Hỏi Bác Sĩ -
Sưng môi là một hiện tượng thường thức rất dễ gặp phải. Tuyển chọn những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sưng, ngứa buốt xung quanh môi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: gai nha nong
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị sưng vòng quanh môi, ngứa buốt vùng môi, và bị đỏ sẫm vùng môi đó như thể là bị tụ máu vào ấy. Vài hôm trước cháu có đi khám, bác sĩ nói bị viêm miệng và cho thuốc về uống, ban đầu thấy đỡ. Nhưng sau 2 hôm (hôm qua) khi cháu ngủ dậy thấy hiện tuợng lại tái phát và nghiêm trọng hơn. Vậy cháu xin hỏi, như vậy cháu bị làm sao và giờ phải chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện mà bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm quanh miệng. Đây là bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ (chiếm 90%). Nguyên nhân của bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng nhận thấy rằng bệnh có một số yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: việc sử dụng các thuốc có steroid, mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm, các yếu tố vật lý (tia cực tím), các vi sinh vật (trực khuẩn fusiform, nấm candida và một số loại nấm khác.
Về phương pháp chữa trị, cần phối hợp giữa việc uống thuốc với chế độ ăn. Chế độ ăn, cần kiêng các chất gây giãn mạch máu (rượu, bia, đồ ăn nhanh; giảm các đồ ăn có nhiều đường, sữa ngọt. Điều trị thuốc bằng thuốc kháng sinh đường toàn thân (Doxycyclin, Minocyclin, Metronidazole,…) và thuốc kháng sinh bôi tại chỗ (Metronidazole, Erythromycin,…. dạng dung dịch, gel, kem, không dùng dạng mỡ). Chống chỉ định với các steroid bôi tại chỗ. Cần tránh những stress tâm lý.
Chúc bạn khỏe!
Vì sao môi tự nhiên bị thâm và sưng, ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa BS. E là nữ. Năm nay 25 tuổi. Ko hút thuốc. Uống bia rượu.Trước đây môi e rất hồng hào nhưng chỉ sau 1-2 tuần đã chuyển sang thâm đen ở viền môi ( rất nhiều). Bên cạnh đó còn khô và bong tróc da. E có dưỡng vaselin thì thấy có đỡ hơn nhưng khi ko dụng vaselin chỉ 10p là môi lại khô cứng và tái đen. Khi e dùng mật ong dưỡng thì có hiện tượng sưng căng môi. E bắt đầu sử dụng son môi từ 2 năm trc. Nhưng ko bị ảnh hưởng j. BS cho e hỏi e bị như vậy là dấu hiệu của bệnh j và có thể chữa đc ko ạ? Hiện tại môi e rất mất thẩm mỹ. Mong BS trả lời giúp e. E cảm ơn ạ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn!
Làn môi thâm đen không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn luôn tự ti và mặc cảm khi đứng trước người đối diện. Vì vậy câu hỏi tại sao môi bị thâm đen trở thành mối quan tâm của rất nhiều chị em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bị thâm đen và trở nên thiếu sức sống như:
Nguyên nhân dẫn đến môi bị thâm đen?
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Những sắc tố melamin trên môi sẽ được thúc đẩy và sản sinh nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi tiếp xúc 1 cách thường xuyên và liên tục sẽ khiến cho đôi môi của bạn bị thâm dần.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến môi của bạn bị thâm đen. Hãy cung cấp cho cơ thể trái cây tươi và rau xanh hàng ngày
Lạm dụng son môi: Những thành phần có trong son môi, đặc biệt là Pb sẽ khiến cho đôi môi của bạn trông xỉn màu và dễ bị bong tróc….
Cơ thể không được cung cấp đủ nước, không khí khô hanh làm mất đi lượng nước cần thiết, cũng làm cho môi bị khô, sau đó ngày càng thâm.
Thói quen xấu như ngậm môi, liếm môi thường xuyên làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, khiến môi nứt nẻ và từ đó môi sạm dần đi. Ngoài ra, môi bị thâm còn do nhiều nguyên nhân khác như đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bệnh suy tim, thiếu vitamin C,
Cách khắc phục đôi môi thâm sạm xấu xí
– Bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào ra ngoài khi trời nắng, vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng sắc tố trong môi của bạn.
– Tránh các sản phẩm có thể khiến đôi môi thâm, sạm: Thuốc lá, cà phê, và chè không chỉ làm xấu hàm răng của bạn mà nó còn là thủ phạm gây thâm môi. Hãy bỏ hết những sản phẩm này nếu bạn không muốn môi của mình ngày càng sậm màu hơn.
– Dưỡng ẩm: Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông mới cần thiết phải giữ ẩm cho đôi môi nhé. Ngay cả trong mùa hè nóng nực, môi cũng rất cần kem dưỡng ẩm, đây là cách đơn giản và hiệu quả để chấm dứt tình trạng môi khô nẻ, sậm màu. Nên chọn kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, vaselin, bơ đậu mỡ, tinh dầu ôliu, vitamin C, vitamin A…
– Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng môi có SPF. Kem dưỡng môi có SPF tối thiểu là 15 sẽ giữ cho đôi môi của bạn mịn màng hơn. Nếu kem dưỡng môi vẫn khiến môi của bạn bị thâm thì hãy ngưng ngay lập tức.
– Từ bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi chính là thủ phạm khiến đôi môi của bạn nứt nẻ nhiều hơn. Liếm môi làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi khô, nứt nẻ và từ đó khiến môi bị sạm dần đi. Mặc dù khá khó chịu nhưng hãy cố gắng từ bỏ thói quen này.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đôi môi thâm là một dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn ít vitamin B. Việc cung cấp đủ vitamin B sẽ tránh cho đôi môi bạn bị khô nẻ và cho bạn một đôi môi hồng hào.
– Nước uống rất quan trọng: Uống nước sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn, làm cho làn da và môi của bạn đẹp hơn hãy uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày là lý tưởng!
– Thận trọng khi lựa chọn son môi: Bạn nên thận trọng khi lựa chọn một thương hiệu nào đó phù hợp với mình. Khi bạn nhận thấy màu môi tự nhiên của mình có sự thay đổi, hãy lập tức dừng ngay việc thoa những loại son môi này. Bạn có thể thử thoa kem che khuyết điểm lên môi của bạn trước khi thoa son.
– Chăm chỉ massage môi: Để có đôi môi đẹp, mịn màng, mềm mại và không bị khô nẻ, bạn nên chăm chỉ massage môi 2 lần mỗi ngày với vaseline hoặc các loại kem dưỡng môi có chứa vitamin A, vitamin D.
– Gặp bác sĩ da liễu: Nếu bạn đã thử nhiều cách mà chưa thấy kết quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Họ có thể kê cho bạn một loại kem làm sáng màu môi hoặc có những điều trị khác để làm sáng môi của bạn và trả lại cho môi màu sắc tự nhiên hơn.
. Làm sáng môi với phương pháp tự nhiên – Chanh và mật ong: Lấy hỗn hợp nước cốt chanh, mật ong và glycerine thoa lên môi, đây là cách điều trị khá hữu hiệu cho đôi môi thâm sạm. Áp dụng hàng ngày trong vài tuần để thấy kết quả.
– Hạnh nhân: Chà xát một ít sữa quả hạnh hoặc dầu hạnh nhân lên môi và để trong ít nhất một giờ. Cũng áp dụng cách này hàng ngày trong vài tuần liên tục.
– Nước ép củ cải đường, lựu, và rau mùi: Sử dụng nước ép củ cải đường, nước ép lựu, hoặc nước ép rau mùi thoa lên môi cũng giúp bạn làm sáng đôi môi thâm. Ngoài việc quan tâm chăm sóc cho bờ môi mình bạn cũng nên quan tâm đến làn da của mình nữa nhé, với kem nhau thai cừu làm đẹp, sẽ mang lại cho bạn một làn da mịn màng, sáng hồng rạng rỡ
Chúc bạn thành công.
Nhổ răng khôn khiến môi và cằm bị tê và sưng.
Câu hỏi bởi: mautimbuon
Chào bác sĩ!
Bác sĩ giải đáp giúp em, em nhổ răng khôn hàm dưới bên trái được 6 ngày, môi và cằm của em vẫn bị tê, hơi sưng. Xin bác sĩ giải đáp em có phải do nhổ răng khôn nên bị vậy không hay còn bệnh gì khác?
Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Theo như em mô tả thì tôi ngĩ rằng vấn đề cằm và môi còn bị tê và sưng có liên quan đến việc em nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới bên trái. Em cần tiếp tục thực hiện những hướng dẫn chữa trị của bác sĩ Nha khoa. Sau khi uống hết thuốc, nếu những biểu hiện của em vẫn còn, em nên đi khám và kiểm tra lại.
Chúc em mạnh khỏe!
Môi bị dị ứng thời tiết, sưng phồng lên, thâm, nhăn, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi, năm nay cháu 19 tuổi, sau khi môi cháu bị dị ứng thời tiết, nó sưng phồng lên nhưng bây giờ hết rồi ạ. Nhưng giờ nó thâm và phần da môi nó không thể đàn hồi như trước ạ. Giờ thì nó nhăn nheo và xấu xí lắm ạ. Cháu thấy khó chịu và cử động khó khăn lắm, ăn uống không được thoải mái ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là có cách nào chữa được không ạ?
Cháu cảm ơn ạ
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Tình trạng tổn thương da niêm mạc do dị ứng khá thường gặp và thời gian phục hồi tổn thương phụ thuộc vào mức độ tổn thương, cơ địa, khả năng phục hồi của người bệnh và chữa trị thích hợp. Một số tình huống dị ứng nhẹ thì da niêm mạc nhanh chóng phục hồi, nhưng tình huống nặng có thể gây viêm, xuất huyết, loét,… có thể dẫn tới sẹo xấu.
Trường hợp của cháu có dị ứng vùng môi, đã phục hồi nhưng không rõ bị dị ứng lâu chưa, tình trạng tổn thương ra sao, có chữa trị gì hay không,… Do vậy, để xác định chính xác tình trạng tổn thương niêm mạc môi và có hướng chữa trị thích hợp nhất thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng Miễn dịch lâm sàng để khám.
Thân mến!
Môi trên bị sưng to lên từ khoảng chục năm nay là bị sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Môi trên của em bị sưng to lên từ khoảng chục năm nay. Sau khi mang bầu cảm giác còn sưng to hơn. Khi vạch môi lên xem thì thấy một khối tròn nổi lên phía trong môi. Tuy không tác động gì tới sức khoẻ của em nhưng rất mất thẩm mỹ. Em đã tới 1 bệnh viện thẩm mỹ mong khắc phục chỗ môi đó nhưng bác sĩ thăm khám nói em bị u máu nên họ không thể làm thẩm mỹ được. Bác sĩ khuyên em đi khám da liễu trước. Vậy cho em hỏi em nên đi khám ở đâu ạ. Da liễu, RHM hay Ung bướu ạ.
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào ban!
Bạn bị u máu dưới môi trên làm đẩy môi dày lên. Bạn cần khám bệnh chuyên khoa răng hàm mặt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và có thể cắt bỏ chúng để môi trở lại bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sưng môi là một hiện tượng thường thức rất dễ gặp phải. Tuyển chọn những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Sưng, ngứa buốt xung quanh môi là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: gai nha nong
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Dạo gần đây cháu bị sưng vòng quanh môi, ngứa buốt vùng môi, và bị đỏ sẫm vùng môi đó như thể là bị tụ máu vào ấy. Vài hôm trước cháu có đi khám, bác sĩ nói bị viêm miệng và cho thuốc về uống, ban đầu thấy đỡ. Nhưng sau 2 hôm (hôm qua) khi cháu ngủ dậy thấy hiện tuợng lại tái phát và nghiêm trọng hơn. Vậy cháu xin hỏi, như vậy cháu bị làm sao và giờ phải chữa trị như thế nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Các biểu hiện mà bạn mô tả là dấu hiệu của bệnh viêm quanh miệng. Đây là bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ (chiếm 90%). Nguyên nhân của bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng nhận thấy rằng bệnh có một số yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh như: việc sử dụng các thuốc có steroid, mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm, các yếu tố vật lý (tia cực tím), các vi sinh vật (trực khuẩn fusiform, nấm candida và một số loại nấm khác.
Về phương pháp chữa trị, cần phối hợp giữa việc uống thuốc với chế độ ăn. Chế độ ăn, cần kiêng các chất gây giãn mạch máu (rượu, bia, đồ ăn nhanh; giảm các đồ ăn có nhiều đường, sữa ngọt. Điều trị thuốc bằng thuốc kháng sinh đường toàn thân (Doxycyclin, Minocyclin, Metronidazole,…) và thuốc kháng sinh bôi tại chỗ (Metronidazole, Erythromycin,…. dạng dung dịch, gel, kem, không dùng dạng mỡ). Chống chỉ định với các steroid bôi tại chỗ. Cần tránh những stress tâm lý.
Chúc bạn khỏe!
Vì sao môi tự nhiên bị thâm và sưng, ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa BS. E là nữ. Năm nay 25 tuổi. Ko hút thuốc. Uống bia rượu.Trước đây môi e rất hồng hào nhưng chỉ sau 1-2 tuần đã chuyển sang thâm đen ở viền môi ( rất nhiều). Bên cạnh đó còn khô và bong tróc da. E có dưỡng vaselin thì thấy có đỡ hơn nhưng khi ko dụng vaselin chỉ 10p là môi lại khô cứng và tái đen. Khi e dùng mật ong dưỡng thì có hiện tượng sưng căng môi. E bắt đầu sử dụng son môi từ 2 năm trc. Nhưng ko bị ảnh hưởng j. BS cho e hỏi e bị như vậy là dấu hiệu của bệnh j và có thể chữa đc ko ạ? Hiện tại môi e rất mất thẩm mỹ. Mong BS trả lời giúp e. E cảm ơn ạ
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn!
Làn môi thâm đen không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến bạn luôn tự ti và mặc cảm khi đứng trước người đối diện. Vì vậy câu hỏi tại sao môi bị thâm đen trở thành mối quan tâm của rất nhiều chị em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bị thâm đen và trở nên thiếu sức sống như:
Nguyên nhân dẫn đến môi bị thâm đen?
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Những sắc tố melamin trên môi sẽ được thúc đẩy và sản sinh nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi tiếp xúc 1 cách thường xuyên và liên tục sẽ khiến cho đôi môi của bạn bị thâm dần.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến môi của bạn bị thâm đen. Hãy cung cấp cho cơ thể trái cây tươi và rau xanh hàng ngày
Lạm dụng son môi: Những thành phần có trong son môi, đặc biệt là Pb sẽ khiến cho đôi môi của bạn trông xỉn màu và dễ bị bong tróc….
Cơ thể không được cung cấp đủ nước, không khí khô hanh làm mất đi lượng nước cần thiết, cũng làm cho môi bị khô, sau đó ngày càng thâm.
Thói quen xấu như ngậm môi, liếm môi thường xuyên làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, khiến môi nứt nẻ và từ đó môi sạm dần đi. Ngoài ra, môi bị thâm còn do nhiều nguyên nhân khác như đang điều trị bằng thuốc kháng sinh, bệnh suy tim, thiếu vitamin C,
Cách khắc phục đôi môi thâm sạm xấu xí
– Bảo vệ đôi môi khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên sử dụng kem chống nắng bất cứ khi nào ra ngoài khi trời nắng, vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng sắc tố trong môi của bạn.
– Tránh các sản phẩm có thể khiến đôi môi thâm, sạm: Thuốc lá, cà phê, và chè không chỉ làm xấu hàm răng của bạn mà nó còn là thủ phạm gây thâm môi. Hãy bỏ hết những sản phẩm này nếu bạn không muốn môi của mình ngày càng sậm màu hơn.
– Dưỡng ẩm: Bạn đừng nghĩ rằng mùa đông mới cần thiết phải giữ ẩm cho đôi môi nhé. Ngay cả trong mùa hè nóng nực, môi cũng rất cần kem dưỡng ẩm, đây là cách đơn giản và hiệu quả để chấm dứt tình trạng môi khô nẻ, sậm màu. Nên chọn kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu tự nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, vaselin, bơ đậu mỡ, tinh dầu ôliu, vitamin C, vitamin A…
– Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng môi có SPF. Kem dưỡng môi có SPF tối thiểu là 15 sẽ giữ cho đôi môi của bạn mịn màng hơn. Nếu kem dưỡng môi vẫn khiến môi của bạn bị thâm thì hãy ngưng ngay lập tức.
– Từ bỏ thói quen liếm môi: Liếm môi chính là thủ phạm khiến đôi môi của bạn nứt nẻ nhiều hơn. Liếm môi làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi khô, nứt nẻ và từ đó khiến môi bị sạm dần đi. Mặc dù khá khó chịu nhưng hãy cố gắng từ bỏ thói quen này.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đôi môi thâm là một dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn ít vitamin B. Việc cung cấp đủ vitamin B sẽ tránh cho đôi môi bạn bị khô nẻ và cho bạn một đôi môi hồng hào.
– Nước uống rất quan trọng: Uống nước sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn, làm cho làn da và môi của bạn đẹp hơn hãy uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày là lý tưởng!
– Thận trọng khi lựa chọn son môi: Bạn nên thận trọng khi lựa chọn một thương hiệu nào đó phù hợp với mình. Khi bạn nhận thấy màu môi tự nhiên của mình có sự thay đổi, hãy lập tức dừng ngay việc thoa những loại son môi này. Bạn có thể thử thoa kem che khuyết điểm lên môi của bạn trước khi thoa son.
– Chăm chỉ massage môi: Để có đôi môi đẹp, mịn màng, mềm mại và không bị khô nẻ, bạn nên chăm chỉ massage môi 2 lần mỗi ngày với vaseline hoặc các loại kem dưỡng môi có chứa vitamin A, vitamin D.
– Gặp bác sĩ da liễu: Nếu bạn đã thử nhiều cách mà chưa thấy kết quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Họ có thể kê cho bạn một loại kem làm sáng màu môi hoặc có những điều trị khác để làm sáng môi của bạn và trả lại cho môi màu sắc tự nhiên hơn.
. Làm sáng môi với phương pháp tự nhiên – Chanh và mật ong: Lấy hỗn hợp nước cốt chanh, mật ong và glycerine thoa lên môi, đây là cách điều trị khá hữu hiệu cho đôi môi thâm sạm. Áp dụng hàng ngày trong vài tuần để thấy kết quả.
– Hạnh nhân: Chà xát một ít sữa quả hạnh hoặc dầu hạnh nhân lên môi và để trong ít nhất một giờ. Cũng áp dụng cách này hàng ngày trong vài tuần liên tục.
– Nước ép củ cải đường, lựu, và rau mùi: Sử dụng nước ép củ cải đường, nước ép lựu, hoặc nước ép rau mùi thoa lên môi cũng giúp bạn làm sáng đôi môi thâm. Ngoài việc quan tâm chăm sóc cho bờ môi mình bạn cũng nên quan tâm đến làn da của mình nữa nhé, với kem nhau thai cừu làm đẹp, sẽ mang lại cho bạn một làn da mịn màng, sáng hồng rạng rỡ
Chúc bạn thành công.
Nhổ răng khôn khiến môi và cằm bị tê và sưng.
Câu hỏi bởi: mautimbuon
Chào bác sĩ!
Bác sĩ giải đáp giúp em, em nhổ răng khôn hàm dưới bên trái được 6 ngày, môi và cằm của em vẫn bị tê, hơi sưng. Xin bác sĩ giải đáp em có phải do nhổ răng khôn nên bị vậy không hay còn bệnh gì khác?
Trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Theo như em mô tả thì tôi ngĩ rằng vấn đề cằm và môi còn bị tê và sưng có liên quan đến việc em nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới bên trái. Em cần tiếp tục thực hiện những hướng dẫn chữa trị của bác sĩ Nha khoa. Sau khi uống hết thuốc, nếu những biểu hiện của em vẫn còn, em nên đi khám và kiểm tra lại.
Chúc em mạnh khỏe!
Môi bị dị ứng thời tiết, sưng phồng lên, thâm, nhăn, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi, năm nay cháu 19 tuổi, sau khi môi cháu bị dị ứng thời tiết, nó sưng phồng lên nhưng bây giờ hết rồi ạ. Nhưng giờ nó thâm và phần da môi nó không thể đàn hồi như trước ạ. Giờ thì nó nhăn nheo và xấu xí lắm ạ. Cháu thấy khó chịu và cử động khó khăn lắm, ăn uống không được thoải mái ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi là có cách nào chữa được không ạ?
Cháu cảm ơn ạ
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào cháu!
Tình trạng tổn thương da niêm mạc do dị ứng khá thường gặp và thời gian phục hồi tổn thương phụ thuộc vào mức độ tổn thương, cơ địa, khả năng phục hồi của người bệnh và chữa trị thích hợp. Một số tình huống dị ứng nhẹ thì da niêm mạc nhanh chóng phục hồi, nhưng tình huống nặng có thể gây viêm, xuất huyết, loét,… có thể dẫn tới sẹo xấu.
Trường hợp của cháu có dị ứng vùng môi, đã phục hồi nhưng không rõ bị dị ứng lâu chưa, tình trạng tổn thương ra sao, có chữa trị gì hay không,… Do vậy, để xác định chính xác tình trạng tổn thương niêm mạc môi và có hướng chữa trị thích hợp nhất thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu hoặc Dị ứng Miễn dịch lâm sàng để khám.
Thân mến!
Môi trên bị sưng to lên từ khoảng chục năm nay là bị sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Môi trên của em bị sưng to lên từ khoảng chục năm nay. Sau khi mang bầu cảm giác còn sưng to hơn. Khi vạch môi lên xem thì thấy một khối tròn nổi lên phía trong môi. Tuy không tác động gì tới sức khoẻ của em nhưng rất mất thẩm mỹ. Em đã tới 1 bệnh viện thẩm mỹ mong khắc phục chỗ môi đó nhưng bác sĩ thăm khám nói em bị u máu nên họ không thể làm thẩm mỹ được. Bác sĩ khuyên em đi khám da liễu trước. Vậy cho em hỏi em nên đi khám ở đâu ạ. Da liễu, RHM hay Ung bướu ạ.
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào ban!
Bạn bị u máu dưới môi trên làm đẩy môi dày lên. Bạn cần khám bệnh chuyên khoa răng hàm mặt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và có thể cắt bỏ chúng để môi trở lại bình thường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare