phải đi khám ngay.
Trường hợp phải phẫu thuật thì hiện nay phẫu thuật nội soi đang có ưu thế hơn mổ mở vì ít xâm lấn, dễ dàng quan sát toàn bộ ổ bụng và buồng trứng bên kia, ít gây tổn thương cho mô buồng trứng hơn khi bóc tách và đặc biệt thẫm mỹ.
Đối với các u nang cơ năng phần lớn là lành tính. Mẫu mô của u nang sau phẫu thuật sẽ được gửi thử giải phẫu bệnh lý để có kết quả chính xác là lành hay ác tính.
AloBacsi.