Vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại vitamin tổng hợp giúp hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Sau đây là những lời khuyên từ bác sĩ.

Uống sữa và vitamin tổng hợp thế nào cho phù hợp với phụ nữ mang thai


Câu hỏi bởi: bùi thị huyền trang

thưa bác sĩ năm nay em 25 tuổi đang bầu con đầu lòng và được 12 tuần. hiện em đang uống sữa XO và uống cả viên tổng hợp Omega mama viên uống tổng hợp cho bà bầu. khi em mang bầu các chị trong gia đình tư vấn cho nên dùng như vậy. theo bác sĩ em uống như vậy có sợ bị dư thừa không ạh? đến tháng thứ tư của thai kỳ trở đi em có nên dùng thêm viên uống để bổ sung thêm canxi không ạ? em cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Phạm Thị Vạn Xuân


Chào em.

Em không nên lo lắng quá, hiện tại em có thể dùng thêm vitamin tổng hợp. Ngoài ra em cũng có thể gặp trực tiếp bác sĩ để đánh giá thể trạng cơ thể xem có bị dư thừa không nhé.

Chúc em và gia đình sức khỏe!

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Vợ tôi có bầu được hai tuần tuổi, xin hỏi bác sĩ những loại thực phẩm nào tốt cho thai nhi và dùng thuốc bổ nào là tốt nhất?

Em xin cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Trước tiên xin chúc mừng tin vui này của vợ chồng bạn. Không biết vợ bạn có nghén không? Có ăn được không? Điều quan trọng là vợ bạn phải luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ chứ không nên lạm dụng thuốc bổ, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Những thực phẩm tốt cho thai phụ mà vợ bạn nên dùng là:

Rau xanh: rau lá xanh thẫm chứa nhiều axit folic và sắt; cải xoăn và củ cải giàu canxi.

Bông cải xanh: cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, axit folic, chất chống ôxy hóa, chất xơ, vitamin C – giúp thai phụ hấp thu chất sắt rất tốt.

Chuối: giàu kali, giúp thai phụ chống lại mệt mỏi.

Thịt nạc: chứa nhiều sắt.

Trứng: chứa lượng axit amin cần thiết cho thai phụ.

Cam: chứa nhều vitamin C, axit folic, chất xơ và nước.

Sữa không béo: cung cấp canxi cho thai phụ.

Bột ngũ cốc: chứa hàm lượng vitamin B cao.

Hạt đậu và đậu lăng: Giàu axit folic và chất xơ, giúp thai phụ chống táo bón. Thai phụ nên bổ sung thêm 10g protein mỗi ngày. Mỗi bát nhỏ hạt đậu và đậu lăng chứa 15g protein.

Các loại hạt: chứa chất béo cần thiết cho sự phát triển não của thai nhi.

Tuy nhiên, vợ bạn cũng nên biết một số thực phẩm thai phụ không nên ăn:

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: có chứa thành phần có thể gây những bất thường cơ quan sinh sản ở bé trai.

Đu đủ: Đu đủ còn xanh và đu đủ chưa chín hẳn có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Dứa: có chứa Bromelain làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản sinh chất gây sảy thai. Ngoài ra, dứa có thể gây dị ứng như nổi mẩn ngứa, táo bón,…

Nhãn: có thể gây táo bón, mẩn ngứa, dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám.

Nước ép hoa quả tươi mua sẵn: thai phụ không nên uống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Các món gỏi.

Thịt sống: Bao gồm thịt cá, tôm cua các loại, như tiết canh, nộm, gỏi, sushi, lẩu tái, v.v… có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasmosis. Nếu thai phụ ăn trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Lạc: là thủ phạm làm tăng các bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai.

Đồ hộp và thực phẩm ăn nhanh: là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogene, nhất là đồ hộp, làm tăng nguy cơ đẻ non và sảy thai.

Trứng sống: là nguồn thực phẩm có chứa nhiều khuẩn Salmonella.

Các loại cá biển nước sâu: có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú… có thể gây sảy thai; khi thủy ngân được truyền từ mẹ qua nhau thai có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của đứa trẻ, làm cho não kém phát triển.

Pa-tê: là món ăn có chứa rất nhiều khuẩn Listeria, có thể gây rối loạn tiêu hoá.

Pho mát mềm và bơ: là món ăn chưa qua quá trình triệt khuẩn và thường nhiễm độc khuẩn Listeria.

Măng tươi: có hàm lượng cyanide rất cao, khi ăn vào nó sẽ chuyển thành chất cực độc với cơ thể.

Vì vậy, trong suốt thai kỳ, thai phụ không nên ăn

Măng tươi.

Dưa muối: vài ngày đầu muối dưa, dưa chứa nhiều Nitrat nên thai phụ ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Khoai tây mọc mầm: có chứa chất độc Solanin có thể gây tác động đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như sảy thai.

Gừng héo: có chứa chất độc Shikimol, có thể gây biến đổi tế bào gan của người khỏe mạnh, vì vậy thai phụ không nên ăn nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Sắn: chứa nhiều axit Cyanhydric, dễ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.

Củ dền: có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy, dẫn tới thiếu máu.

Cà phê: có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sảy thai hay đẻ non.

Rượu bia: có thể gây chứng nhiễm độc cồn bào thai, làm giảm sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần của đứa trẻ.

Ngoài ra, vợ bạn cũng nên biết một số thực phẩm không được ăn cùng nhau, như:

Trứng và sữa đậu nành: làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.

Sữa và sôcôla: có thể gây tiêu chảy, khô tóc,…

Trái cây và hải sản: có thể gây nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.

Trái cây và củ cải: có thể chuyển hóa thành một chất gây tác động tới chức năng tuyến giáp.

Khoai tây và thịt bò: gây khó chịu đường tiêu hóa.

Cải bó xôi và đậu phụ: có thể tác động tới sự hấp thụ canxi, gây sỏi thận.

Lá hẹ và đậu phụ: gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi.

Trà và trứng: gây kích thích dạ dày, tác động đến đường tiêu hóa và việc hấp thu chất dinh dưỡng.

Hải sản và bia: sẽ làm tăng vọt axit uric máu, tạo thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.

Chúc vợ chồng em hạnh phúc!

Bà bầu 10 tuần nên uống thuốc bổ hay tiêm vắc-xin gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ!

Em có em bé được 10 tuần rồi giờ em nên uống vắc-xin hay thuốc bổ gì ạ?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em!

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng và tiêm vắc xin như sau:

Axit folic: có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, các loại đậu, các loại rau như súp lơ, cà chua,… các loại trái cây như bơ, cam… Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng để thai phát triển khỏe mạnh. Axit folic giúp giảm nguy cơ khuyết tật, dị tật ở thai nhi và những tổn thương não. Bên cạnh đó, axit folic còn giúp ngăn ngừa sinh non, nguy cơ đẻ con nhẹ cân, chậm phát triển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 600mg axit folic một ngày.

Chất sắt: có nhiều trong thịt nạc, các loại hạt… Phụ nữ mang thai cần gấp đôi lượng sắt so với những phụ nữ khác để sản xuất đủ hemoglobin, làm gia tăng máu. Thiếu sắt có thể làm cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai cần hấp thụ 27mg sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai. Ngoài bổ sung bằng thực phẩm, em có thể uống mỗi ngày 1 viên sắt/folic dành cho phụ nữ mang thai trong suốt thời gian mang thai.

Protein: protein có nhiều trong thịt nạc, trứng, bơ, đậu phộng, đậu phụ. Protein có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phục hồi các tế bào, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên dùng ít nhất 60g protein mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Canxi: nguồn cung cấp canxi phong phú là sữa, sữa chua, cá hồi… Phụ nữ mang thai nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam để tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Bổ sung đủ canxi sẽ giúp thai nhi hình thành và phát triển xương tốt hơn cũng như hỗ trợ vào sự phát triển hệ tuần hoàn và thần kinh của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai nên uống 1000mg canxi mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Tiêm vắc xin phòng uốn ván sơ sinh theo các cách như sau: Phụ nữ mang thai hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì cần tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Phụ nữ mang thai đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Phụ nữ mang thai khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Phụ nữ mang thai đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại. Phụ nữ mang thai đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại. Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.

Chúc sức khỏe!

Bà bầu 6 tháng bị cảm nên dùng thuốc gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em mang bầu 6 tháng mà bị cúm thì có uống được thuốc cảm Xuyên Hương không? Hay dùng thuốc gì?

Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em!

Bình thường, không quá khó để chữa trị các biểu hiện của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu. Tuy nhiên việc chữa trị cho phụ nữ mang thai lại cần thận trọng. Chính vì vậy phụ nữ mang thai nên tránh hết sức có thể việc sử dụng thuốc chữa trị cảm cúm và chỉ sử dụng trong tình huống cần thiết theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc. Liên quan đến nội dung em hỏi thì thuốc cảm Xuyên Hương có các vị như xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế nhục, gừng, cam thảo bắc thì có đến 5 vị gây cay ôn, làm tăng sinh năng lượng, làm nóng cơ thể, lại cộng với thể trạng của phụ nữ mang thai vốn đã nóng (tăng lưu lượng máu 30%, tăng lưu lượng tim 30 – 40% so với phụ nữ bình thường), do đó rất dễ tác động đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Vậy trước khi sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, em có thể áp dụng một cách như sau để cải thiện tình trạng cúm mà không tác động đến sức khỏe hai mẹ con:

Dùng tỏi trị cảm cúm: Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng và chữa trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Tỏi lại an toàn với phụ nữ mang thai.

Sử dụng nước chanh: Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Em có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Sử dụng muối ăn để súc miệng và có thể giảm ho. Em có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp chữa trị các bệnh viêm xoang.

Chúc em có thai kì khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.