Hỏi Bác Sĩ -
Có nhiều lí do khiến cổ, mắt cá,..hoặc các bộ phận khác ở chân chúng ta bị tổn thương. Tuyển chọn những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này ở đối tượng dưới 30 tuổi.
Bị chấn thương gối do tai nạn, sưng đau, chưa đi lại được, đứng không vững, có sao không?
Câu hỏi bởi: Trang Huệ Trinh
Chào bác sĩ!
Em là nữ, năm nay em 24 tuổi. Vừa rồi em bị ngã xe, xe đè lên chân trái. Em có đi đến bệnh viện chụp X-quang. Bác sĩ nói em bị chấn thương gối. Những ngày đầu thì sưng đau, nhưng đến nay 5 ngày rồi mà em vẫn chưa đi lại được, đứng lên thì không có vững vãng, phải dùng nạng để chống. Khi nằm thì em chỉ co lên co xuống được khoảng 20%. Liệu vết thương của em có bị nặng không thưa bác sĩ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị chấn thương khớp gối do bị ngã xe. Trước hết bạn cần xác định xem mình có bị tổn thương dây chằng hay không vì chỉ chụp X-quang thông thường sẽ không có được. Khi nhắc đến tổn thương dây chằng của khớp gối, đa phần bệnh nhân cũng như các thầy thuốc nghĩ ngay đến tổn thương của một dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau,… Điều đó cho thấy tần suất của tổn thương nhiều dây chằng của khớp gối không nhiều, tuy nhiên cũng không phải ít gặp. Sự khó khăn khi phải đối mặt với tổn thương này không chỉ ở vấn đề chữa trị mà cả vấn đề chẩn đoán. Nếu không xác định được là tổn thương nhiều dây chằng mà chỉ chữa trị thương tổn 1 dây chằng có thể dẫn đến kết quả không được như mong muốn hoặc sự lỏng gối tái phát đến muộn.
Việc xác định đầy đủ các tổn thương cũng như kế hoạch chữa trị đầy đủ sẽ đem lại những kết quả tốt nhất có thể, tuy nhiên cũng không thể đạt được mức độ cao nhất của một khớp gối bình thường. Về cơ bản, khớp gối được làm vững bởi 4 dây chằng chính là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài.
Bên cạnh đó còn nhiều thành phần khác tham gia vào làm vững khớp gối như bao khớp, hệ thống gân cơ cạnh khớp, sụn chêm,… Sự lỏng gối thông thường được nhắc đến và mô tả ở mức độ cơ bản theo hai chiều là: trước sau và trong ngoài. Và với sự mô tả cơ bản này thì vai trò chính của 4 dây chằng được nhắc đến là chủ yếu, tuy nhiên bên cạnh đó còn có sự tham gia của các thành phần khác được nhắc đến khi mô tả mất vững khớp gối nhiều nhất là: góc sau trong và góc sau ngoài.
Sự tổn thương của 1 dây chằng chủ yếu làm mất vững khớp gối theo 1 hướng: trước, sau, trong hoặc ngoài còn sự tổn thương của nhiều dây chằng thường sẽ làm mất vững theo ít nhất là hai hướng và do đó sẽ làm khó khăn cho vấn đề chẩn đoán cũng như chữa trị. Do đó bạn nên đi khám lại và có thể chụp được cộng hưởng từ khớp gối là tốt nhất để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.Tuy nhiên với tổn thương phần mềm thì mới 5 ngày bạn cũng chưa thể đi lại được.
Chúc bạn chóng lành bệnh!
Chấn thương gối trái đau suốt nửa năm phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Chu Duc Tho
Chào bác sĩ.
Năm nay em 25 tuổi. Tết năm 2013 em có tham gia đá bóng và hầu như không va chạm mạnh đáng kể nhưng về nhà thì đau và sưng gối trái. Sau khoảng 1 tháng sưng đau thì hết. Nhưng từ đó tới bây giờ là hơn nửa năm mà gối em lại cứ bị biểu hiện cụ thể như sau: Em cảm thấy rất lỏng lẻo khớp gối. Nếu chơi thể thao thì đau, ngừng chơi khoảng 1, 2 tuần thì hết và em vẫn có thể đi lại được. Còn nữa, nếu em nằm nghiêng về bên phải thì em có thể co duỗi gối trái bình thường, còn nếu nằm nghiêng bên trái thì khi co duỗi cảm giác rất đau phía bên ngoài gối trái và đau nhiều ở chỗ tiếp xúc giữa gối. Mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Khớp gối là một khớp bản lề, lớn nhất cơ thể, nằm ngay dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu trên xương chầy và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động. Trường hợp của bạn theo như bạn mô tả thì có thể bạn đã bị đứt dây chằng chéo trước độ 2 có thể kèm theo bong sụn khớp.
Đứt dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo trước bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chầy, giữ cho mâm chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Tổn thương dây chằng chéo trước thường gặp khi nhảy cao chân tiếp đất trong tư thế không thuận, hoặc xoay người chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân giữ nguyên. Tổn thương dây chằng chéo trước với nhiều hình thái: Tổn thương không hoàn toàn, tổn thương hoàn toàn hoặc bong chỗ bám, dựa theo mức độ tổn thương của dây chằng và mức độ lỏng gối, người ta chia thành các mức độ nhau sau:
Độ 1: Dây chằng bị giãn, gối còn vững. Độ 2: Dây chằng đứt một phần, gối bắt đầu mất vững (lỏng gối vừa). Độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn, gối lỏng lẻo. Trên thực tế, tổn thường độ 1 thường ít gặp, chủ yếu là tổn thương độ 2 và độ 3.
Biểu hiện lâm sàng:
Sưng và đau vùng gối: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có chữa trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết. Lỏng gối: Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại. Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng. Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối. Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang. Teo cơ đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều. Teo cơ dễ xẩy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên với vận động viên thể thao, biểu hiện lỏng gối thường triệu chứng không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.
Để chẩn đoán xác định bạn nên chụp phim X-quang hai tư thế thẳng và nghiêng để đánh giá tình trạng xương, có bong chỗ bám dây chằng chéo không, có nứt, rạn hay gãy mâm chầy, lồi cầu đùi hay không, quan hệ khớp có bình thường không. Bạn có thể chụp luôn phim cộng hưởng từ. Trên phim cộng hưởng từ sẽ giúp chúng ta nhìn rõ được tình trạng tổn thương các dây chằng chéo, sụn chêm, tình trạng sụn khớp, các dây chằng bên và các bất thường khác của phần mềm vùng gối.
Chúc bạn chóng khỏi!
Chấn thương đầu gối có dễ bị đứt dây chằng chéo trước gối không?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Ngọc Tân
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi. Ngày 30/3/2015 trong lúc đá banh em bị chấn thương đầu gối. Lúc đầu, chỉ cảm giác hơi trẹo ở khớp. Sáng hôm sau thì cứng khớp, không co chân lại được. Em có mua thuốc kháng viêm giảm đau. Qua 1 ngày là có thể đi lại được bình thường. Đến nay gần 10 ngày em đã chạy nhẹ được và đi đứng bình thường, ngồi có thể gập gối lại sát nhưng vẫn hơi đau, ngồi xổm còn hơi đau, xuống cầu thang cũng có lúc nhói đau. Xin bác sĩ có thể cho em biết em có bị dứt dây chằng chéo trước gối không ạ?
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Với chấn thương vào vùng khớp gối có thể gây tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau: có thể là tràn dịch, tràn máu khớp gối hoặc nặng hơn có thể tổn thương xương, khớp, đứt các dây chằng chéo trước, chéo sau,…. Để chẩn đoán được đứt dây chằng chéo cần phải khám để kiểm tra xem khớp gối có bị lỏng hay không và khi nghi ngờ cần phải chụp phim cộng hưởng từ khớp gối để kiểm tra. Nếu bạn lo lắng thì bạn nên đi khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ khám và kiểm tra cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Cách đây 2 năm do đá bóng bị chấn thương đầu gối, đứt nửa dây chằng gối, tràn dịch gối
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ, em năm nay 22 tuổi. Cách đây 2 năm do đá bóng bị chấn thương đầu gối. Do bận việc quá nhiều nên không chữa trị dứt điểm được. Đi bác sĩ khám thì bảo bị đứt nửa dây chằng gối, tràn dịch gối và bảo không sao để nó tự lành. Sau thời gian dài hoạt động nhiều. Nó lại cứ đau nhức trong gối, khớp mà chú yếu cứ đau mạnh vào mùa lạnh. Gối thì cứ lỏng lẻo đôi lúc bước trái chân là như muốn gãy gối luôn. Bây giờ em đang phân vân là liệu có thể điều trị bằng mổ, nối gân được không? Và nếu được thì thời gian đã lâu vậy rồi có tác động gì nhiều không? Mong bác sĩ cho lời khuyên cụ thể để không thấy tác động trầm trọng cho đi lại sau này.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là có thể bạn bị dãn hoặc đứt hẳn dây chằng chéo trước khớp gối mới có biểu hiện lỏng khớp gối. Bạn nên đi chụp MRI khớp gối xác định chính xác tổn thương và mổ tái tạo dây chằng khớp gối (không nối gân mà tái tạo dây chằng khác), kể cả những chấn thương mới). Thời gian đã lâu cũng không tác động gì nhiều đến cuộc phẫu thuật. Nếu không phẫu thuật thì mức độ mất chức năng khớp gối tăng dần, kèm theo tổn thương rách sụn chêm, từ đó không trụ lực trên chân bị chấn thương được (đi phải dùng nạng).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chấn thương cơ bàn chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ. Vợ cháu năm nay 27 tuổi bị xe máy đâm vào bàn chân. Qua quá trình chụp X-quang các Bác sĩ chuẩn đoán xương không thấy vấn đề gì. Các Bác sĩ dặn hạn chế đi lại và khi ngủ kê chân cao lên nhưng đã 3 tháng qua thì chân vợ cháu cũng đi lại nhẹ được nhưng khi đi lại thì bàn chân lại có hiện tương sưng trở lại. Khi xoa bóp nhẹ vùng chân bị sưng thì khi ấn thấy lõm các vùng sưng ấy, vợ cháu cũng uống anpha choay chống phù nề. Xin Bác sĩ cho ý kiến về hiện tượng đó có tác động gì không. Cảm ơn Bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Trường hợp của vợ cháu nhiều khả năng là bị tổn thương ở dây chằng, mà dân gian hay gọi là bong gân.
Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ.
Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1) Nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.
Với các tình huống bong gân, nên:
Chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày. Tuyệt đối không nên dùng những loại thuốc có tính nóng như rượu, cao xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể sẽ làm cho mạch máu càng xung huyết, có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này. Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.
Chữa trị:
Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để chữa trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách chữa trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.
Với tình huống của vợ cháu sau 2 tháng vẫn còn thấy sưng nề, đau ở vùng bị thương thì cần đi kiểm tra lại mức độ tổn thương dây chằng để có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc cháu và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Có nhiều lí do khiến cổ, mắt cá,..hoặc các bộ phận khác ở chân chúng ta bị tổn thương. Tuyển chọn những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này ở đối tượng dưới 30 tuổi.
Bị chấn thương gối do tai nạn, sưng đau, chưa đi lại được, đứng không vững, có sao không?
Câu hỏi bởi: Trang Huệ Trinh
Chào bác sĩ!
Em là nữ, năm nay em 24 tuổi. Vừa rồi em bị ngã xe, xe đè lên chân trái. Em có đi đến bệnh viện chụp X-quang. Bác sĩ nói em bị chấn thương gối. Những ngày đầu thì sưng đau, nhưng đến nay 5 ngày rồi mà em vẫn chưa đi lại được, đứng lên thì không có vững vãng, phải dùng nạng để chống. Khi nằm thì em chỉ co lên co xuống được khoảng 20%. Liệu vết thương của em có bị nặng không thưa bác sĩ?
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn bị chấn thương khớp gối do bị ngã xe. Trước hết bạn cần xác định xem mình có bị tổn thương dây chằng hay không vì chỉ chụp X-quang thông thường sẽ không có được. Khi nhắc đến tổn thương dây chằng của khớp gối, đa phần bệnh nhân cũng như các thầy thuốc nghĩ ngay đến tổn thương của một dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau,… Điều đó cho thấy tần suất của tổn thương nhiều dây chằng của khớp gối không nhiều, tuy nhiên cũng không phải ít gặp. Sự khó khăn khi phải đối mặt với tổn thương này không chỉ ở vấn đề chữa trị mà cả vấn đề chẩn đoán. Nếu không xác định được là tổn thương nhiều dây chằng mà chỉ chữa trị thương tổn 1 dây chằng có thể dẫn đến kết quả không được như mong muốn hoặc sự lỏng gối tái phát đến muộn.
Việc xác định đầy đủ các tổn thương cũng như kế hoạch chữa trị đầy đủ sẽ đem lại những kết quả tốt nhất có thể, tuy nhiên cũng không thể đạt được mức độ cao nhất của một khớp gối bình thường. Về cơ bản, khớp gối được làm vững bởi 4 dây chằng chính là: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài.
Bên cạnh đó còn nhiều thành phần khác tham gia vào làm vững khớp gối như bao khớp, hệ thống gân cơ cạnh khớp, sụn chêm,… Sự lỏng gối thông thường được nhắc đến và mô tả ở mức độ cơ bản theo hai chiều là: trước sau và trong ngoài. Và với sự mô tả cơ bản này thì vai trò chính của 4 dây chằng được nhắc đến là chủ yếu, tuy nhiên bên cạnh đó còn có sự tham gia của các thành phần khác được nhắc đến khi mô tả mất vững khớp gối nhiều nhất là: góc sau trong và góc sau ngoài.
Sự tổn thương của 1 dây chằng chủ yếu làm mất vững khớp gối theo 1 hướng: trước, sau, trong hoặc ngoài còn sự tổn thương của nhiều dây chằng thường sẽ làm mất vững theo ít nhất là hai hướng và do đó sẽ làm khó khăn cho vấn đề chẩn đoán cũng như chữa trị. Do đó bạn nên đi khám lại và có thể chụp được cộng hưởng từ khớp gối là tốt nhất để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.Tuy nhiên với tổn thương phần mềm thì mới 5 ngày bạn cũng chưa thể đi lại được.
Chúc bạn chóng lành bệnh!
Chấn thương gối trái đau suốt nửa năm phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Chu Duc Tho
Chào bác sĩ.
Năm nay em 25 tuổi. Tết năm 2013 em có tham gia đá bóng và hầu như không va chạm mạnh đáng kể nhưng về nhà thì đau và sưng gối trái. Sau khoảng 1 tháng sưng đau thì hết. Nhưng từ đó tới bây giờ là hơn nửa năm mà gối em lại cứ bị biểu hiện cụ thể như sau: Em cảm thấy rất lỏng lẻo khớp gối. Nếu chơi thể thao thì đau, ngừng chơi khoảng 1, 2 tuần thì hết và em vẫn có thể đi lại được. Còn nữa, nếu em nằm nghiêng về bên phải thì em có thể co duỗi gối trái bình thường, còn nếu nằm nghiêng bên trái thì khi co duỗi cảm giác rất đau phía bên ngoài gối trái và đau nhiều ở chỗ tiếp xúc giữa gối. Mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ.
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Khớp gối là một khớp bản lề, lớn nhất cơ thể, nằm ngay dưới da, bao gồm đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy và xương bánh chè. Các thành phần này được kết nối với nhau bởi hệ thống các dây chằng, bao khớp, trong đó quan trọng nhất là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này giữ cho đầu trên xương chầy và đầu dưới xương đùi không bị trượt theo chiều trước sau khi khớp gối vận động. Trường hợp của bạn theo như bạn mô tả thì có thể bạn đã bị đứt dây chằng chéo trước độ 2 có thể kèm theo bong sụn khớp.
Đứt dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo trước bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chầy, giữ cho mâm chầy không bị trượt ra trước và xoay trong. Tổn thương dây chằng chéo trước thường gặp khi nhảy cao chân tiếp đất trong tư thế không thuận, hoặc xoay người chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân giữ nguyên. Tổn thương dây chằng chéo trước với nhiều hình thái: Tổn thương không hoàn toàn, tổn thương hoàn toàn hoặc bong chỗ bám, dựa theo mức độ tổn thương của dây chằng và mức độ lỏng gối, người ta chia thành các mức độ nhau sau:
Độ 1: Dây chằng bị giãn, gối còn vững. Độ 2: Dây chằng đứt một phần, gối bắt đầu mất vững (lỏng gối vừa). Độ 3: Dây chằng đứt hoàn toàn, gối lỏng lẻo. Trên thực tế, tổn thường độ 1 thường ít gặp, chủ yếu là tổn thương độ 2 và độ 3.
Biểu hiện lâm sàng:
Sưng và đau vùng gối: Bệnh nhân có thể cảm nhận được tiếng “rắc” ngay khi chấn thương. Sau đó gối sưng đau và hạn chế vận động. Dù bệnh nhân có chữa trị hay không thì tình trạng sưng đau dần cũng tự hết. Lỏng gối: Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi đi lại. Khó khăn khi đứng trụ một chân bên gối lỏng. Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng, dễ có cảm giác trẹo gối. Lên cầu thang cảm giác không thật chân, khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang. Teo cơ đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, do đó chân càng này càng yếu, nhất là khi cơ đùi teo nhiều. Teo cơ dễ xẩy ra ở những người ít hoạt động như dân văn phòng, học sinh… Tuy nhiên với vận động viên thể thao, biểu hiện lỏng gối thường triệu chứng không rõ ràng vì cơ đùi rắn chắc làm cho gối vững giả tạo mặc dù dây chằng chéo trước đã đứt hoàn toàn.
Để chẩn đoán xác định bạn nên chụp phim X-quang hai tư thế thẳng và nghiêng để đánh giá tình trạng xương, có bong chỗ bám dây chằng chéo không, có nứt, rạn hay gãy mâm chầy, lồi cầu đùi hay không, quan hệ khớp có bình thường không. Bạn có thể chụp luôn phim cộng hưởng từ. Trên phim cộng hưởng từ sẽ giúp chúng ta nhìn rõ được tình trạng tổn thương các dây chằng chéo, sụn chêm, tình trạng sụn khớp, các dây chằng bên và các bất thường khác của phần mềm vùng gối.
Chúc bạn chóng khỏi!
Chấn thương đầu gối có dễ bị đứt dây chằng chéo trước gối không?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Ngọc Tân
Chào bác sĩ.
Em năm nay 24 tuổi. Ngày 30/3/2015 trong lúc đá banh em bị chấn thương đầu gối. Lúc đầu, chỉ cảm giác hơi trẹo ở khớp. Sáng hôm sau thì cứng khớp, không co chân lại được. Em có mua thuốc kháng viêm giảm đau. Qua 1 ngày là có thể đi lại được bình thường. Đến nay gần 10 ngày em đã chạy nhẹ được và đi đứng bình thường, ngồi có thể gập gối lại sát nhưng vẫn hơi đau, ngồi xổm còn hơi đau, xuống cầu thang cũng có lúc nhói đau. Xin bác sĩ có thể cho em biết em có bị dứt dây chằng chéo trước gối không ạ?
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Với chấn thương vào vùng khớp gối có thể gây tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau: có thể là tràn dịch, tràn máu khớp gối hoặc nặng hơn có thể tổn thương xương, khớp, đứt các dây chằng chéo trước, chéo sau,…. Để chẩn đoán được đứt dây chằng chéo cần phải khám để kiểm tra xem khớp gối có bị lỏng hay không và khi nghi ngờ cần phải chụp phim cộng hưởng từ khớp gối để kiểm tra. Nếu bạn lo lắng thì bạn nên đi khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ khám và kiểm tra cho bạn.
Chúc bạn khỏe!
Cách đây 2 năm do đá bóng bị chấn thương đầu gối, đứt nửa dây chằng gối, tràn dịch gối
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ, em năm nay 22 tuổi. Cách đây 2 năm do đá bóng bị chấn thương đầu gối. Do bận việc quá nhiều nên không chữa trị dứt điểm được. Đi bác sĩ khám thì bảo bị đứt nửa dây chằng gối, tràn dịch gối và bảo không sao để nó tự lành. Sau thời gian dài hoạt động nhiều. Nó lại cứ đau nhức trong gối, khớp mà chú yếu cứ đau mạnh vào mùa lạnh. Gối thì cứ lỏng lẻo đôi lúc bước trái chân là như muốn gãy gối luôn. Bây giờ em đang phân vân là liệu có thể điều trị bằng mổ, nối gân được không? Và nếu được thì thời gian đã lâu vậy rồi có tác động gì nhiều không? Mong bác sĩ cho lời khuyên cụ thể để không thấy tác động trầm trọng cho đi lại sau này.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Như vậy là có thể bạn bị dãn hoặc đứt hẳn dây chằng chéo trước khớp gối mới có biểu hiện lỏng khớp gối. Bạn nên đi chụp MRI khớp gối xác định chính xác tổn thương và mổ tái tạo dây chằng khớp gối (không nối gân mà tái tạo dây chằng khác), kể cả những chấn thương mới). Thời gian đã lâu cũng không tác động gì nhiều đến cuộc phẫu thuật. Nếu không phẫu thuật thì mức độ mất chức năng khớp gối tăng dần, kèm theo tổn thương rách sụn chêm, từ đó không trụ lực trên chân bị chấn thương được (đi phải dùng nạng).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chấn thương cơ bàn chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào Bác sĩ. Vợ cháu năm nay 27 tuổi bị xe máy đâm vào bàn chân. Qua quá trình chụp X-quang các Bác sĩ chuẩn đoán xương không thấy vấn đề gì. Các Bác sĩ dặn hạn chế đi lại và khi ngủ kê chân cao lên nhưng đã 3 tháng qua thì chân vợ cháu cũng đi lại nhẹ được nhưng khi đi lại thì bàn chân lại có hiện tương sưng trở lại. Khi xoa bóp nhẹ vùng chân bị sưng thì khi ấn thấy lõm các vùng sưng ấy, vợ cháu cũng uống anpha choay chống phù nề. Xin Bác sĩ cho ý kiến về hiện tượng đó có tác động gì không. Cảm ơn Bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Trường hợp của vợ cháu nhiều khả năng là bị tổn thương ở dây chằng, mà dân gian hay gọi là bong gân.
Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ.
Mức nhẹ, gân chỉ bị kéo giãn ra, một số ít bó sợi bị đứt (độ 1) Nhiều bó bị đứt (độ 2) nhưng khớp vẫn vững, tổn thương mau liền, ít biến chứng. Thể nặng (độ 3), dây chằng bị bóc khỏi một đầu xương hoặc bị đứt đôi gây lỏng khớp kèm theo nhiều biến chứng.
Với các tình huống bong gân, nên:
Chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày. Tuyệt đối không nên dùng những loại thuốc có tính nóng như rượu, cao xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể sẽ làm cho mạch máu càng xung huyết, có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này. Kê đầu chi bị bong gân lên cao khi nghỉ ngơi và nằm ngủ. Nếu được, nên tập cử động nhẹ nhàng để máu được lưu thông. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu phù nề thêm, đồng thời không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím thêm chỗ bị bong gân.
Chữa trị:
Nếu là bong gân độ 1, khi đã hết đau, bệnh nhân có thể bắt đầu vận động khớp trở lại. Để chữa trị bong gân độ 2-3, phải làm băng bột để bất động khớp trong 4-6 tuần, sau đó tập vận động từ nhẹ đến nặng. Cách chữa trị bong gân độ 3 (đặc biệt ở khớp gối, khớp cổ chân đối với người trẻ) là khâu tái tạo dây chằng bị đứt kết hợp với bất động trong 6 tuần.
Với tình huống của vợ cháu sau 2 tháng vẫn còn thấy sưng nề, đau ở vùng bị thương thì cần đi kiểm tra lại mức độ tổn thương dây chằng để có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc cháu và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Theo ViCare