Hỏi Bác Sĩ -
Tuổi vị thành niên là những ngày tháng các bạn gái bắt đầu dậy thì. Do nội tiết còn chưa ổn định hoặc một số vấn đề khác mà hiện tượng trễ kinh 2 tuần có thể xảy ra. Những câu hỏi sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nữ 12 tuổi bị chậm kinh 2 tuần
Câu hỏi bởi: Huyền Ngân
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 12 tuổi mấy tháng trước chu kỳ kinh nguyệt của cháu rất đều nhưng tháng nay hơn 2 tuần vẫn chưa có nhưng sau mỗi lần ăn cơm bụng nó lại căng phồng lên như mang bầu cháu sợ lắm chẳng có dấu hiệu gì cả mà lại rất nhanh no. Bệnh này lạ quá cũng là lần đầu tiên trong đời. Mong các chị và bác sĩ giúp ạ.
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Cháu 12 tuổi nên chắc là cháu cũng mới có kinh nguyệt. Trong vài năm đầu mới có kinh, do nội tiết của cháu chưa ổn định, cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện nên cháu có thể bị rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều). Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ ổn định khi cháu trưởng thành và không tác động tới chức năng sinh sản sau này của cháu, nên không cần chữa trị. Khi bị chậm kinh thì cảm giác căng chướng bụng dưới cũng là điều bình thường thôi cháu ạ. Vì vậy cháu không nên quá lo lắng nhé. Sau khi có kinh thì cảm giác chướng bụng sẽ hết.
Chúc sức khỏe cháu!
Chậm kinh có phải có thai không?
Câu hỏi bởi: my girl
Chào bác sĩ!
Em năm nay 17 tuổi. Chưa hề quan hệ lần nào nhưng em đã chậm 3 tuần rồi. Em cũng đã dùng que thử và kết quả là không mang thai. Không biết em bị gì và nên đến khoa nào khám thưa bác sĩ ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn chưa quan hệ thì không thể có thai được. Hiện nay bạn đang bị chậm kinh và đã thử que không có 2 vạch như vậy là rõ rồi. Ở lứa tuổi bạn do tử cung buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện do vậy hay có tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể vòng kinh kéo dài, tuy nhiên nếu hành kinh dài – tức là rong kinh thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản nhé. Để yên tâm hơn bạn có thể đi siêu âm đường bụng (nhịn căng tiểu) để kiểm tra tử cung buồng trứng như thế nào có bất thường gì không, khi đó sẽ có kết quả cụ thể.
Chúc bạn khỏe!
Chậm kinh, ra huyết trắng nhiều là vì sao?
Câu hỏi bởi: hung
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 16 tuổi. Cháu có quan hệ tình dục với bạn trai 2 lần cách nhau 1 tuần và có uống thuốc tránh thai. Tháng trước cháu có kinh ngày 25 mà sao tháng này tới ngày 1/2/2015 cháu chưa thấy có kinh? Cháu cũng có ra huyết trắng nhiều nữa bác sĩ. Bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu với.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Hiện tượng chậm kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu có quan hệ tình dục trước đó thì việc đầu tiên là loại trừ tình trạng có thai. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây chậm kinh như: cơ thể mệt mỏi (do thiếu ngủ, căng thẳng, lo âu, stress, thay đổi môi trường sống, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, lao động nặng nhọc, quá sức,…), mắc một số bệnh phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng,…), do dùng một số thuốc chữa trị bệnh, sau nạo phá thai, bệnh nội tiết,… Do vậy, trước hết cháu không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khỏe. Đồng thời cháu nên sử dụng que thử thai để kiểm tra xem có thai hay không. Tình trạng huyết trắng ra nhiều có thể cháu cũng bị viêm nhiễm vùng kín. Do vậy, cháu nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để xác định chính xác nguyên nhân chậm kinh, đồng thời chữa trị tình trạng viêm nhiễm nếu có.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Thường bị chậm kinh và đau bụng kinh thì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 15 tuổi, là nữ giới. Cháu có kinh từ năm lớp 8 nhưng sau đó lại hay bị chậm kinh. Gần đây, cháu có để ý lần nào có kinh đều bị đau bụng dưới, nhưng chỉ bị đau ngày đầu tiên, những ngày còn lại chỉ cảm thấy âm ỉ một chút. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Thông thường chu kỳ kinh của các cháu gái trong giai đoạn bắt đầu dậy thì cho đến 18 – 20 tuổi chưa ổn định, không đều hay còn gọi là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Có những tình huống 2 – 3 tháng mới có một lần hoặc có tháng có đến 2, 3 lần. Kinh có thể rất nhiều, kéo dài và có thể có hiện tượng đau bụng kinh.
Nguyên nhân do buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên có những vòng kinh có rụng trứng và những vòng kinh không rụng trứng. Các triệu chứng rối loạn này sẽ hết khi đến tuổi trưởng thành. Vì vậy cháu không nên lo lắng quá mà hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
Chúc cháu sức khỏe.
Chậm kinh hơn 1 tháng dù chưa quan hệ tình dục là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi:
Cháu chào bác sĩ.
Cháu năm nay 16 tuổi, thường thì kinh nguyệt của cháu ở khoảng 30 ngày. Nhưng lần này bị chậm kinh hơn 1 tháng rồi ạ. Cháu không quan hệ tình dục. Vậy cháu có bị gì không ạ? Mong bác sĩ sớm trả lời câu hỏi của cháu.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng chậm kinh không phải là hiếm gặp ở nữ giới, do nhiều lí do gây ra, trong đó yếu tố dao động nồng độ hoóc môn nội tiết khá thường gặp. Với độ tuổi của em, thì nồng độ hoóc môn có thể dao động khiến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định trong giai đoạn mới dậy thì và có thể một vài năm sau mới ổn định. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng hay liên quan tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như yếu tố tâm lý (lo âu, căng thẳng, stress, …), viêm nhiễm “vùng kín”, sử dụng một số thuốc, bị một số rối loạn, bệnh lý của cơ thể. Vì em chưa có quan hệ tình dục nên loại trừ yếu tố “có bầu”.
Do vậy, tình huống của em, trước hết không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ “vùng kín”, giữ khô thoáng để tránh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, em cũng nên lưu ý tới đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ căng thẳng. Điều này có thể giúp tăng cường sức khoẻ, điều hoà nồng độ hoóc môn nội tiết của cơ thể và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.
Trong tình huống áp dụng các biện pháp trên mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chậm kéo dài, không ổn định thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám, xác định lí do.
Chúc em vui khoẻ!
Tuổi vị thành niên là những ngày tháng các bạn gái bắt đầu dậy thì. Do nội tiết còn chưa ổn định hoặc một số vấn đề khác mà hiện tượng trễ kinh 2 tuần có thể xảy ra. Những câu hỏi sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nữ 12 tuổi bị chậm kinh 2 tuần
Câu hỏi bởi: Huyền Ngân
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 12 tuổi mấy tháng trước chu kỳ kinh nguyệt của cháu rất đều nhưng tháng nay hơn 2 tuần vẫn chưa có nhưng sau mỗi lần ăn cơm bụng nó lại căng phồng lên như mang bầu cháu sợ lắm chẳng có dấu hiệu gì cả mà lại rất nhanh no. Bệnh này lạ quá cũng là lần đầu tiên trong đời. Mong các chị và bác sĩ giúp ạ.
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu!
Cháu 12 tuổi nên chắc là cháu cũng mới có kinh nguyệt. Trong vài năm đầu mới có kinh, do nội tiết của cháu chưa ổn định, cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện nên cháu có thể bị rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều). Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ ổn định khi cháu trưởng thành và không tác động tới chức năng sinh sản sau này của cháu, nên không cần chữa trị. Khi bị chậm kinh thì cảm giác căng chướng bụng dưới cũng là điều bình thường thôi cháu ạ. Vì vậy cháu không nên quá lo lắng nhé. Sau khi có kinh thì cảm giác chướng bụng sẽ hết.
Chúc sức khỏe cháu!
Chậm kinh có phải có thai không?
Câu hỏi bởi: my girl
Chào bác sĩ!
Em năm nay 17 tuổi. Chưa hề quan hệ lần nào nhưng em đã chậm 3 tuần rồi. Em cũng đã dùng que thử và kết quả là không mang thai. Không biết em bị gì và nên đến khoa nào khám thưa bác sĩ ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Nếu bạn chưa quan hệ thì không thể có thai được. Hiện nay bạn đang bị chậm kinh và đã thử que không có 2 vạch như vậy là rõ rồi. Ở lứa tuổi bạn do tử cung buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện do vậy hay có tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể vòng kinh kéo dài, tuy nhiên nếu hành kinh dài – tức là rong kinh thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản nhé. Để yên tâm hơn bạn có thể đi siêu âm đường bụng (nhịn căng tiểu) để kiểm tra tử cung buồng trứng như thế nào có bất thường gì không, khi đó sẽ có kết quả cụ thể.
Chúc bạn khỏe!
Chậm kinh, ra huyết trắng nhiều là vì sao?
Câu hỏi bởi: hung
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 16 tuổi. Cháu có quan hệ tình dục với bạn trai 2 lần cách nhau 1 tuần và có uống thuốc tránh thai. Tháng trước cháu có kinh ngày 25 mà sao tháng này tới ngày 1/2/2015 cháu chưa thấy có kinh? Cháu cũng có ra huyết trắng nhiều nữa bác sĩ. Bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu với.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu.
Hiện tượng chậm kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu có quan hệ tình dục trước đó thì việc đầu tiên là loại trừ tình trạng có thai. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây chậm kinh như: cơ thể mệt mỏi (do thiếu ngủ, căng thẳng, lo âu, stress, thay đổi môi trường sống, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, lao động nặng nhọc, quá sức,…), mắc một số bệnh phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng,…), do dùng một số thuốc chữa trị bệnh, sau nạo phá thai, bệnh nội tiết,… Do vậy, trước hết cháu không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới sức khỏe. Đồng thời cháu nên sử dụng que thử thai để kiểm tra xem có thai hay không. Tình trạng huyết trắng ra nhiều có thể cháu cũng bị viêm nhiễm vùng kín. Do vậy, cháu nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để xác định chính xác nguyên nhân chậm kinh, đồng thời chữa trị tình trạng viêm nhiễm nếu có.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Thường bị chậm kinh và đau bụng kinh thì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 15 tuổi, là nữ giới. Cháu có kinh từ năm lớp 8 nhưng sau đó lại hay bị chậm kinh. Gần đây, cháu có để ý lần nào có kinh đều bị đau bụng dưới, nhưng chỉ bị đau ngày đầu tiên, những ngày còn lại chỉ cảm thấy âm ỉ một chút. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cháu cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Thông thường chu kỳ kinh của các cháu gái trong giai đoạn bắt đầu dậy thì cho đến 18 – 20 tuổi chưa ổn định, không đều hay còn gọi là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Có những tình huống 2 – 3 tháng mới có một lần hoặc có tháng có đến 2, 3 lần. Kinh có thể rất nhiều, kéo dài và có thể có hiện tượng đau bụng kinh.
Nguyên nhân do buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên có những vòng kinh có rụng trứng và những vòng kinh không rụng trứng. Các triệu chứng rối loạn này sẽ hết khi đến tuổi trưởng thành. Vì vậy cháu không nên lo lắng quá mà hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
Chúc cháu sức khỏe.
Chậm kinh hơn 1 tháng dù chưa quan hệ tình dục là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi:
Cháu chào bác sĩ.
Cháu năm nay 16 tuổi, thường thì kinh nguyệt của cháu ở khoảng 30 ngày. Nhưng lần này bị chậm kinh hơn 1 tháng rồi ạ. Cháu không quan hệ tình dục. Vậy cháu có bị gì không ạ? Mong bác sĩ sớm trả lời câu hỏi của cháu.
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng chậm kinh không phải là hiếm gặp ở nữ giới, do nhiều lí do gây ra, trong đó yếu tố dao động nồng độ hoóc môn nội tiết khá thường gặp. Với độ tuổi của em, thì nồng độ hoóc môn có thể dao động khiến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định trong giai đoạn mới dậy thì và có thể một vài năm sau mới ổn định. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng hay liên quan tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như yếu tố tâm lý (lo âu, căng thẳng, stress, …), viêm nhiễm “vùng kín”, sử dụng một số thuốc, bị một số rối loạn, bệnh lý của cơ thể. Vì em chưa có quan hệ tình dục nên loại trừ yếu tố “có bầu”.
Do vậy, tình huống của em, trước hết không nên lo lắng quá mức vì có thể tác động tới chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ “vùng kín”, giữ khô thoáng để tránh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, em cũng nên lưu ý tới đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ căng thẳng. Điều này có thể giúp tăng cường sức khoẻ, điều hoà nồng độ hoóc môn nội tiết của cơ thể và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.
Trong tình huống áp dụng các biện pháp trên mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chậm kéo dài, không ổn định thì em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Phụ sản để khám, xác định lí do.
Chúc em vui khoẻ!
Theo ViCare