Hỏi Bác Sĩ -
Hiện tượng mỡ máu cao thông thường hay xảy ra ở những người thuộc độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta – nhóm trẻ tuổi có thể mặc nhiên ngó lơ căn bệnh này bởi những trường hợp dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại!
Bà bầu mỡ máu cao có ảnh hưởng như thế nào?
Câu hỏi bởi: Dương Trâm
Cháu năm nay 24 tuổi. Hiện đang có thai bé đầu tuần thứ 36. Cháu đi làm xét nghiệm sinh hóa, Cholesterol: 9.7mmol/L và Triglycerid: 2.98mmol/L, cao hơn so với trị số bình thường. Liệu có nguy hiểm không ạ? Cách hạ mỡ máu như thế nào? Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Các chỉ số Cholesterol và Triglyceride ở phụ nữ có thai thường cao hơn so với người bình thường, và điều này không thấy gì đáng lo ngại. Để giảm mỡ máu cháu có thể giảm ăn các loại đồ ngọt, đồ chiên rán, dầu mỡ (giảm chứ không phải là kiêng hẳn, vì chất béo rất cần cho sự phát triển bộ não của thai nhi), ăn nhiều trái cây và rau (cũng nên tránh những trái cây quá ngọt). Khi chế biến thức ăn nên ưu tiên các món luộc, hấp hoặc ăn sống (nhớ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm), uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng để mẹ khỏe, con khỏe.
Chúc cháu mẹ tròn con vuông!
Nặng ngực và khó thở, thỉnh thoảng nhói nhói ở tim, chụp CT, điện tâm đồ bình thường, mỡ máu cao
Câu hỏi bởi: Khắc Ngọc
Thưa bác sĩ!
Tôi 28 tuổi, hiện tại tôi cảm thấy nặng ngực và khó thở, thỉnh thoảng nhói nhói ở tim, có cảm giác đè nặng ở ngực, nặng thở và như có cái gì đó, bóp quả tim, khi làm việc nặng thì cảm thấy khó thở, và mệt. Tôi đã chụp CT scan lồng ngực, kết quả không có gì bất thường, điện tâm đồ bình thường, chỉ có mỡ máu hơi cao. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên chụp mạch vành hay có cần chụp mạch toàn thân không? Có khả năng tôi bị bệnh gì và điều trị thế nào? Mong bác sĩ giúp cho!
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hiện nay bệnh lý mạch vành hay từ phổ thông hay gọi là thiếu máu cơ tim có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, đặc biệt trên những người có các yếu tố nguy cơ mạch vành như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có người bệnh mạch vành…
Nếu triệu chứng khó thở, đè nặng ở ngực, bóp nghẹt tim của bạn xảy ra khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi thì cần phải nghĩ đến nguyên nhân tim mạch. Nếu triệu chứng xảy ra liên tục suốt ngày thì ít nghĩ nguyên nhân tim mạch hơn.
Mặc dù điện tâm đồ thường quy 12 chuyển đạo của bạn không ghi nhận bất thường, bạn cần làm thêm siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức để có đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng tim mạch của mình. Nếu thăm khám nghi ngờ có dấu hiệu hội chứng vành cấp, bác sĩ có thể sẽ cho thử thêm men tim.
Nếu triệu chứng mới xuất hiện gần đây thì một số chẩn đoán khác cũng cần phải loại trừ như viêm cơ tim, bệnh lý màng tim, màng phổi, mạch máu.
Chúc bạn mau tìm được bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Kết quả xét nghiệm khi mang bầu 29 tuần bị thiếu máu và mỡ máu cao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 26 tuổi, đang mang thai tuần thứ 29. Cháu có làm xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra việc thiếu thừa các chất và bệnh tiểu đường ạ. Kết quả cháu nhận được là bị thiếu máu ở cấp 2 (RBC: 3,1 và HGB:91), bị mỡ máu cao (cholesterol:8,22 và Tryglycerid:3,36) ạ. Bác sĩ xét nghiệm chưa đưa ra được biện pháp xử lý và có khuyên cháu đến Viện để làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi là mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này và cháu cần chuẩn bị như thế nào để đến làm xét nghiệm ở Viện mình ạ
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào cháu,
Với xét nghiệm máu như vậy ( hồng cầu và huyết sắc tố), cháu có thiếu máu , nên uống bổ xung thêm sắt hàm lượng cao, còn các xn khác nên giảm ăn các loại chất béo, ko nên ăn nội tạng, sau sinh sẽ xn lại.
Chúc cháu sức khỏe.
Mỡ máu cao có gây chóng mặt không?
Câu hỏi bởi: Phuoc Ho, nam
Thưa bác sĩ!
Cách đây khoảng 7 tháng do thức khuya và sáng dậy sớm cháu đột nhiên bị một cơn chóng mặt, choáng đột ngột gần như ngã xuống, phải nằm và uống thuốc sau đó khoảng 2 giờ đồng hồ mới bình thường lại. Kể từ đó trở đi tôi thường xuyên bị chóng mặt, cảm giác mất thăng bằng, người có cảm giác bồng bềnh, chao đảo cho đến nay. Mặc dù mấy tháng qua tôi có đi khám chuyên khoa Nội thần kinh, làm tất cả các xét nghiệm, kiểm tra tim mạch và chụp CT sọ não, MRI cột sống cổ, siêu âm động mạch cảnh nhưng không thấy gì bất thường, chỉ có hàm lượng Triglyceride là cao (hơn 4 lần so với giới hạn trung bình) tôi đang uống rất nhiều thuốc cả Tây y và Đông y (điều trị theo đơn của các bác sĩ chuyên khoa) nhưng tình hình mất thăng bằng, chóng mặt (chủ yếu là mất thăng bằng, cảm giác chóng mặt ít hơn) vẫn không khỏi.
Tôi có tìm hiểu thì biết mình bị hội chứng tiền đình trung ương, hiện nay tôi không biết phải làm sao? Khoảng 4 năm cách đây tôi đang có điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Hiện nay tôi chỉ uống các loại thuốc cắt cơn chóng mặt là chính gồm: Betaserc, Tanganil, Stugeron, Piracetam ngày 2 lần; đồng thời dùng mỗi tối 1 viên Remeron 30mg vì trước đó có biểu hiện khó ngủ và rối loạn lo âu trở lại (đang uống được khoảng 4 tháng). Hiện nay tôi vẫn còn cảm giác mất thăng bằng, đầu cứ bồng bềnh không tập trung được, rất khó chịu. Thật tình tôi cũng không biết đi khám ở đâu vì đang đi khám nhiều bác sĩ chuyên khoa rồi nhưng đều được cho những loại thuốc tương đối giống nhau.
Vậy nguyên nhân chóng mặt là do đâu? Mỡ máu cao có gây chóng mặt không? (Tôi mới uống Lipanthyl mỗi ngày 1 viên điều trị mỡ máu). Có phải hội chứng tiền đình thường không rõ nguyên nhân và chỉ điều trị được triệu chứng hay không? Tôi có thể dùng thêm thuốc gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ bác sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Chào bạn.
Cảm giác chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng có rất nhiều nguyên nhân: thần kinh (hội chứng tiền đình ngoại biên, hội chứng tiền đình trung ương, xơ vữa mạch máu trong sọ hoặc ngoài sọ,…), tâm thần (lo âu kèm tăng thông khí,…), tim mạch (hạ huyết áp tư thế, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp,…), toàn thân (thiếu máu),… Để phân biệt các nguyên nhân này và đưa ra chẩn đoán, bác sĩ cần phải thăm khám và làm một số xét nghiệm liên quan.
Rối loạn mỡ máu và thuốc Lipanthyl không gây chóng mặt, tuy nhiên, mỡ máu cao có thể góp phần gây xơ vữa mạch máu, làm thiếu máu não. Do vậy, với những triệu chứng bạn mô tả và các xét nghiệm bạn đưa ra, chúng tôi cũng chưa thể chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt và không chỉ định thuốc cho bạn được, bạn thông cảm nhé.
Bạn đi khám chuyên khoa Nội thần kinh là đúng, nhưng nên dùng thuốc đều đặn, nhất là thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa, có thể phải dùng lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên kiểm tra tim mạch và xét nghiệm lại mỡ máu định kỳ. Hội chứng tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên) bao gồm một nhóm nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân có thể điều trị dứt đỉểm (như viêm nhiễm), còn lại chủ yếu điều trị triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra, nếu bạn bị chóng mặt khi thay đổi tư thế (ví dụ: từ nằm sang ngồi hoặc đứng), bạn nên chuyển đổi tư thế từ từ để tránh cơn chóng mặt xảy ra.
Chúc bạn sớm hồi phục sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hiện tượng mỡ máu cao thông thường hay xảy ra ở những người thuộc độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta – nhóm trẻ tuổi có thể mặc nhiên ngó lơ căn bệnh này bởi những trường hợp dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại!
Bà bầu mỡ máu cao có ảnh hưởng như thế nào?
Câu hỏi bởi: Dương Trâm
Cháu năm nay 24 tuổi. Hiện đang có thai bé đầu tuần thứ 36. Cháu đi làm xét nghiệm sinh hóa, Cholesterol: 9.7mmol/L và Triglycerid: 2.98mmol/L, cao hơn so với trị số bình thường. Liệu có nguy hiểm không ạ? Cách hạ mỡ máu như thế nào? Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Các chỉ số Cholesterol và Triglyceride ở phụ nữ có thai thường cao hơn so với người bình thường, và điều này không thấy gì đáng lo ngại. Để giảm mỡ máu cháu có thể giảm ăn các loại đồ ngọt, đồ chiên rán, dầu mỡ (giảm chứ không phải là kiêng hẳn, vì chất béo rất cần cho sự phát triển bộ não của thai nhi), ăn nhiều trái cây và rau (cũng nên tránh những trái cây quá ngọt). Khi chế biến thức ăn nên ưu tiên các món luộc, hấp hoặc ăn sống (nhớ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm), uống nhiều nước, tập thể dục nhẹ nhàng để mẹ khỏe, con khỏe.
Chúc cháu mẹ tròn con vuông!
Nặng ngực và khó thở, thỉnh thoảng nhói nhói ở tim, chụp CT, điện tâm đồ bình thường, mỡ máu cao
Câu hỏi bởi: Khắc Ngọc
Thưa bác sĩ!
Tôi 28 tuổi, hiện tại tôi cảm thấy nặng ngực và khó thở, thỉnh thoảng nhói nhói ở tim, có cảm giác đè nặng ở ngực, nặng thở và như có cái gì đó, bóp quả tim, khi làm việc nặng thì cảm thấy khó thở, và mệt. Tôi đã chụp CT scan lồng ngực, kết quả không có gì bất thường, điện tâm đồ bình thường, chỉ có mỡ máu hơi cao. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên chụp mạch vành hay có cần chụp mạch toàn thân không? Có khả năng tôi bị bệnh gì và điều trị thế nào? Mong bác sĩ giúp cho!
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Hiện nay bệnh lý mạch vành hay từ phổ thông hay gọi là thiếu máu cơ tim có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, đặc biệt trên những người có các yếu tố nguy cơ mạch vành như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, tiền căn gia đình có người bệnh mạch vành…
Nếu triệu chứng khó thở, đè nặng ở ngực, bóp nghẹt tim của bạn xảy ra khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi thì cần phải nghĩ đến nguyên nhân tim mạch. Nếu triệu chứng xảy ra liên tục suốt ngày thì ít nghĩ nguyên nhân tim mạch hơn.
Mặc dù điện tâm đồ thường quy 12 chuyển đạo của bạn không ghi nhận bất thường, bạn cần làm thêm siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức để có đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng tim mạch của mình. Nếu thăm khám nghi ngờ có dấu hiệu hội chứng vành cấp, bác sĩ có thể sẽ cho thử thêm men tim.
Nếu triệu chứng mới xuất hiện gần đây thì một số chẩn đoán khác cũng cần phải loại trừ như viêm cơ tim, bệnh lý màng tim, màng phổi, mạch máu.
Chúc bạn mau tìm được bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Kết quả xét nghiệm khi mang bầu 29 tuần bị thiếu máu và mỡ máu cao
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 26 tuổi, đang mang thai tuần thứ 29. Cháu có làm xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra việc thiếu thừa các chất và bệnh tiểu đường ạ. Kết quả cháu nhận được là bị thiếu máu ở cấp 2 (RBC: 3,1 và HGB:91), bị mỡ máu cao (cholesterol:8,22 và Tryglycerid:3,36) ạ. Bác sĩ xét nghiệm chưa đưa ra được biện pháp xử lý và có khuyên cháu đến Viện để làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi là mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này và cháu cần chuẩn bị như thế nào để đến làm xét nghiệm ở Viện mình ạ
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Chào cháu,
Với xét nghiệm máu như vậy ( hồng cầu và huyết sắc tố), cháu có thiếu máu , nên uống bổ xung thêm sắt hàm lượng cao, còn các xn khác nên giảm ăn các loại chất béo, ko nên ăn nội tạng, sau sinh sẽ xn lại.
Chúc cháu sức khỏe.
Mỡ máu cao có gây chóng mặt không?
Câu hỏi bởi: Phuoc Ho, nam
Thưa bác sĩ!
Cách đây khoảng 7 tháng do thức khuya và sáng dậy sớm cháu đột nhiên bị một cơn chóng mặt, choáng đột ngột gần như ngã xuống, phải nằm và uống thuốc sau đó khoảng 2 giờ đồng hồ mới bình thường lại. Kể từ đó trở đi tôi thường xuyên bị chóng mặt, cảm giác mất thăng bằng, người có cảm giác bồng bềnh, chao đảo cho đến nay. Mặc dù mấy tháng qua tôi có đi khám chuyên khoa Nội thần kinh, làm tất cả các xét nghiệm, kiểm tra tim mạch và chụp CT sọ não, MRI cột sống cổ, siêu âm động mạch cảnh nhưng không thấy gì bất thường, chỉ có hàm lượng Triglyceride là cao (hơn 4 lần so với giới hạn trung bình) tôi đang uống rất nhiều thuốc cả Tây y và Đông y (điều trị theo đơn của các bác sĩ chuyên khoa) nhưng tình hình mất thăng bằng, chóng mặt (chủ yếu là mất thăng bằng, cảm giác chóng mặt ít hơn) vẫn không khỏi.
Tôi có tìm hiểu thì biết mình bị hội chứng tiền đình trung ương, hiện nay tôi không biết phải làm sao? Khoảng 4 năm cách đây tôi đang có điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Hiện nay tôi chỉ uống các loại thuốc cắt cơn chóng mặt là chính gồm: Betaserc, Tanganil, Stugeron, Piracetam ngày 2 lần; đồng thời dùng mỗi tối 1 viên Remeron 30mg vì trước đó có biểu hiện khó ngủ và rối loạn lo âu trở lại (đang uống được khoảng 4 tháng). Hiện nay tôi vẫn còn cảm giác mất thăng bằng, đầu cứ bồng bềnh không tập trung được, rất khó chịu. Thật tình tôi cũng không biết đi khám ở đâu vì đang đi khám nhiều bác sĩ chuyên khoa rồi nhưng đều được cho những loại thuốc tương đối giống nhau.
Vậy nguyên nhân chóng mặt là do đâu? Mỡ máu cao có gây chóng mặt không? (Tôi mới uống Lipanthyl mỗi ngày 1 viên điều trị mỡ máu). Có phải hội chứng tiền đình thường không rõ nguyên nhân và chỉ điều trị được triệu chứng hay không? Tôi có thể dùng thêm thuốc gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ bác sĩ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Chào bạn.
Cảm giác chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng có rất nhiều nguyên nhân: thần kinh (hội chứng tiền đình ngoại biên, hội chứng tiền đình trung ương, xơ vữa mạch máu trong sọ hoặc ngoài sọ,…), tâm thần (lo âu kèm tăng thông khí,…), tim mạch (hạ huyết áp tư thế, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp,…), toàn thân (thiếu máu),… Để phân biệt các nguyên nhân này và đưa ra chẩn đoán, bác sĩ cần phải thăm khám và làm một số xét nghiệm liên quan.
Rối loạn mỡ máu và thuốc Lipanthyl không gây chóng mặt, tuy nhiên, mỡ máu cao có thể góp phần gây xơ vữa mạch máu, làm thiếu máu não. Do vậy, với những triệu chứng bạn mô tả và các xét nghiệm bạn đưa ra, chúng tôi cũng chưa thể chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt và không chỉ định thuốc cho bạn được, bạn thông cảm nhé.
Bạn đi khám chuyên khoa Nội thần kinh là đúng, nhưng nên dùng thuốc đều đặn, nhất là thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa, có thể phải dùng lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên kiểm tra tim mạch và xét nghiệm lại mỡ máu định kỳ. Hội chứng tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên) bao gồm một nhóm nhiều nguyên nhân, có một số nguyên nhân có thể điều trị dứt đỉểm (như viêm nhiễm), còn lại chủ yếu điều trị triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra, nếu bạn bị chóng mặt khi thay đổi tư thế (ví dụ: từ nằm sang ngồi hoặc đứng), bạn nên chuyển đổi tư thế từ từ để tránh cơn chóng mặt xảy ra.
Chúc bạn sớm hồi phục sức khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare