Hãy cảnh giác với những vấn đề môi có thể gặp phải khi dùng son!


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Son chứa nhiều hóa chất, đặc biệt có thể gây nguy hại cho đôi môi. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích xung quanh điều này.

Vì sao môi tự nhiên bị thâm và sưng, ngứa


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa BS. E là nữ. Năm nay 25 tuổi. Ko hút thuốc. Uống bia rượu.Trước đây môi e rất hồng hào nhưng chỉ sau 1-2 tuần đã chuyển sang thâm đen ở viền môi ( rất nhiều). Bên cạnh đó còn khô và bong tróc da. E có dưỡng vaselin thì thấy có đỡ hơn nhưng khi ko dụng vaselin chỉ 10p là môi lại khô cứng và tái đen. Khi e dùng mật ong dưỡng thì có hiện tượng sưng căng môi. E bắt đầu sử dụng son môi từ 2 năm trc. Nhưng ko bị ảnh hưởng j. BS cho e hỏi e bị như vậy là dấu hiệu của bệnh j và có thể chữa đc ko ạ? Hiện tại môi e rất mất thẩm mỹ. Mong BS trả lời giúp e. E cảm ơn ạ

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn!

Làn môi thâm đen không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn luôn tự ti và mặc cảm khi đứng trước người đối diện. Vì vậy câu hỏi tại sao môi bị thâm đen trở thành mối quan tâm của rất nhiều chị em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bị thâm đen và trở nên thiếu sức sống như:
Nguyên nhân dẫn đến môi bị thâm đen?

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Những sắc tố melamin trên môi sẽ được thúc đẩy và sản sinh nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi tiếp xúc 1 cách thường xuyên và liên tục sẽ khiến cho đôi môi của bạn bị thâm dần.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến môi của bạn bị thâm đen. Hãy cung cấp cho cơ thể trái cây tươi và rau xanh hàng ngày

Lạm dụng son môi: Những thành phần có trong son môi, đặc biệt là Pb sẽ khiến cho đôi môi của bạn trông xỉn màu và dễ bị bong tróc….

Cơ thể không được cung cấp đủ nước, không khí khô hanh làm mất đi lượng nước cần thiết, cũng làm cho môi bị khô, sau đó ngày càng thâm.

Thói quen xấu như ngậm môi, liếm môi thường xuyên làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, khiến môi nứt nẻ và từ đó môi sạm dần đi. Ngoài ra, môi bị thâm còn do nhiều nguyên nhân khác như đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bệnh suy tim, thiếu vitamin C,

Cách khắc phục đôi môi thâm sạm xấu xí

– Bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào ra ngoài khi trời nắng, vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng sắc tố trong môi của bạn.
– Tránh các sản phẩm có thể khiến đôi môi thâm, sạm: Thuốc lá, cà phê, và chè không chỉ làm xấu hàm răng của bạn mà nó còn là thủ phạm gây thâm môi. Hãy bỏ hết những sản phẩm này nếu bạn không muốn môi của mình ngày càng sậm màu hơn.
– Dưỡng ẩm: Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông mới cần thiết phải giữ ẩm cho đôi môi nhé. Ngay cả trong mùa hè nóng nực, môi cũng rất cần kem dưỡng ẩm, đây là cách đơn giản và hiệu quả để chấm dứt tình trạng môi khô nẻ, sậm màu. Nên chọn kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, vaselin, bơ đậu mỡ, tinh dầu ôliu, vitamin C, vitamin A…
– Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng môi có SPF. Kem dưỡng môi có SPF tối thiểu là 15 sẽ giữ cho đôi môi của bạn mịn màng hơn. Nếu kem dưỡng môi vẫn khiến môi của bạn bị thâm thì hãy ngưng ngay lập tức.
– Từ bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi chính là thủ phạm khiến đôi môi của bạn nứt nẻ nhiều hơn. Liếm môi làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi khô, nứt nẻ và từ đó khiến môi bị sạm dần đi. Mặc dù khá khó chịu nhưng hãy cố gắng từ bỏ thói quen này.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đôi môi thâm là một dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn ít vitamin B. Việc cung cấp đủ vitamin B sẽ tránh cho đôi môi bạn bị khô nẻ và cho bạn một đôi môi hồng hào.
– Nước uống rất quan trọng: Uống nước sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn, làm cho làn da và môi của bạn đẹp hơn hãy uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày là lý tưởng!
– Thận trọng khi lựa chọn son môi: Bạn nên thận trọng khi lựa chọn một thương hiệu nào đó phù hợp với mình. Khi bạn nhận thấy màu môi tự nhiên của mình có sự thay đổi, hãy lập tức dừng ngay việc thoa những loại son môi này. Bạn có thể thử thoa kem che khuyết điểm lên môi của bạn trước khi thoa son.
– Chăm chỉ massage môi: Để có đôi môi đẹp, mịn màng, mềm mại và không bị khô nẻ, bạn nên chăm chỉ massage môi 2 lần mỗi ngày với vaseline hoặc các loại kem dưỡng môi có chứa vitamin A, vitamin D.
– Gặp bác sĩ da liễu: Nếu bạn đã thử nhiều cách mà chưa thấy kết quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Họ có thể kê cho bạn một loại kem làm sáng màu môi hoặc có những điều trị khác để làm sáng môi của bạn và trả lại cho môi màu sắc tự nhiên hơn.
. Làm sáng môi với phương pháp tự nhiên – Chanh và mật ong: Lấy hỗn hợp nước cốt chanh, mật ong và glycerine thoa lên môi, đây là cách điều trị khá hữu hiệu cho đôi môi thâm sạm. Áp dụng hàng ngày trong vài tuần để thấy kết quả.
– Hạnh nhân: Chà xát một ít sữa quả hạnh hoặc dầu hạnh nhân lên môi và để trong ít nhất một giờ. Cũng áp dụng cách này hàng ngày trong vài tuần liên tục.
– Nước ép củ cải đường, lựu, và rau mùi: Sử dụng nước ép củ cải đường, nước ép lựu, hoặc nước ép rau mùi thoa lên môi cũng giúp bạn làm sáng đôi môi thâm. Ngoài việc quan tâm chăm sóc cho bờ môi mình bạn cũng nên quan tâm đến làn da của mình nữa nhé, với kem nhau thai cừu làm đẹp, sẽ mang lại cho bạn một làn da mịn màng, sáng hồng rạng rỡ

Chúc bạn thành công.

Môi khô sưng, bong vảy sau khi dùng son


Câu hỏi bởi: Thúy mèo

Em chào các bác sĩ ạ!

Trong khoảng tháng gần đây môi của em có hiện tượng theo thứ tự

Khô môi, bong vảy bên ngoài rồi viền trong

Sưng môi, rát môi, mọc nhưng mụn nước nhỏ li ti, ở xung quanh cả môi chứ không tập trung giống như hình ảnh của bệnh rộp môi Hepers ạ.

Nếu em không bôi sáp nẻ thì môi chỉ khô và rát không thấy mụn nước, nhưng nếu bôi sẽ thấy có mụn nước nhưng không khô và rát nữa (giờ em đang dùng sáp nẻ anh đào)

Em có thay loại son mới vào đầu tháng 7 vừa rồi ạ.

Mong các bác sĩ giúp em với. Em khó chịu cả tháng nay rồi.

Em cảm ơn!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em!

Theo thông tin em cung cấp em bị chàm tiếp xúc ở môi. Em phải đình chỉ dùng các lọai son môi đang dùng và dùng Mouth Past bôi 2 lần/ngày, bôi liên tục 7-10 ngày. Em nên tới bác sĩ Da liễu khám và giải đáp cụ thể.

Chúc em nhanh khỏi!

Bệnh mụn trên môi và mặt


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa Bác sỹ, tôi năm nay 24 tuổi, cách đây một tuần môi trên của tôi bỗng có mụn li ti giống rôm không có bọng nước, bình thường nhìn k rõ nhưng khi bặm môi có cảm giác lăn tăn. Sau đó tôi ra hiệu thuốc thì họ nói tôi bị vi khuẩn gì đó và cho tôi bôi vaseline, uống hai loại thuốc. Vì tính chất công việc nên tôi vẫn dùng son môi nên sau đó mụn lan xuống cả môi dưới và viền môi. Sau 3 ngày uống thuốc mặt tôi ở khu vực 2 gò má bỗng nổi mụn li ti rồi to hơn chút màu đỏ. Tôi ra hiệu thuốc hôm trước họ bảo tôi viêm bờ môi và do lượng chì trong son tích tụ trong người đến thời điểm phá ra và họ cho tôi thuốc. Tôi nhìn hình ảnh mụn zona trên mạng thì không giống nhưng khu vực viền môi và gò má thì rát có khi còn ngứa nữa. Ngoài lúc trước sử dụng son tôi k dùng mỹ phẩm gì,thi thoảng dùng sữa rửa mặt nhưng loại an toàn.
loại thuốc mà họ cho tôi có tên là: methylprednisolon – bvp, thuốc màu hồng tên MYR, và thuốc màu nâu hình thức giống homtamin mà tôi k biết là thuốc gì.
Hiện tại tôi rất hoang mang không biết có nên uống tiếp thuốc của tiệm thuốc không, nên rất mong các bác sỹ tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào bạn!

Theo như bạn mô tả , hình ảnh bạn gửi thì đây là mụn cám thường xuất hiện ở mặt,cằm,mũi.nhỏ bằng đầu đinh ghim,mụn cám là mức độ nhẹ của trứng cá,Khi nặn ra thì phần bên ngoài có màu trắng,còn bên trong có màu trắng đục.

Việc đầu tiên là bạn nên tìm hiểu nguyên nhân ví sao bị mụn cám. Theo như tôi được biết thì nguyên nhân dẫn đến mụn cám chủ yếu là do nội tiết tố Androgen từ tuyến nội tiết sinh dục của nam và nữ hoặc do tuyến bã nhờn kết hợp với vi khuẩn gây bít lỗ chân lông, cũng có thể do di truyền nữa.

Và làm cách nào để phòng tránh hay giải quyết đám mụn xấu xí này?

Quan trọng nhất là luôn giữ da mặt sạch sẽ, tránh để da mặt tiếp xúc với khói bụi và ánh nắng bên ngoài. Nếu bạn thường xuyên trang điểm, hãy sử dụng nước tẩy trang chuyên dụng để loại bỏ sạch lớp trang điểm trên mặt.
Bạn cũng có thể tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm trị mụn cám chất lượng và có uy tín trên thị trường.
Đừng dùng tay để xử lý chúng nhé. Cực kỳ nguy hiểm đấy bởi vì móng tay là một ổ vi trùng nguy hiểm. Chúng sẽ làm tổn thương vùng da bị mụn và còn khiến mụn lây lan nhanh hơn

Nếu có thời gian hãy tự làm một số loại mặt nạ thiên nhiên trị mụn cám.Tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số loại mặt nạ sau:

Mặt nạ từ chanh và mật ong:

1 thìa nước cốt chanh + 1 thìa mật ong, trộn đều để hỗn hợp hòa tan sau đó thoa đều lên mặt, massage nhẹ nhàng 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện 3 lần/1 tuần.

Mặt nạ từ chè xanh:

Dùng 100g lá chè xanh nấu với 1 lít nước. Sau khi nước chè nguội, cho vào khay làm đá để đông thành những viên đá nhỏ;

Sử dụng đá làm từ nước chè xanh chà lên vùng da bị mụn mỗi ngày 30 phút. Chè xanh có tác dụng sát khuẩn, se khít lỗ chân lông.

Mặt nạ sữa chua:

Dùng 1 muỗng sữa chua pha với một muỗng mật ong. Trộn đều hỗn hợp và bôi lên mặt để từ 10-20 phút rồi rửa sạch mặt.

Một chú ý nhỏ là trước khi đắp mặt nạ, bạn phải chắc rằng da mặt phải thật sạch nhé để da có thể thấm thấu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Bạn không nên uống thuốc của tiệm thuốc đó nữa nhé.

Chúc bạn mau lành bệnh.

Vùng da quanh miệng duới môi dưới nổi đỏ, đặc biệt là vào mùa lạnh


Câu hỏi bởi: TanHau

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 26 tuổi, cho cháu hỏi như sau: cháu bị vùng da quanh miệng dưới, môi dưới cứ nỗi đỏ nhưng không ngứa, lúc đỏ nhiều lúc đỏ ít, thời tiết lạnh thì càng đỏ và có vảy, đôi lúc cũng thấy nóng rát vùng da bị đỏ ấy nhưng ít. Cháu bị lâu rồi (khoảng 6 năm) nhưng cũng đã đi bệnh viện Da liễu và nhiều nơi để điều trị nhưng không hết (bác sĩ bảo bị viêm da tiếp xúc ạ). Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cháu xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào cháu!

Cháu đã đi khám và được chẩn đoán là viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên yếu tố tiếp xúc thì hiện vẫn chưa xác định được cụ thể. Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện tự phát hoặc có thể do cơ thể phản ứng với một số chất hóa học có trong các chế phẩm như son môi, kem, phấn trang điểm, xà phòng, sữa rửa mặt, kem đánh răng…

Một số tình huống khác do có yếu tố cơ địa dễ dị ứng hoặc do các thói quen không có lợi như hay chà xát, hay sờ tay lên vùng da bị tổn thương, hay liếm môi… làm cho các tế bào biểu bì liên tục bị tổn thương, da không liền lại được và tình trạng viêm da kéo dài dai dẳng. Bệnh có thể tái phát nhiều đợt và để lại các vết thâm loang lổ rất tác động đến thẩm mỹ.

Để chữa trị bệnh, trước tiên em không được chà xát hoặc liếm quanh môi, không dùng các sữa rửa mặt, son môi, kem bôi lên môi và vùng da bị tổn thương. Đồng thời nên đi khám mỗi đợt tái phát để bác sĩ cho thuốc chữa trị tại chỗ. Tùy tình trạng bệnh cụ thể của em mà các bác sĩ có thể cho bôi một trong các chế phẩm có steroid hoạt phổ nhẹ như: Eumovate, Fobancort, Fucicort, Chlorocide H… Các chế phẩm này cũng chỉ được bôi trong vòng 1-2 tuần để tránh biến chứng tại da.

Chúc cháu sức khỏe!

Làm sao để không khô môi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để môi không bị khô vào mùa đông cũng như mùa hè ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Trường hợp của bạn là môi khô bất kể mùa nào trong năm. Bạn cần tìm hiểu lí do do đâu. Môi có đặc điểm không có tuyến mồ hôi và rất ít tuyến dầu. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bên ngoài làn môi rất mỏng nên dễ bị khô nẻ, gây đau đớn. Hiện tượng môi bị khô, nứt nẻ thường là triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu nước, có thể xuất phát từ những lí do như không khí khô hanh, thở bằng miệng, thói quen liếm môi, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,…

Ngoài những lí do trên, thì thủ phạm gây khô nứt môi còn là do stress, suy nhược cơ thể, sử dụng son môi không phù hợp, dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh, hoặc có thể liên quan đến bệnh eczema (cần được thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác).

Như vậy để chữa trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu lí do gây bệnh để có cách xử lý phù hợp. Ngoài việc cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể ở trên, bạn cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể, ăn nhiều trái cây chứa chất Carotene như cà chua, cà rốt, sử dụng kem dưỡng môi hàng ngày, nếu dùng son môi nên sử dụng loại có thành phần dưỡng ẩm và chỉ số SPF 15.

Ngoài ra có thể massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt… Cuối cùng, nếu mọi nỗ lực đều không đem lại kết quả như mong muốn, bạn nên trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra lí do gây bệnh cụ thể và lựa chọn giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Chúc bạn thành công.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.