Hỏi Bác Sĩ -
Đau hai bên thái dương là biểu hiện của suy nhược thần kinh hoặc tuần hoàn não. Cùng đọc những kiến giải sau đây của bác sĩ.
Thường xuyên bị đau đầu hai bên thái dương
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi. Cháu thường xuyên bị đau đầu hai bên thái dương. Mạch đập mạnh kèm theo đó là hoa mắt. Ngồi xuống đứng lên là tối mắt lại. Chiều nào cháu cũng bị đau và thường kéo dài 2-3 tiếng. Bác sĩ giải đáp giúp xem cháu bị làm sao với ạ.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Có rất nhiều lí do gây đau đầu khác nhau, chủ yếu là do căng thẳng, stress, ngoài ra có thể do các bệnh lý gây nên như bệnh lý não bộ, viêm xoang, bệnh mạch máu…Đối với biểu hiện hoa măt chóng mặt, có 2 nhóm lí do chính gây ra:
Nhóm do bệnh về máu và tim mạch (như thiếu máu não, bệnh tim mạch). Nhóm do bệnh thần kinh: nhóm này ngoài các biểu hiện hoa mắt chóng mặt còn có các biểu hiện khác như ù tai, rung giật nhãn cầu…
Chóng mặt do rối loạn tiền đình thường hay bị các cơn lặp lại, đột ngột thường vào đêm về sáng, xảy ra với người huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não do thiếu ôxy, do thay đổi thời tiết, khí hậu… hầu như không có dấu hiệu báo trước. Sau cơn xảy ra thường có di chứng về vận động, có thể xảy ra ù tai, mất ngủ, nhức đầu… Vì vậy nếu các biểu hiện này của cháu tái diễn nhiều lần, không có dấu hiệu suy giảm cháu cần đến bệnh viện khám và làm một số xét nghiệm cần thiết nhé. Khi chẩn đoán chính xác bệnh mới có thể chữa trị triệt để được.
Chúc cháu sống khỏe!
Hắt hơi, đau hai bên thái dương, sống mũi và cổ họng là triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ cháu bị các biểu hiện hắt hơi, đau 2 bên thái dương, sống mũi và cổ họng. Vậy cháu bị bệnh gì ạ? Và phương pháp chữa trị ra sao?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào cháu!
Cháu bị các biểu hiện hắt hơi, đau 2 bên thái dương, sống mũi và cổ họng nhưng cháu bao nhiêu tuổi? Và bị lâu chưa? Cháu có thường bị hắt hơi không? Nếu cháu thường ngứa mũi hắt hơi là cháu bị viêm mũi dị ứng. Bệnh này liên quan trực tiếp đến môi trường nơi cháu đang công tác, sinh sống, di chuyển, chế độ ăn uống. Chỉ cần có chất gây dị ứng trong môi trường sống của cháu và cháu hít vào, ăn uống vào,… là sẽ bị dị ứng. Đáng buồn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi cháu được giải dị ứng (gọi là giải mẫn cảm).
Cháu nên đến khám tại Trung tâm miễn dịch dị ứng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt). Trước mắt, cháu cần tránh tất cả các chất mùi mà khi hít vào gây dị ứng ngứa mũi (như phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả), tránh thức ăn gây dị ứng (phải ăn thử mới biết), giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), lau chùi bụi nhà bằng nước (quét sẽ bốc bụi lên, hít vào gây hắt xì), tránh xa lông động vật, vật nuôi. Và dùng các thuốc sau 1 tháng, sau đó ngưng thuốc, khi nào hắt hơi lại thì dùng thêm 1 tháng rồi dừng:
Montelukast 10 mg ngày 1 viên tối. Loratadin 10mg 1 viên/ngày. Avamys 37,5mg 1 lọ, ngày xịt 2 xịt/1 mũi trong 1 tháng.
Chúc cháu sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Hỏi về căn bệnh đau đầu hai bên thái dương, và sau ót
Câu hỏi bởi: ngoctram17121987
Chào bác sĩ.
Em 28 tuổi, nữ, em xuất viện do bị sốt xuất huyết cách đây 1 tuần và em đã đi làm lại, cả tuần này, em đều bị đau đầu, ngày 1, 2. Em có dùng thuốc Efferagant, thì hết đau đầu. Sang ngày thứ 3 đến nay, em bị đau đầu rất nhiều hai bên thái dương và đau đầu sau gáy, bên đầu bên phải, em có đi khám ở phòng khám đa khoa, chụp X-quang và được chuẩn đoán viêm xoang sàng, và bác sĩ cho dùng thuốc. Tuy nhiên, hiện tại em có uống thúốc mà vẫn chưa hết đau đầu, em vẫn đau dữ dội. Bác sĩ cho em hỏi là em bị bệnh gì có nặng lắm không, có cần đi bệnh viện kiểm tra lại không ?
