Hỏi Bác Sĩ -
Gỉ mắt nhiều, nước lỏng,… là một số vấn đề về sức khỏe nhãn khoa mà chúng ta nên lưu ý. Tuyển tập câu hỏi sau đây sẽ trang bị kiến thức cần thiết ấy giúp bạn.
Mắt không trong, ra gỉ nhèm, xót mắt và mắt đỏ tơ tơ, chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ.
Cháu là nam giới cháu 16 tuổi, mắt cháu không được trong và hay ra bị gỉ nhèm, mắt cháu lâu lâu còn hay xót mắt và mắt thì đỏ tơ tơ. Cháu đã dùng thuốc mà vẫn không hết hẳn. Mong bác sĩ cho cháu biết bệnh này có tự hết được không ạ? Và bác chỉ cháu cách để cho cháu đề phòng bệnh tái phát và cách để cháu chữa trị. Cháu có phải kiêng gì không ạ? Mong bác sĩ giúp cháu.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Theo như các biểu hiện cháu mô tả, chúng tôi nghĩ nhiều đến cháu bị viêm kết mạc mùa xuân. Bệnh phần lớn xảy ra ở nam thiếu niên, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân – hè, tác động rất lớn đến học tập của các cháu. Tuy nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm. Bệnh bớt về mùa lạnh.
Khai thác tiền sử bệnh cho thấy đa phần bản thân các cháu hoặc trong gia đình có triệu chứng dị ứng như chàm, hen suyễn,… Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị bỏng xót mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh thể khu trú ở kết mạc (lòng trắng) nhưng cũng có các tình huống có tổn thương ở lòng đen kèm theo viêm, loét và hoại tử.
Khám thực thể: Trong mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1 mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần lòng đen.
Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Cháu không nên tự ý uống thuốc, khiến cho bệnh có thể nặng thêm, bội nhiễm, tác động xấu đến thị lực. Đây là một bệnh do dị ứng.
Để phòng bệnh, cháu nên hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh nắng, bụi, gió, phấn hoa,… Cháu cần dùng kính khi đi ra ngoài để chống bụi, nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về, dùng riêng khăn mặt và nước sạch để rửa mặt.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Ra nhiều gỉ và cộm mắt sau khi bị mèo cắn, liệu em có bị mù không?
Câu hỏi bởi: Hồ Lan Phương
Chào bác sĩ.
Em bị con mèo con bắt về nhà nuôi cắn 2 đầu ngón tay cắn ngón cái và ngón trỏ, em có đi tiêm huyết thanh và vacxin sau khi bị cắn 1 giờ và có rửa bằng xà phòng. Hiện tay em bị đau và sưng nhưng vết cắn khô, không có mủ và nước em có uống kháng sinh và kháng viêm.
2 hôm sau khi bị mèo cắn, em bị cộm mắt và ra gỉ, liệu em có bị bệnh mèo cào không ạ? Em nghe nói bị nhiễm bệnh mèo cào có khi bị mù mắt. Mong bác sĩ trả lời giúp em sớm ạ.
Em cảm ơn.
Chào em.
Theo tôi triệu chứng ở mắt mà em đang mắc phải nhiều khả năng là một bệnh lý khác, không liên quan đến mèo cắn. Em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để được điều trị và nhanh chóng khỏi hơn em nhé.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mắt bị ướt và bị chảy nước mắt, ghèn mắt khó chịu thì nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Do Anh
Thưa bác sĩ.
Cháu bị tai nạn vào lúc cháu 8 tuổi, tai nạn ở mắt ạ. Cháu khâu 8 mũi ở mắt và bị đứt luôn đường tuyến lệ ở mắt. Hiện tại cháu 22 tuổi, mắt cháu luôn luôn ướt và bị chảy nước mắt, ghèn mắt khó chịu lắm ạ. Hiện tại mùa hè này cháu cảm thấy đau nhức mắt sưng mắt rất khó chịu, đau ở tròng mắt, ấn nhẹ vào mắt là đau. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bạn Anh thân mến.
Bình thường mắt ta luôn luôn ướt và trơn láng là vì mắt ta lúc nào cũng được phủ bởi một lớp nước mắt do các tuyến lệ tiết ra. Nước mắt này rút đi qua lỗ lệ quản mà ta hay gọi là lỗ ghèn để theo tiểu lệ quản trên và tiểu lệ quản dưới nhập vào lệ quản chung rồi đổ vào túi lệ. Nước mắt cuối cùng theo ống lệ mũi thoát vào khoang mũi và xuống họng. Khi lệ quản chung bị đứt nếu không được nối lại thì nước mắt sẽ không rút đi. Hậu quả là mắt lúc nào cũng ứ đọng nước mắt và bội nhiễm nên có ghèn. Tôi nghĩ mắt bạn đã bị đứt lệ quản từ lâu nên việc nối lại sẽ khó khăn và hiệu quả thấp. Bạn chỉ có thể phòng ngừa bội nhiễm bằng thuốc nhỏ mắt hiệu quả và an toàn là loại chứa Tobramycine. Khi bội nhiễm nặng như ngoài ghèn còn có đau nhức mắt, đỏ mắt thì bạn có thể dùng thêm thuốc uống kháng sinh.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trẻ nhỏ có ghèn mắt không khỏi thì phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Huu Nam
Chào bác sĩ!
Bé trai nhà em được 3 tháng. 2 mắt luôn có ghèn, dùng nước muối sinh lý nhỏ không đỡ. Cho bé khám tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ cho Tobrex nhỏ 4 lần/ngày, day hốc mắt, hẹn 3 tuần tái khám. Nhưng cách 5 ngày mắt bé có ghèn nhiều hơn, ngủ dậy không tự mở mắt được, mắt trái sưng quầng đỏ mí dưới, hốc mắt trái phía dưới cặp sống mũi như có cục sưng hơn. Em cho bé khám, bác sĩ cho Vigamox nhỏ 6 lần/ngày, Oflovid 2 lần/ngày, sau 2 không có đỡ nhiều. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em chăm sóc bé cho nhanh khỏi.
Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Bạn Nam thân mến!
Để điều trị bệnh được hiệu quả thì việc chẩn đoán chính xác bệnh là điều rất quan trọng. Ở đây tôi chỉ được chi tiết duy nhất là mắt bé nhiều ghèn để hướng tới bệnh viêm kết mạc không biết đúng hay không. Trong khi đó các bác sĩ được khám bé nhiều lần mà bạn không cung cấp cho tôi chẩn đoán của họ là điều hơi đáng tiếc. Tuy nhiên tôi cũng có thể giúp bạn vài ý kiến. Trong viêm kết mạc, hai nhóm nguyên nhân thường gặp nhất là viêm kết mạc do dị ứng và viêm kết mạc do vi trùng.
Theo những gì bạn trình bày thì bé đã được điều trị viêm kết mạc do vi trùng với những thuốc nhỏ mắt kháng sinh mạnh nhưng không khỏi. Do đó, trẻ có thể là một viêm kết mạc dị ứng cần được chẩn đoán và điều trị tích cực. Một chẩn đoán nữa với trẻ nhỏ mà bị hai mắt có ghèn thường xuyên là tắc lệ đạo bẩm sinh mà có bác sĩ đã yêu cầu day hốc mắt trong điều trị. Bạn cần phải có kỹ thuật day đúng cách, kiên trì trong thời gian 2-3 tuần bạn nhé.
Chúc bé và gia đình bạn khỏe mạnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Gỉ mắt nhiều, nước lỏng,… là một số vấn đề về sức khỏe nhãn khoa mà chúng ta nên lưu ý. Tuyển tập câu hỏi sau đây sẽ trang bị kiến thức cần thiết ấy giúp bạn.
Mắt không trong, ra gỉ nhèm, xót mắt và mắt đỏ tơ tơ, chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: tí cô nương
Chào bác sĩ.
Cháu là nam giới cháu 16 tuổi, mắt cháu không được trong và hay ra bị gỉ nhèm, mắt cháu lâu lâu còn hay xót mắt và mắt thì đỏ tơ tơ. Cháu đã dùng thuốc mà vẫn không hết hẳn. Mong bác sĩ cho cháu biết bệnh này có tự hết được không ạ? Và bác chỉ cháu cách để cho cháu đề phòng bệnh tái phát và cách để cháu chữa trị. Cháu có phải kiêng gì không ạ? Mong bác sĩ giúp cháu.
Cháu chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Theo như các biểu hiện cháu mô tả, chúng tôi nghĩ nhiều đến cháu bị viêm kết mạc mùa xuân. Bệnh phần lớn xảy ra ở nam thiếu niên, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân – hè, tác động rất lớn đến học tập của các cháu. Tuy nhiên hiện nay do vấn đề ô nhiễm không khí rất phổ biến nên cũng có thể gặp quanh năm. Bệnh bớt về mùa lạnh.
Khai thác tiền sử bệnh cho thấy đa phần bản thân các cháu hoặc trong gia đình có triệu chứng dị ứng như chàm, hen suyễn,… Bệnh nhân bị đỏ cả hai mắt, ngứa, cảm giác như bị bỏng xót mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, có ghèn rây, lúc nào cũng muốn lấy tay dụi mắt nhưng càng dụi càng ngứa. Bệnh thể khu trú ở kết mạc (lòng trắng) nhưng cũng có các tình huống có tổn thương ở lòng đen kèm theo viêm, loét và hoại tử.
Khám thực thể: Trong mi mắt có những nốt (nhú gai) màu đỏ lớn, đường kính trên 1 mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc thấy những nốt có màu trắng như sữa ở gần lòng đen.
Tốt nhất cháu nên đi khám chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. Cháu không nên tự ý uống thuốc, khiến cho bệnh có thể nặng thêm, bội nhiễm, tác động xấu đến thị lực. Đây là một bệnh do dị ứng.
Để phòng bệnh, cháu nên hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh nắng, bụi, gió, phấn hoa,… Cháu cần dùng kính khi đi ra ngoài để chống bụi, nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về, dùng riêng khăn mặt và nước sạch để rửa mặt.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Ra nhiều gỉ và cộm mắt sau khi bị mèo cắn, liệu em có bị mù không?
Câu hỏi bởi: Hồ Lan Phương
Chào bác sĩ.
Em bị con mèo con bắt về nhà nuôi cắn 2 đầu ngón tay cắn ngón cái và ngón trỏ, em có đi tiêm huyết thanh và vacxin sau khi bị cắn 1 giờ và có rửa bằng xà phòng. Hiện tay em bị đau và sưng nhưng vết cắn khô, không có mủ và nước em có uống kháng sinh và kháng viêm.
2 hôm sau khi bị mèo cắn, em bị cộm mắt và ra gỉ, liệu em có bị bệnh mèo cào không ạ? Em nghe nói bị nhiễm bệnh mèo cào có khi bị mù mắt. Mong bác sĩ trả lời giúp em sớm ạ.
Em cảm ơn.
Chào em.
Theo tôi triệu chứng ở mắt mà em đang mắc phải nhiều khả năng là một bệnh lý khác, không liên quan đến mèo cắn. Em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để được điều trị và nhanh chóng khỏi hơn em nhé.
Thân ái.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Mắt bị ướt và bị chảy nước mắt, ghèn mắt khó chịu thì nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Do Anh
Thưa bác sĩ.
Cháu bị tai nạn vào lúc cháu 8 tuổi, tai nạn ở mắt ạ. Cháu khâu 8 mũi ở mắt và bị đứt luôn đường tuyến lệ ở mắt. Hiện tại cháu 22 tuổi, mắt cháu luôn luôn ướt và bị chảy nước mắt, ghèn mắt khó chịu lắm ạ. Hiện tại mùa hè này cháu cảm thấy đau nhức mắt sưng mắt rất khó chịu, đau ở tròng mắt, ấn nhẹ vào mắt là đau. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bạn Anh thân mến.
Bình thường mắt ta luôn luôn ướt và trơn láng là vì mắt ta lúc nào cũng được phủ bởi một lớp nước mắt do các tuyến lệ tiết ra. Nước mắt này rút đi qua lỗ lệ quản mà ta hay gọi là lỗ ghèn để theo tiểu lệ quản trên và tiểu lệ quản dưới nhập vào lệ quản chung rồi đổ vào túi lệ. Nước mắt cuối cùng theo ống lệ mũi thoát vào khoang mũi và xuống họng. Khi lệ quản chung bị đứt nếu không được nối lại thì nước mắt sẽ không rút đi. Hậu quả là mắt lúc nào cũng ứ đọng nước mắt và bội nhiễm nên có ghèn. Tôi nghĩ mắt bạn đã bị đứt lệ quản từ lâu nên việc nối lại sẽ khó khăn và hiệu quả thấp. Bạn chỉ có thể phòng ngừa bội nhiễm bằng thuốc nhỏ mắt hiệu quả và an toàn là loại chứa Tobramycine. Khi bội nhiễm nặng như ngoài ghèn còn có đau nhức mắt, đỏ mắt thì bạn có thể dùng thêm thuốc uống kháng sinh.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trẻ nhỏ có ghèn mắt không khỏi thì phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: Huu Nam
Chào bác sĩ!
Bé trai nhà em được 3 tháng. 2 mắt luôn có ghèn, dùng nước muối sinh lý nhỏ không đỡ. Cho bé khám tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ cho Tobrex nhỏ 4 lần/ngày, day hốc mắt, hẹn 3 tuần tái khám. Nhưng cách 5 ngày mắt bé có ghèn nhiều hơn, ngủ dậy không tự mở mắt được, mắt trái sưng quầng đỏ mí dưới, hốc mắt trái phía dưới cặp sống mũi như có cục sưng hơn. Em cho bé khám, bác sĩ cho Vigamox nhỏ 6 lần/ngày, Oflovid 2 lần/ngày, sau 2 không có đỡ nhiều. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp em chăm sóc bé cho nhanh khỏi.
Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Bạn Nam thân mến!
Để điều trị bệnh được hiệu quả thì việc chẩn đoán chính xác bệnh là điều rất quan trọng. Ở đây tôi chỉ được chi tiết duy nhất là mắt bé nhiều ghèn để hướng tới bệnh viêm kết mạc không biết đúng hay không. Trong khi đó các bác sĩ được khám bé nhiều lần mà bạn không cung cấp cho tôi chẩn đoán của họ là điều hơi đáng tiếc. Tuy nhiên tôi cũng có thể giúp bạn vài ý kiến. Trong viêm kết mạc, hai nhóm nguyên nhân thường gặp nhất là viêm kết mạc do dị ứng và viêm kết mạc do vi trùng.
Theo những gì bạn trình bày thì bé đã được điều trị viêm kết mạc do vi trùng với những thuốc nhỏ mắt kháng sinh mạnh nhưng không khỏi. Do đó, trẻ có thể là một viêm kết mạc dị ứng cần được chẩn đoán và điều trị tích cực. Một chẩn đoán nữa với trẻ nhỏ mà bị hai mắt có ghèn thường xuyên là tắc lệ đạo bẩm sinh mà có bác sĩ đã yêu cầu day hốc mắt trong điều trị. Bạn cần phải có kỹ thuật day đúng cách, kiên trì trong thời gian 2-3 tuần bạn nhé.
Chúc bé và gia đình bạn khỏe mạnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare