Hỏi Bác Sĩ -
Chứng mất trí nhớ không phân biệt giới tính. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó qua những trường hợp bệnh nhân là nam nhé!
Có cách nào để không mất trí nhớ khi bị chấn thương đầu không?
Câu hỏi bởi: Hong Hanh
Thưa bác sĩ.
Cháu có 1 người bạn sinh năm 1990, là nam giới. Anh ấy vài hôm trước đi làm nhiệm vụ, do anh ấy tránh đạn nên bị đâm vào nhà dân. Anh bị thương và bị chấn thương đầu, ngực nặng. Anh bị hôn mê vài ngày mới tỉnh. Khi anh tỉnh lại thì cháu nhận được tin anh sẽ bị mất trí nhớ tạm thời ít nhất là 2 năm. Vậy cháu muốn hỏi có cách nào giúp anh không bị mất trí nhớ không ạ? Và nếu anh bị mất trí nhớ thì khả năng hồi phục trí nhớ là bao nhiêu? Khả năng hồi phục trí nhớ có cao không ạ? Hiện tại thì trí nhớ của anh vẫn còn nhưng mọi người nói lúc nhớ lúc không nhớ ạ! Và anh bị trấn thương đầu ngực như vậy thì anh có khả năng bị mất trí nhớ như bác sĩ nói ko? Thời gian để anh hồi phục là bao lâu a? Cháu mong bác sĩ giải đáp cho cháu về trường hợp này. Cháu mong sớm nhận phản hồi từ bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Mất trí nhớ là sự giảm hụt đột ngột trí nhớ gây ra bởi tổn thương não, bệnh tật hoặc chấn thương tâm lý. Mất trí nhớ cũng có thể bị gây tạm thời do sử dụng các loại thuốc an thần và thuốc thôi miên. Trí nhớ có thể bị mất toàn bộ hay một phần tùy theo mức độ thương tổn.
Có thể phân loại mất trí nhớ thành:
Không nhớ thuận chiều (không nhớ về sau: amnésie anterograde): Không nhớ những sự việc xảy ra ngay sau khi bị bệnh. Có thể không nhớ trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần, gặp sau khi bị chấn thương sọ não, sau khi lú lẫn, hôn mê. Không nhớ ngược chiều (amnésie rétrograde): Không nhớ những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh. Không nhớ có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hay vài năm. Có thể không nhớ từng phần hay không nhớ toàn bộ, gặp trong chấn thương sọ não, xơ vữa mạch não, xuất huyết não… Không nhớ trong cơn (amnésie congrade): Chỉ không nhớ những sự việc xảy ra trong cơn, trong một thời gian ngắn bị bệnh. Gặp trong cơn động kinh, trạng thái hoàng hôn… Không nhớ vừa thuận vừa ngược chiều (amnésie antérorérograde): Không nhớ cả sự việc cũ lẫn mới. Gặp trong loạn thần cấp, kèm lú lẫn, sa sút trí tuệ do chấn thương sọ não…
Trường hợp bạn của bạn bị chấn thương đầu và ngực nặng, bị hôn mê vài ngày mới tỉnh thì khả năng mất trí nhớ tạm thời như bạn nói là hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn của bạn hiện tại lúc nhớ lúc không nhớ tức là không nhớ vừa thuận, vừa ngược chiều. Tình trạng lú lẫn này sẽ hồi phục dần dần, nhưng kéo dài bao lâu thì tùy vào mức độ, vị trí tổn thương ở não, tuổi của bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm khác… Do vậy, hiện tại chưa thể khẳng định được trí nhớ của bạn ấy khi nào sẽ hồi phục, cần phải theo dõi trong ít nhất 6 tháng.
Chúc mạnh khỏe!
Mất trí nhớ sau khi bị tai nạn giao thông cần bao nhiêu thời gian để phục hồi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bạn trai em sinh năm 1990, bị té xe chấn thương sọ não có máu tụ nhưng không phải phẫu thuật đến nay đã gần 4 tháng. Bạn em chỉ có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt và bị mất trí nhớ không nhận ra ai. Tới giờ chỉ nhớ được tên vài người thân chứ không hề nhớ được gì thêm. Vậy bác sĩ cho em hỏi bạn trai em có thể phục hồi trí nhớ hoàn toàn được không? Và nếu được thì cần thời gian bao lâu mới nhớ lại hoàn toàn và có cần thêm yếu tố gì để trí nhớ nhanh hồi phục không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não mà các di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định gồm:
– Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.
– Động kinh: Thường gặp trong 40-50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó chữa trị.
– Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm – cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.
– Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình chữa trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài. Gia đình cần đưa bạn ấy đến Trung tâm Phục hồi chức năng để có hướng can thiệp hiệu quả nhất nhé.
Chúc bạn ấy sớm hồi phục!
Bị chấn động não có rạn sọ não mất trí nhớ ngược chiều có khả năng hồi phục không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn cháu là nam sinh năm 1990. Chiều ngày 7/9/2015 bạn cháu găp tai nạn xe lúc về nhà vẫn ổn. Tối gia đình có đưa đi bệnh viện tỉnh khám thì bác sĩ chẩn đoán chấn thương sọ não bị chấn động não có rạn sọ não và được về nhà. Hôm sau bạn cháu vẫn bình thường và lên đồn công an làm việc cả ngày không được ăn uống gì đến chiều tối mới được về. Tối hôm đó gia đình cho bạn cháu đi Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Sáng ngày 9/9/2015 thì tới bệnh viện được 1 tiếng bạn cháu bất tỉnh gần 1 ngày. Lúc tỉnh lại thì bị mất trí nhớ ngược chiều không thể nhận ra ai. Bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chẩn đoán chấn thương sọ não chấn động dây thần kinh có rạn sọ não. Nằm viện 4 ngày thì được cho về nhà. Bạn cháu về nhà ngày nào cũng đi bác sĩ tỉnh để thăm khám theo dõi.
Ngày 20/9/2015 thì phát hiện có máu tụ nhưng không phải phẫu thuật mà cho dùng thuốc để tan máu. Tới nay máu tụ đã tan bớt rồi. Bạn cháu chỉ có biểu hiện nhức đầu, mệt khi thời tiết thay đổi và mất trí nhớ ngược chiều chứ không nôn ói gì cả. Nhưng tới nay được 1 tháng rồi bạn cháu vẫn không hề nhớ được gì cả. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi bạn cháu có thể phục hồi lại trí nhớ hoàn toàn không và nếu có thì khi nào mới bắt đầu hồi phục trí nhớ. Và hồi phục sẽ nhớ được chuyện gần đây trước tai nạn hay chuyện quá khứ cũ trước ạ. Và có thể để lại di chứng gì sau này nữa không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Bạn em bị tai nạn hiện tại có máu tụ là một tình huống nặng của chấn thương sọ não. Đối với khối máu tụ lớn cần phải tiến hành phẫu thuật để lấy khối máu tụ tránh gây tác động đến tính mạng, đối với khối máu tụ nhỏ có thể chữa trị nội khoa và theo dõi. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não có thể xuất hiện các di chứng sau:
Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.
Động kinh: Thường gặp trong 40%-50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó chữa trị.
Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm
Cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.
Yếu liệt nửa người.
Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình chữa trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài.
Hiện tại trí nhớ của bạn em bị tác động. Như phần trên tôi đã nói để bạn rõ các di chứng sau trấn thương sọ não có thể xảy ra, trong đó có giảm hoặc mất trí nhớ, nếu nặng có thể mất ngôn ngữ tức là không nói được. Việc tác động trí nhớ nặng hay nhẹ tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ của trấn thương sọ não. Vấn đề này em phải bình tĩnh chờ đợi trí nhớ sẽ hồi phục dần. Bạn em có thể sử dụng hỗ trợ các thuốc bổ não để giúp sự hồi phục trí nhớ tốt hơn, như loại thuốc tiêm Cerebrolysin.
Chúc bạn em sớm hồi phục!
Bị mất trí nhớ sau khi ngã cầu thang
Câu hỏi bởi: khang
Thưa bác sĩ!
Người thân cháu năm nay 26 tuổi, nam giới. Anh cháu bị ngã cầu thang. Sau đó ngất và khi tỉnh dậy chỉ nhớ những chuyện 2 năm trở lại còn những chuyện và những người sau này thì gần như là không nhớ gì. Sau khi đi khám và được chữa trị và nói chuyện cùng với bạn bè của anh cháu thì anh cháu cũng nhớ được nhiều chuyện hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi có những trường hợp như anh cháu hay không? Mong bác sĩ giải đáp.
Cháu chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Những di chứng sau chấn thương sọ não: Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não mà có thể xuất hiện những di chứng sau một thời gian tạm ổn định:
Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.
Động kinh: Thường chiếm 40% – 50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú, hình thái lâm sàng rất đa dạng phức tạp tuỳ theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Đôi khi ngoài động kinh còn kèm theo cả rối loạn tâm thần phải chữa trị lâu dài.
Giảm hoặc mất trí nhớ: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ.
Bệnh lý đốt sống cổ: Do lực chấn động từ não dội xuống cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tuỷ sống cổ.
Người thân của cháu bị ngã cầu thang, sau đó bị ngất và khi tỉnh lại chỉ nhớ những chuyện 2 năm trở lại còn những chuyện và những người sau này thì gần như là không nhớ gì. Cháu nói hiện tượng triệu chứng của anh cháu không rõ ràng, bác không hiểu nội dung mà cháu muốn nói thế nào cả? Như bác đã nói những di chứng của chấn thương sọ não trong đó có di chứng là giảm hoặc mất nhớ. Anh cháu bị ngã cầu thang có thể là bị đập đầu xuống nên bị ngất, tuy không bị chấn thương sọ não nặng nhưng rất có thể anh cháu đã bị chấn động não nên đã bị ngất. Việc anh cháu quên, có sự việc nhớ và sự việc quên, đó là hậu quả và là di chứng của chấn động não sau cú ngã cầu thang mà thôi. Hy vọng với thời gian, trí nhớ của anh cháu sẽ dần hồi phục. Cháu nên khuyên anh cháu đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh khám và chụp phim sọ não để xác định mức độ của chấn thương sọ não và có hướng xử trí càng sớm càng tốt.
Chúc anh cháu mau hồi phục.
Chứng mất trí nhớ không phân biệt giới tính. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nó qua những trường hợp bệnh nhân là nam nhé!
Có cách nào để không mất trí nhớ khi bị chấn thương đầu không?
Câu hỏi bởi: Hong Hanh
Thưa bác sĩ.
Cháu có 1 người bạn sinh năm 1990, là nam giới. Anh ấy vài hôm trước đi làm nhiệm vụ, do anh ấy tránh đạn nên bị đâm vào nhà dân. Anh bị thương và bị chấn thương đầu, ngực nặng. Anh bị hôn mê vài ngày mới tỉnh. Khi anh tỉnh lại thì cháu nhận được tin anh sẽ bị mất trí nhớ tạm thời ít nhất là 2 năm. Vậy cháu muốn hỏi có cách nào giúp anh không bị mất trí nhớ không ạ? Và nếu anh bị mất trí nhớ thì khả năng hồi phục trí nhớ là bao nhiêu? Khả năng hồi phục trí nhớ có cao không ạ? Hiện tại thì trí nhớ của anh vẫn còn nhưng mọi người nói lúc nhớ lúc không nhớ ạ! Và anh bị trấn thương đầu ngực như vậy thì anh có khả năng bị mất trí nhớ như bác sĩ nói ko? Thời gian để anh hồi phục là bao lâu a? Cháu mong bác sĩ giải đáp cho cháu về trường hợp này. Cháu mong sớm nhận phản hồi từ bác sĩ.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Mất trí nhớ là sự giảm hụt đột ngột trí nhớ gây ra bởi tổn thương não, bệnh tật hoặc chấn thương tâm lý. Mất trí nhớ cũng có thể bị gây tạm thời do sử dụng các loại thuốc an thần và thuốc thôi miên. Trí nhớ có thể bị mất toàn bộ hay một phần tùy theo mức độ thương tổn.
Có thể phân loại mất trí nhớ thành:
Không nhớ thuận chiều (không nhớ về sau: amnésie anterograde): Không nhớ những sự việc xảy ra ngay sau khi bị bệnh. Có thể không nhớ trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần, gặp sau khi bị chấn thương sọ não, sau khi lú lẫn, hôn mê. Không nhớ ngược chiều (amnésie rétrograde): Không nhớ những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh. Không nhớ có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hay vài năm. Có thể không nhớ từng phần hay không nhớ toàn bộ, gặp trong chấn thương sọ não, xơ vữa mạch não, xuất huyết não… Không nhớ trong cơn (amnésie congrade): Chỉ không nhớ những sự việc xảy ra trong cơn, trong một thời gian ngắn bị bệnh. Gặp trong cơn động kinh, trạng thái hoàng hôn… Không nhớ vừa thuận vừa ngược chiều (amnésie antérorérograde): Không nhớ cả sự việc cũ lẫn mới. Gặp trong loạn thần cấp, kèm lú lẫn, sa sút trí tuệ do chấn thương sọ não…
Trường hợp bạn của bạn bị chấn thương đầu và ngực nặng, bị hôn mê vài ngày mới tỉnh thì khả năng mất trí nhớ tạm thời như bạn nói là hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn của bạn hiện tại lúc nhớ lúc không nhớ tức là không nhớ vừa thuận, vừa ngược chiều. Tình trạng lú lẫn này sẽ hồi phục dần dần, nhưng kéo dài bao lâu thì tùy vào mức độ, vị trí tổn thương ở não, tuổi của bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm khác… Do vậy, hiện tại chưa thể khẳng định được trí nhớ của bạn ấy khi nào sẽ hồi phục, cần phải theo dõi trong ít nhất 6 tháng.
Chúc mạnh khỏe!
Mất trí nhớ sau khi bị tai nạn giao thông cần bao nhiêu thời gian để phục hồi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bạn trai em sinh năm 1990, bị té xe chấn thương sọ não có máu tụ nhưng không phải phẫu thuật đến nay đã gần 4 tháng. Bạn em chỉ có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt và bị mất trí nhớ không nhận ra ai. Tới giờ chỉ nhớ được tên vài người thân chứ không hề nhớ được gì thêm. Vậy bác sĩ cho em hỏi bạn trai em có thể phục hồi trí nhớ hoàn toàn được không? Và nếu được thì cần thời gian bao lâu mới nhớ lại hoàn toàn và có cần thêm yếu tố gì để trí nhớ nhanh hồi phục không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não mà các di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định gồm:
– Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.
– Động kinh: Thường gặp trong 40-50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó chữa trị.
– Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm – cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.
– Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình chữa trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài. Gia đình cần đưa bạn ấy đến Trung tâm Phục hồi chức năng để có hướng can thiệp hiệu quả nhất nhé.
Chúc bạn ấy sớm hồi phục!
Bị chấn động não có rạn sọ não mất trí nhớ ngược chiều có khả năng hồi phục không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn cháu là nam sinh năm 1990. Chiều ngày 7/9/2015 bạn cháu găp tai nạn xe lúc về nhà vẫn ổn. Tối gia đình có đưa đi bệnh viện tỉnh khám thì bác sĩ chẩn đoán chấn thương sọ não bị chấn động não có rạn sọ não và được về nhà. Hôm sau bạn cháu vẫn bình thường và lên đồn công an làm việc cả ngày không được ăn uống gì đến chiều tối mới được về. Tối hôm đó gia đình cho bạn cháu đi Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Sáng ngày 9/9/2015 thì tới bệnh viện được 1 tiếng bạn cháu bất tỉnh gần 1 ngày. Lúc tỉnh lại thì bị mất trí nhớ ngược chiều không thể nhận ra ai. Bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chẩn đoán chấn thương sọ não chấn động dây thần kinh có rạn sọ não. Nằm viện 4 ngày thì được cho về nhà. Bạn cháu về nhà ngày nào cũng đi bác sĩ tỉnh để thăm khám theo dõi.
Ngày 20/9/2015 thì phát hiện có máu tụ nhưng không phải phẫu thuật mà cho dùng thuốc để tan máu. Tới nay máu tụ đã tan bớt rồi. Bạn cháu chỉ có biểu hiện nhức đầu, mệt khi thời tiết thay đổi và mất trí nhớ ngược chiều chứ không nôn ói gì cả. Nhưng tới nay được 1 tháng rồi bạn cháu vẫn không hề nhớ được gì cả. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi bạn cháu có thể phục hồi lại trí nhớ hoàn toàn không và nếu có thì khi nào mới bắt đầu hồi phục trí nhớ. Và hồi phục sẽ nhớ được chuyện gần đây trước tai nạn hay chuyện quá khứ cũ trước ạ. Và có thể để lại di chứng gì sau này nữa không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào em!
Bạn em bị tai nạn hiện tại có máu tụ là một tình huống nặng của chấn thương sọ não. Đối với khối máu tụ lớn cần phải tiến hành phẫu thuật để lấy khối máu tụ tránh gây tác động đến tính mạng, đối với khối máu tụ nhỏ có thể chữa trị nội khoa và theo dõi. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não có thể xuất hiện các di chứng sau:
Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.
Động kinh: Thường gặp trong 40%-50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú. Hình thái lâm sàng rất đa dạng, phức tạp tùy theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó chữa trị.
Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm
Cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.
Yếu liệt nửa người.
Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình chữa trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài.
Hiện tại trí nhớ của bạn em bị tác động. Như phần trên tôi đã nói để bạn rõ các di chứng sau trấn thương sọ não có thể xảy ra, trong đó có giảm hoặc mất trí nhớ, nếu nặng có thể mất ngôn ngữ tức là không nói được. Việc tác động trí nhớ nặng hay nhẹ tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ của trấn thương sọ não. Vấn đề này em phải bình tĩnh chờ đợi trí nhớ sẽ hồi phục dần. Bạn em có thể sử dụng hỗ trợ các thuốc bổ não để giúp sự hồi phục trí nhớ tốt hơn, như loại thuốc tiêm Cerebrolysin.
Chúc bạn em sớm hồi phục!
Bị mất trí nhớ sau khi ngã cầu thang
Câu hỏi bởi: khang
Thưa bác sĩ!
Người thân cháu năm nay 26 tuổi, nam giới. Anh cháu bị ngã cầu thang. Sau đó ngất và khi tỉnh dậy chỉ nhớ những chuyện 2 năm trở lại còn những chuyện và những người sau này thì gần như là không nhớ gì. Sau khi đi khám và được chữa trị và nói chuyện cùng với bạn bè của anh cháu thì anh cháu cũng nhớ được nhiều chuyện hơn. Bác sĩ cho cháu hỏi có những trường hợp như anh cháu hay không? Mong bác sĩ giải đáp.
Cháu chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Những di chứng sau chấn thương sọ não: Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não mà có thể xuất hiện những di chứng sau một thời gian tạm ổn định:
Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong chữa trị.
Động kinh: Thường chiếm 40% – 50% tình huống do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh có ổ khu trú, hình thái lâm sàng rất đa dạng phức tạp tuỳ theo ổ khu trú đó ở vùng nào của não. Đôi khi ngoài động kinh còn kèm theo cả rối loạn tâm thần phải chữa trị lâu dài.
Giảm hoặc mất trí nhớ: Giảm sút trí tuệ, tình huống nặng dẫn đến mất ngôn ngữ.
Bệnh lý đốt sống cổ: Do lực chấn động từ não dội xuống cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tuỷ sống cổ.
Người thân của cháu bị ngã cầu thang, sau đó bị ngất và khi tỉnh lại chỉ nhớ những chuyện 2 năm trở lại còn những chuyện và những người sau này thì gần như là không nhớ gì. Cháu nói hiện tượng triệu chứng của anh cháu không rõ ràng, bác không hiểu nội dung mà cháu muốn nói thế nào cả? Như bác đã nói những di chứng của chấn thương sọ não trong đó có di chứng là giảm hoặc mất nhớ. Anh cháu bị ngã cầu thang có thể là bị đập đầu xuống nên bị ngất, tuy không bị chấn thương sọ não nặng nhưng rất có thể anh cháu đã bị chấn động não nên đã bị ngất. Việc anh cháu quên, có sự việc nhớ và sự việc quên, đó là hậu quả và là di chứng của chấn động não sau cú ngã cầu thang mà thôi. Hy vọng với thời gian, trí nhớ của anh cháu sẽ dần hồi phục. Cháu nên khuyên anh cháu đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh khám và chụp phim sọ não để xác định mức độ của chấn thương sọ não và có hướng xử trí càng sớm càng tốt.
Chúc anh cháu mau hồi phục.
Theo ViCare