Em xin cám ơn ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Viêm xoang sàng là một bệnh làm cho bệnh nhân rất khó chịu vì nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi… Trong các biểu hiện này, nhức đầu, nghẹt mũi thường được gặp nhiều nhất, nếu được bác sĩ định bệnh là viêm xoang sàng, bác sĩ định đúng bệnh sau khi đã chụp X quang. Triệu chứng nhức đầu của viêm xoang làm cho bệnh nhân khó khăn trong công tác, học hành, nhưng biến chứng viêm màng não rất hiếm. Vì là viêm ở trong sâu nên chữa trị viêm xoang sàng có khó khăn, kết quả giới hạn.
Trong tình huống bệnh nhẹ có thể dùng kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng, nên kèm theo xông mũi họng. Trong tình huống bệnh nặng hơn, các chữa trị trên không giải quyết được bệnh, nên kèm thêm rửa xoang bằng phương pháp “kê kê”. Bệnh nhân chỉ được phẫu thuật khi thất bại trong chữa trị kể trên. Phẫu thuật cổ điển đối với bệnh này là mổ nạo vùng xoang bị viêm. Hiện nay có phương pháp tiên tiến hơn, đó là phẫu thuật nội soi mũi xoang. Kết quả của phương pháp này được đánh giá là tốt. Nếu tính trạng không cải thiện bạn nên tái khám để xem xét biện pháp chữa trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
9 tuổi hay bị đau đầu ở hai bên thái dương kèm theo buồn nôn, sợ gió
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 9 tuổi. Cháu hay bị đau đầu ở hai bên thái dương kèm theo buồn nôn. Cháu thường bị đau vào tầm chiều tối. Mỗi khi đau là lại nôn. Khi nôn được thì cháu cảm thấy đỡ đau hơn. Nhưng lần nào bị đau đầu cũng nôn, sợ gió. Mặc dù bị đau toát mồ hôi nhưng khi bật quạt lại kêu lạnh. Thường cứ một tháng cháu lại bị đau lại.
Tôi có cho con đi khám ở viện Nhi, bác sĩ đã cho khám mắt, chụp cộng hưởng từ và cho đơn thuốc uống Tuần hoàn não khoảng 20 ngày kèm thuốc giảm đau. Nhưng tôi về cho dùng thuốc như vậy cũng không có cháu đỡ. Tôi rất lo không biết cháu bị làm sao? Tôi cho cháu luyện tập thể thao thường xuyên để giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn không có đỡ. Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nếu bé đã được khám tại viện Nhi và chụp cộng hưởng từ sọ não thì có thể tạm thời loại trừ các bệnh lý nguy hiểm từ não bộ. Để chữa trị chứng bệnh này, ngoài việc uống thuốc theo đơn cần lưu ý: Các yếu tố tình cảm, chẳng hạn như lo lắng hay căng thẳng, có thể gây ra đau đầu ở trẻ em. Trầm cảm và rối loạn sức khỏe tâm thần khác cũng có thể đóng một vai trò. Đối với những tình huống này, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp trị liệu hành vi, chẳng hạn như:
Thư giãn. Kỹ thuật thư giãn bao gồm hít thở sâu, yoga, thiền và thư giãn cơ bắp, được thực hiện bằng cách tensing một cơ bắp cùng một lúc, và sau đó hoàn toàn giải phóng căng thẳng, cho đến khi tất cả các cơ trong cơ thể được thư giãn. Một đứa trẻ lớn tuổi có thể học hỏi kỹ thuật thư giãn trong các lớp học hay ở nhà bằng cách sử dụng sách hoặc băng.
Phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học dạy con để kiểm soát phản ứng cơ thể nhất định có thể giúp giảm đau. Trong một phiên phản hồi sinh học, con em được kết nối với các thiết bị theo dõi và góp ý vào các chức năng cơ thể, chẳng hạn như căng cơ, nhịp tim và huyết áp. Sau đó học cách để giảm căng thẳng cơ bắp và làm chậm nhịp tim và hơi thở của mình. Mục tiêu của phản hồi sinh học là giúp vào một trạng thái thư giãn tốt hơn đối phó với cơn đau.
Nhận thức hành vi liệu pháp. Liệu pháp này có thể giúp học để quản lý căng thẳng và làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau đầu. Trong loại trị liệu nói chuyện, giải đáp viên sẽ giúp con học cách để xem và đối phó với các sự kiện cuộc sống tích cực hơn. Bạn có thể cân nhắc việc đưa con đến gặp các chuyên gia Tâm thần học, ngoài ra cần duy trì phong cách sống lành mạnh để hạn chế cơn đau tái phát.
Chúc gia đình mạnh khỏe!
Hoa mắt, chóng mặt, hai bên thái dương đau, sốt, tay chân lạnh, run, nhịp đập mạch tim 140
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cách đây 5,6 ngày má tôi bị hoa mắt, chóng mặt, 2 bên thái dương bị nhức và đau, mặt mũi tối lại. Má tôi có đi khám bác sĩ gần nhà thì kết luận má tôi bị huyết áp thấp, rối loạn tim mạch, sốt 37.5 độ. Giờ má tôi đã hết tụt huyết áp rồi nhưng rất lo lắng khi sốt trên 37 độ, tay chân bị lạnh, run, nhịp đập mạch tim 140. Xin hỏi bác sĩ má tôi bị bệnh gì? Có chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Hữu Lợi
Chào bạn!
Tình trạng mẹ của bạn triệu chứng: Đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tim mạch, hạ huyết áp. Khi sốt thì có tay chân lạnh run, nhịp tim đập nhanh. Thông thường nếu kẹp nhiệt ở nách nhiệt kế cho 37.5 độ tức là nhiệt độ cơ thể sốt cao hơn.
Thông thường triệu chứng bệnh như trên nghĩ nhiều đến một tình trạng nhiễm siêu vi gây sốt với các triệu chứng như trên, tuy nhiên sau 5, 6 ngày vẫn còn sốt, lạnh run và nhịp tim nhanh thì bạn cần cảnh giác và đưa mẹ đi khám chuyên khoa để loại trừ bệnh lý nhiễm trùng nặng của cơ thể hoặc viêm cơ tim.
Các bệnh lý này hầu như chữa trị đáp ứng tốt nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Đau hai bên thái dương là biểu hiện của suy nhược thần kinh hoặc tuần hoàn não. Cùng đọc những kiến giải sau đây của bác sĩ.
Thường xuyên bị đau đầu hai bên thái dương
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 16 tuổi. Cháu thường xuyên bị đau đầu hai bên thái dương. Mạch đập mạnh kèm theo đó là hoa mắt. Ngồi xuống đứng lên là tối mắt lại. Chiều nào cháu cũng bị đau và thường kéo dài 2-3 tiếng. Bác sĩ giải đáp giúp xem cháu bị làm sao với ạ.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Có rất nhiều lí do gây đau đầu khác nhau, chủ yếu là do căng thẳng, stress, ngoài ra có thể do các bệnh lý gây nên như bệnh lý não bộ, viêm xoang, bệnh mạch máu…Đối với biểu hiện hoa măt chóng mặt, có 2 nhóm lí do chính gây ra:
Nhóm do bệnh về máu và tim mạch (như thiếu máu não, bệnh tim mạch). Nhóm do bệnh thần kinh: nhóm này ngoài các biểu hiện hoa mắt chóng mặt còn có các biểu hiện khác như ù tai, rung giật nhãn cầu…
Chóng mặt do rối loạn tiền đình thường hay bị các cơn lặp lại, đột ngột thường vào đêm về sáng, xảy ra với người huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não do thiếu ôxy, do thay đổi thời tiết, khí hậu… hầu như không có dấu hiệu báo trước. Sau cơn xảy ra thường có di chứng về vận động, có thể xảy ra ù tai, mất ngủ, nhức đầu… Vì vậy nếu các biểu hiện này của cháu tái diễn nhiều lần, không có dấu hiệu suy giảm cháu cần đến bệnh viện khám và làm một số xét nghiệm cần thiết nhé. Khi chẩn đoán chính xác bệnh mới có thể chữa trị triệt để được.
Chúc cháu sống khỏe!
Hắt hơi, đau hai bên thái dương, sống mũi và cổ họng là triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ cháu bị các biểu hiện hắt hơi, đau 2 bên thái dương, sống mũi và cổ họng. Vậy cháu bị bệnh gì ạ? Và phương pháp chữa trị ra sao?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào cháu!
Cháu bị các biểu hiện hắt hơi, đau 2 bên thái dương, sống mũi và cổ họng nhưng cháu bao nhiêu tuổi? Và bị lâu chưa? Cháu có thường bị hắt hơi không? Nếu cháu thường ngứa mũi hắt hơi là cháu bị viêm mũi dị ứng. Bệnh này liên quan trực tiếp đến môi trường nơi cháu đang công tác, sinh sống, di chuyển, chế độ ăn uống. Chỉ cần có chất gây dị ứng trong môi trường sống của cháu và cháu hít vào, ăn uống vào,… là sẽ bị dị ứng. Đáng buồn là không có thuốc nào chữa khỏi dị ứng trừ khi cháu được giải dị ứng (gọi là giải mẫn cảm).
Cháu nên đến khám tại Trung tâm miễn dịch dị ứng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai để được khám và giải mẫn cảm nếu có thể để giảm dị ứng và các thể của nó như mề đay trên da, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng (ngứa mắt). Trước mắt, cháu cần tránh tất cả các chất mùi mà khi hít vào gây dị ứng ngứa mũi (như phấn hoa, nước hoa, xà phòng giặt, nước xả), tránh thức ăn gây dị ứng (phải ăn thử mới biết), giặt giũ phơi màn chiếu chăn ga (có bọ gây dị ứng), lau chùi bụi nhà bằng nước (quét sẽ bốc bụi lên, hít vào gây hắt xì), tránh xa lông động vật, vật nuôi. Và dùng các thuốc sau 1 tháng, sau đó ngưng thuốc, khi nào hắt hơi lại thì dùng thêm 1 tháng rồi dừng:
Montelukast 10 mg ngày 1 viên tối. Loratadin 10mg 1 viên/ngày. Avamys 37,5mg 1 lọ, ngày xịt 2 xịt/1 mũi trong 1 tháng.
Chúc cháu sức khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn
Hỏi về căn bệnh đau đầu hai bên thái dương, và sau ót
Câu hỏi bởi: ngoctram17121987
Chào bác sĩ.
Em 28 tuổi, nữ, em xuất viện do bị sốt xuất huyết cách đây 1 tuần và em đã đi làm lại, cả tuần này, em đều bị đau đầu, ngày 1, 2. Em có dùng thuốc Efferagant, thì hết đau đầu. Sang ngày thứ 3 đến nay, em bị đau đầu rất nhiều hai bên thái dương và đau đầu sau gáy, bên đầu bên phải, em có đi khám ở phòng khám đa khoa, chụp X-quang và được chuẩn đoán viêm xoang sàng, và bác sĩ cho dùng thuốc. Tuy nhiên, hiện tại em có uống thúốc mà vẫn chưa hết đau đầu, em vẫn đau dữ dội. Bác sĩ cho em hỏi là em bị bệnh gì có nặng lắm không, có cần đi bệnh viện kiểm tra lại không ?
Em xin cám ơn ạ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Viêm xoang sàng là một bệnh làm cho bệnh nhân rất khó chịu vì nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi… Trong các biểu hiện này, nhức đầu, nghẹt mũi thường được gặp nhiều nhất, nếu được bác sĩ định bệnh là viêm xoang sàng, bác sĩ định đúng bệnh sau khi đã chụp X quang. Triệu chứng nhức đầu của viêm xoang làm cho bệnh nhân khó khăn trong công tác, học hành, nhưng biến chứng viêm màng não rất hiếm. Vì là viêm ở trong sâu nên chữa trị viêm xoang sàng có khó khăn, kết quả giới hạn.
Trong tình huống bệnh nhẹ có thể dùng kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng, nên kèm theo xông mũi họng. Trong tình huống bệnh nặng hơn, các chữa trị trên không giải quyết được bệnh, nên kèm thêm rửa xoang bằng phương pháp “kê kê”. Bệnh nhân chỉ được phẫu thuật khi thất bại trong chữa trị kể trên. Phẫu thuật cổ điển đối với bệnh này là mổ nạo vùng xoang bị viêm. Hiện nay có phương pháp tiên tiến hơn, đó là phẫu thuật nội soi mũi xoang. Kết quả của phương pháp này được đánh giá là tốt. Nếu tính trạng không cải thiện bạn nên tái khám để xem xét biện pháp chữa trị phù hợp nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
9 tuổi hay bị đau đầu ở hai bên thái dương kèm theo buồn nôn, sợ gió
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 9 tuổi. Cháu hay bị đau đầu ở hai bên thái dương kèm theo buồn nôn. Cháu thường bị đau vào tầm chiều tối. Mỗi khi đau là lại nôn. Khi nôn được thì cháu cảm thấy đỡ đau hơn. Nhưng lần nào bị đau đầu cũng nôn, sợ gió. Mặc dù bị đau toát mồ hôi nhưng khi bật quạt lại kêu lạnh. Thường cứ một tháng cháu lại bị đau lại.
Tôi có cho con đi khám ở viện Nhi, bác sĩ đã cho khám mắt, chụp cộng hưởng từ và cho đơn thuốc uống Tuần hoàn não khoảng 20 ngày kèm thuốc giảm đau. Nhưng tôi về cho dùng thuốc như vậy cũng không có cháu đỡ. Tôi rất lo không biết cháu bị làm sao? Tôi cho cháu luyện tập thể thao thường xuyên để giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn không có đỡ. Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nếu bé đã được khám tại viện Nhi và chụp cộng hưởng từ sọ não thì có thể tạm thời loại trừ các bệnh lý nguy hiểm từ não bộ. Để chữa trị chứng bệnh này, ngoài việc uống thuốc theo đơn cần lưu ý: Các yếu tố tình cảm, chẳng hạn như lo lắng hay căng thẳng, có thể gây ra đau đầu ở trẻ em. Trầm cảm và rối loạn sức khỏe tâm thần khác cũng có thể đóng một vai trò. Đối với những tình huống này, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp trị liệu hành vi, chẳng hạn như:
Thư giãn. Kỹ thuật thư giãn bao gồm hít thở sâu, yoga, thiền và thư giãn cơ bắp, được thực hiện bằng cách tensing một cơ bắp cùng một lúc, và sau đó hoàn toàn giải phóng căng thẳng, cho đến khi tất cả các cơ trong cơ thể được thư giãn. Một đứa trẻ lớn tuổi có thể học hỏi kỹ thuật thư giãn trong các lớp học hay ở nhà bằng cách sử dụng sách hoặc băng.
Phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học dạy con để kiểm soát phản ứng cơ thể nhất định có thể giúp giảm đau. Trong một phiên phản hồi sinh học, con em được kết nối với các thiết bị theo dõi và góp ý vào các chức năng cơ thể, chẳng hạn như căng cơ, nhịp tim và huyết áp. Sau đó học cách để giảm căng thẳng cơ bắp và làm chậm nhịp tim và hơi thở của mình. Mục tiêu của phản hồi sinh học là giúp vào một trạng thái thư giãn tốt hơn đối phó với cơn đau.
Nhận thức hành vi liệu pháp. Liệu pháp này có thể giúp học để quản lý căng thẳng và làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của đau đầu. Trong loại trị liệu nói chuyện, giải đáp viên sẽ giúp con học cách để xem và đối phó với các sự kiện cuộc sống tích cực hơn. Bạn có thể cân nhắc việc đưa con đến gặp các chuyên gia Tâm thần học, ngoài ra cần duy trì phong cách sống lành mạnh để hạn chế cơn đau tái phát.
Chúc gia đình mạnh khỏe!
Hoa mắt, chóng mặt, hai bên thái dương đau, sốt, tay chân lạnh, run, nhịp đập mạch tim 140
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ! Cách đây 5,6 ngày má tôi bị hoa mắt, chóng mặt, 2 bên thái dương bị nhức và đau, mặt mũi tối lại. Má tôi có đi khám bác sĩ gần nhà thì kết luận má tôi bị huyết áp thấp, rối loạn tim mạch, sốt 37.5 độ. Giờ má tôi đã hết tụt huyết áp rồi nhưng rất lo lắng khi sốt trên 37 độ, tay chân bị lạnh, run, nhịp đập mạch tim 140. Xin hỏi bác sĩ má tôi bị bệnh gì? Có chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Hữu Lợi
Chào bạn!
Tình trạng mẹ của bạn triệu chứng: Đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tim mạch, hạ huyết áp. Khi sốt thì có tay chân lạnh run, nhịp tim đập nhanh. Thông thường nếu kẹp nhiệt ở nách nhiệt kế cho 37.5 độ tức là nhiệt độ cơ thể sốt cao hơn.
Thông thường triệu chứng bệnh như trên nghĩ nhiều đến một tình trạng nhiễm siêu vi gây sốt với các triệu chứng như trên, tuy nhiên sau 5, 6 ngày vẫn còn sốt, lạnh run và nhịp tim nhanh thì bạn cần cảnh giác và đưa mẹ đi khám chuyên khoa để loại trừ bệnh lý nhiễm trùng nặng của cơ thể hoặc viêm cơ tim.
Các bệnh lý này hầu như chữa trị đáp ứng tốt nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Theo ViCare