Nhức đầu hay quên có phải là dấu hiệu của bệnh Stress


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bệnh stress là bệnh thường gặp về tâm lý, tâm trạng bị sa sút trầm trọng, tư duy và hành động đều có thay đổi .Chẩn đoán bệnh thông qua những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn sớm tìm được chữa trị tốt nhất.

Thức khuya học bài, nhức đầu, hay quên, không kiểm soát được hành vi phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Em Kay Love T-ara

Chào bác sĩ.

Bác sĩ ơi, cháu năm nay 15 tuổi, giới tính nữ. Cháu năm nay lớp 9, năm cuối cấp rồi, cháu thường xuyên học bài đến khuya, lúc sáng thức dậy thì nhức đầu không chịu nổi, các khớp tay và chân cũng thường hay đau nhức. Cháu cũng hay quên nhiều chuyện lắm, ăn uống không được ngon, dễ nổi giận, cáu gắt. Nhiều khi cháu còn không kiểm soát được hành vi và lời nói của mình nữa. Bác sĩ ơi, cháu phải làm sao đây?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Năm nay cháu học lớp 9 là năm cuối cấp chuẩn bị chuyển tiếp lên cấp III, phải thi tốt nghiệp và thi vào cấp III. Dù sao cũng phải tập trung ôn luyện và thi đạt kết quả tốt thì mới vào cấp III được, do vậy đây cũng là áp lực học tập và thi cử đối với cháu. Từ áp lực đó đã làm tâm lý cháu khá căng thẳng đã tạo lên tình trạng stress ở cháu. Những biểu hiện thường gặp khi một người bị stress: Mỗi các nhân sẽ có triệu chứng stres khác nhau, tuy nhiên đây là những biểu hiện chung nhất của một người bị stress

Về cảm xúc:

Cảm thấy khó chịu, bứt dứt trong người

Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng

Chán nản và buồn bã

Về hành vi:

Nổi cáu, bực bội

Xáo trộn sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và ngủ nghỉ

Mất tập trung

Hay quên

Đau đầu

Ăn uống không thấy cảm giác ngon miệng, ăn kém

Đau mỏi cơ xương khớp

Do dự trong quyết định của mình

Mất kiểm soát hành vi thông thường

Như vậy các triệu chứng ở cháu là do quá áp lực trong học tập và thi cử, từ đó dẫn đến căng thẳng tâm lý và sinh ra stress. Bệnh stress do chuyên khoa Tâm thần khám và chữa trị. Nếu ở mức độ nhẹ chỉ cần chữa trị nâng đỡ bằng các liệu pháp tâm lý mà không cần dùng đến thuốc. Cháu hãy đến khám tại bệnh viện Tâm thần tỉnh, qua khám xét và làm một số trắc nghiệm tâm lý, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và bác sĩ tâm lý sẽ giúp cháu loại bỏ các biểu hiện stress đang có ở cháu.

Chúc cháu khỏe mạnh.

Bị chứng hay quên phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ.

Con năm nay 20 tuổi rất mong bác sĩ tư vấn cho con hai vấn đề về sức khỏe mà con đang gặp phải.

1. Con bị chứng hay quên đặc biệt là quên những chuyện vừa mới xảy ra. Trong đời sống hằng ngày, con cảm giác mình giống người già, cứ đãng trí, dù con rất chú ý là tập trung vào việc gì đó nhưng con vẫn quên

2. Con hay đau đầu, hoa mắt vào buổi sáng khi vận động nhiều.

Cả hai dấu hiệu bệnh đó xuất hiện hơn 2 năm trở lại đây rồi ạ

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Trong thời đại hiện tại những người trẻ phải đối diện với sức ép vô cùng nặng nề như công việc hàng ngày, những lo toan kinh tế, gia đình, con cái và bao nhiêu điều phải suy nghĩ, trăn trở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi và dẫn đến hay quên những sự việc mà đáng ra mình cần phải nhớ. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ.

Những người trẻ thường giảm trí nhớ gần hay còn gọi là trí nhớ công việc. Rất nhiều bạn trẻ phàn nàn là vừa định làm việc gì đó quay đi quay lại đã quên là mình vừa định làm việc nào đó mà mình không nhớ nữa… Đây có thể là bước đầu của stress mà do sức ép công việc và cuộc sống đã tạo lên giảm trí nhớ ở người trẻ.

Để giải quyết triệt để việc giảm trí nhớ và mất tập trung, cần xác định nguyên nhân nào đã dẫn tới việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung để giải quyết triệt để nguyên nhân đó thì mới có hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng cách luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý, tránh mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày kể cả các trường hợp căng thẳng trên phin ảnh và sách báo. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt đông xã hội, du lịch…

Nếu suy giảm trí nhớ ở mức trầm trọng thì có thể bổ sung Cholin Alfoscerate liều 1.200mg/ngày bằng đường uống hoặc tiêm truyền, để giúp tăng cường độ mềm dẻo của màng tế bào thần kinh, hồi phục khả năng của cơ quan tiếp nhận thông tin và cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh. Việc sử dụng thuốc nói trên phải có sự khám và chỉ định của bác sĩ. Bạn nên đi khám lại và làm một số xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị sớm nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Chữa bệnh hay quên như thế nào?


Câu hỏi bởi: Thương phạm

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 30 tuổi. Cháu không hiểu sao lại có chứng hay quên. Trong đầu cháu luôn suy nghĩ miên man, dường như không kiểm soát được ý nghĩ. Mặc dù cháu đã cố tập trung vào công việc nhưng được một lúc lại nghĩ ngay tới vấn đề khác. Thật sự cháu gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Làm việc không quên cái này thì sẽ quên cái kia. Trước đây trí nhớ cháu rất tốt nhưng giờ lại vậy. Mong bác sĩ chỉ giúp cháu cách điều trị.

Cháu cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn đang có biểu hiện mắc chứng quên. Quên là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ tiến triển chậm trong nhiều năm.Các kiểu biểu hiện rối loạn trí nhớ thường gặp:

Chứng loạn trí nhớ về không gian hay nơi chốn: người bệnh khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi khác mà mình đã biết trước đây. Chứng rối loạn trí nhớ này rất kỳ lạ do người bệnh luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ đang ở thật sự dù cho có những bằng chứng rõ ràng như cầu thang, bàn ghế, giường nệm… Chứng quên toàn bộ thoáng qua: Đây là một rối loạn có tính chất chu kỳ của hệ thần kinh trung ương trong đó có sự mất trí nhớ đột ngột, đặc biệt là khả năng tường thuật hay kể về những sự kiện gần đây, mà không kèm các triệu chứng thần kinh. Người mắc chứng quên này thường hay lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc đoạn cuối của câu. Quên do tuổi gắn liền với sự mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần, nhân cách ít biến đổi, cách phát âm không thay đổi, thường quên sự việc mới xảy ra và nhớ rất lâu các sự việc đã xảy ra rất lâu trong quá khứ. Quên do các nguyên nhân tâm thần thường kết hợp với rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, thiếu năng lực trong công việc, ăn không ngon và hay lo âu. Quên do các bệnh thần kinh thường kèm theo các khiếm khuyết thần kinh.

Chứng hay quên có thể chữa trị khỏi. Nhiều cố gắng của y học đã khẳng định chứng quên ở giai đoạn sớm thì có thể điều trị khỏi hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi bạn với những biểu hiện này bạn nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị bệnh.

Ngoài ra bạn hãy biết điều phối công việc hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Chứng quên có quan hệ mật thiết với tình trạng thiếu ngủ và stress, vì vậy bạn cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, máu được cung cấp thêm oxi, giúp não hoạt động mạnh hơn. Tập yoga cũng rất tốt trong việc khắc phục tình trạng này.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Nam 19 tuổi bị mắc chứng hay quên


Câu hỏi bởi: kiss my heart

Thưa bác sĩ!

Tôi năm nay 19 tuổi, là nam giới nhưng tôi đã bị mắc bệnh hay quên vậy giờ tôi phải làm sao ạ?

Tôi càm ơn.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Chứng hay quên ở người trẻ xảy ra do một phần não bị tác động, dẫn tới hai tình trạng sau:

Không Nhớ thuận chiều tức là không nhớ những sự việc mới xảy ra.

Không Nhớ ngược chiều tức là không nhớ những sự việc đã xảy ra trước đây.

Nguyên nhân thường gặp là:

Do tâm lý: Thường xảy ra do một sang chấn tâm lý nặng nề như trong gia đình xảy ra thiên tai địch họa, bản thân bị hẫng hụt hay thất bại quá lớn trong tình cảm hoặc kinh tế…

Nhiễm trùng não

Chấn thương sọ não

Thiếu vitamin B1, B12

Do sử dụng thuốc Aminophylline, Isoniazid, lợi tiểu, Digoxin

Bệnh tim mạch, gan, tuyến giáp.

Với lứa tuổi trẻ như cháu thường do yếu tố tâm lý mà gây nên chứng hay quên. Có thể trong cuộc sống hàng ngày cháu đã gặp phải stress hoặc một sang chấn tâm lý hay có thể là sức ép trong học tập, công tác… Những điều đó đã tạo nên trạng thái tâm lý căng thẳng và dẫn tới chứng hay quên. Để giải quyết chứng hay quên do tâm lý cháu hãy đến bệnh viện Tâm thần gặp bác sĩ tâm lý sẽ giúp cháu giải quyết chứng bệnh hay quên của cháu.

Chúc cháu mau khỏi bệnh.

Trí nhờ giảm sút, stress nhiều nên điều trị thế nào?


Câu hỏi bởi:

Thưa bác sĩ.

Cháu giới tính nữ, năm nay 24 tuổi. Cháu có vấn đề này mong bác giải đáp. Dạo này cháu cảm thấy trí nhớ bị giảm sút. Vì cùng suy nghĩ nhiều nên bị stress. Cháu giờ cảm thấy không biết một thứ gì trong xã hội này. Dạo này học rồi hỏi lại cháu hay bị quên, muốn nhớ thì cũng suy nghỉ lâu mới nhớ ra, cháu cảm thấy chán nản với cuộc sống, mỗi lần căng thằng cháu chỉ muốn nằm ngủ để không nhớ đi thôi, làm việc không logic, trật tự nào cả, còn châm chạp nữa. Thấy như một đứa bé vậy, không biết làm sao bây giờ. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu.

Với biểu hiện như vậy cháu nên đi khám bác sĩ hoặc gặp chuyên gia tâm lý để tư vấn giúp cháu sớm cải thiện tình trạng như hiện nay, để lâu không tốt cho sức khỏe của cháu. Ngoài đi khám ra, cháu nên thu xếp thời gian để tập thể dục, chơi các môn thể thao yêu thích, vừa với sứ khỏe của mình như bơi, đi bộ, đánh cầu lông, bóng bàn, đi dã ngoại với các bạn hoặc với người thân trong gia đình, nghe các bản nhạc nhẹ mà mình yêu thích, tập yoga cũng giúp cháu cải thiện nhiều tình trạng sức khỏe như hiện nay.

Chúc cháu sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl