Hỏi Bác Sĩ -
Da chân là vùng da phải tiếp xúc với rất nhiều ngoại tố và khá dễ ảnh hưởng. Tuyển chọn câu hỏi sau về da chân sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất!
Chai da chân chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: lam
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 26 tuổi. Da chân ở chỗ bàn chân tôi có chai da. Xin hỏi bác sĩ chữa chai da như thế nào được?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Chai chân hay còn gọi là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân. Tổn thương nổi thành từng đám dày sừng, màu vàng sẫm, ở giữa có ‘‘nhân’’, ấn vào đau chói. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái vì tác động đến việc đi lại do đau đớn, đặc biệt là mắt cá ở gót chân.
Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. Sau khi chữa trị, mắt cá có thể tái phát, ấn vào vẫn đau nhói.
Phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt chỉ).
Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi.
Chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần.
Có thể sử dụng Salicylic Acid 40% để làm tiêu sừng trong tình huống vết mắt cá chân nhỏ.
Em nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu khám và lựa chọn phương pháp chữa trị cho phù hợp.
Em cần phải tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn. Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ, hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Bé 15 tháng tuổi bị nứt da chân, tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi là bé trai nhà em được 16 tháng tuổi có xuất hiện khô nứt nhiều da chân ở bàn chân, gót và tất cả ngón chân. Và móng, da tay hay bị ngứa. Lúc nhỏ em cũng bị như vậy và tới bây giờ cũng phải sống chung với bệnh nứt da chân, tay như vậy. Bây giờ em muốn xử lý tình trạng bệnh đó cho con trai thì phải làm sao. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Với các mô tả của bạn thì bé có thể bị bệnh viêm da cơ địa. Bạn nên đưa con đi khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp và chữa trị.
Chúc bạn khỏe!
Nứt gót chân và bong da chân là bị bệnh gì và chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em bị bong da chân và bị nứt gót chân, cứ 2 – 3 ngày là lại bong một lớp da chân, đã đi chữa ở Bệnh viện da liễu Trung ương, xét nghiệm thì không phải nấm, bác sĩ bảo bị mất lớp hàng rào bảo vệ da nhưng đã uống thuốc và bôi thuôc atopalm nhưng không khỏi, Em bôi cả flucinar lúc đầu cũng đỡ nhưng mãi vẫn không khỏi. Bác sĩ có thể cho Em biết là Em bị bệnh gì và phải chữa chị ở đâu không?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh
Chào bạn,
Nếu bạn đã đi khám da liễu mà được chẩn đoán không phải nhiễm trùng thì dùng lô hội tươi . Bạn có thể mua ở siêu thị và bôi từ 7-10 ngày.
Chúc bạn sức khỏe
Nguyên nhân da tay da chân khô và cách chữa trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Kể từ bé da tay và chân cháu đã có rất nhiều nếp nhăn thô ráp, giống như của những người trung niên vậy khiến cháu rất mất tự tin. Lòng bàn tay cũng có rất nhiều đường chỉ đậm chằng chịt. Bác sĩ cho cháu hỏi lí do vì sao và có cách nào để chữa trị được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp từ bé da tay và chân cháu đã có rất nhiều nếp nhăn thô ráp lòng bàn tay cũng có rất nhiều đường chỉ đậm chằng chịt. Như vậy cháu bị chứng dày sừng bàn tay chân, da dày, chỉ tay hằn sâu, da tay da chân khô, nếu nặng hơn sẽ bị da vảy cá. Bây giờ cháu dùng Acobeta-S bôi 2 lần/ngày và uống Collagen, vitamin C hàng ngày da sẽ cải thiện dần.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Da chân bị bong thành từng mảng nhỏ có phải bệnh vảy nến?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Chân em cứ vào mùa đông hay khi trời lạnh là da chân em từ mu bàn chân lên đến đầu gối là bị bong ra thành từng mảng nhỏ, kích thước khoảng 1cm. Em thấy nhiều người nói chân em bị vảy nến. Em xin hỏi bác sĩ liệu em có thể chữa khỏi bệnh không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả, chân bạn thường xuất hiện các nốt bong vảy da thành từng mảng vào mùa đông, nhưng không rõ tổn thương có ngứa hay không, nền da có thay đổi màu sắc không, có mụn nước hay không và vào các mùa khác thì da có trở về hoàn toàn bình thường hay không.
Bệnh vảy nến được coi là bệnh da mãn tính, tổn thương thường gặp là các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…).
Nhìn chung, tổn thương như bạn mô tả thì chưa thể khẳng định được có phải chính xác là bệnh vảy nến hay không, vì khá nhiều bệnh lý da có tổn thương bong vảy tương tự như vậy. Để xác định chính xác bệnh và có biện pháp chữa trị cụ thể, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu. Việc chữa trị bệnh nhanh khỏi hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh là gì, cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Da chân là vùng da phải tiếp xúc với rất nhiều ngoại tố và khá dễ ảnh hưởng. Tuyển chọn câu hỏi sau về da chân sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết nhất!
Chai da chân chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: lam
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 26 tuổi. Da chân ở chỗ bàn chân tôi có chai da. Xin hỏi bác sĩ chữa chai da như thế nào được?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Chai chân hay còn gọi là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng, thường gặp ở các điểm tì ép nhiều trong lòng bàn chân như gót chân, các điểm đối diện với ngón chân 3 và 5, có khi ở lưng ngón chân. Tổn thương nổi thành từng đám dày sừng, màu vàng sẫm, ở giữa có ‘‘nhân’’, ấn vào đau chói. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái vì tác động đến việc đi lại do đau đớn, đặc biệt là mắt cá ở gót chân.
Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. Sau khi chữa trị, mắt cá có thể tái phát, ấn vào vẫn đau nhói.
Phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt chỉ).
Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi.
Chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần.
Có thể sử dụng Salicylic Acid 40% để làm tiêu sừng trong tình huống vết mắt cá chân nhỏ.
Em nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu khám và lựa chọn phương pháp chữa trị cho phù hợp.
Em cần phải tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn. Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ, hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Bé 15 tháng tuổi bị nứt da chân, tay
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cho em hỏi là bé trai nhà em được 16 tháng tuổi có xuất hiện khô nứt nhiều da chân ở bàn chân, gót và tất cả ngón chân. Và móng, da tay hay bị ngứa. Lúc nhỏ em cũng bị như vậy và tới bây giờ cũng phải sống chung với bệnh nứt da chân, tay như vậy. Bây giờ em muốn xử lý tình trạng bệnh đó cho con trai thì phải làm sao. Mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.
Em cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn.
Với các mô tả của bạn thì bé có thể bị bệnh viêm da cơ địa. Bạn nên đưa con đi khám chuyên khoa Da liễu để được giải đáp và chữa trị.
Chúc bạn khỏe!
Nứt gót chân và bong da chân là bị bệnh gì và chữa ở đâu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em bị bong da chân và bị nứt gót chân, cứ 2 – 3 ngày là lại bong một lớp da chân, đã đi chữa ở Bệnh viện da liễu Trung ương, xét nghiệm thì không phải nấm, bác sĩ bảo bị mất lớp hàng rào bảo vệ da nhưng đã uống thuốc và bôi thuôc atopalm nhưng không khỏi, Em bôi cả flucinar lúc đầu cũng đỡ nhưng mãi vẫn không khỏi. Bác sĩ có thể cho Em biết là Em bị bệnh gì và phải chữa chị ở đâu không?
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh
Chào bạn,
Nếu bạn đã đi khám da liễu mà được chẩn đoán không phải nhiễm trùng thì dùng lô hội tươi . Bạn có thể mua ở siêu thị và bôi từ 7-10 ngày.
Chúc bạn sức khỏe
Nguyên nhân da tay da chân khô và cách chữa trị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới. Kể từ bé da tay và chân cháu đã có rất nhiều nếp nhăn thô ráp, giống như của những người trung niên vậy khiến cháu rất mất tự tin. Lòng bàn tay cũng có rất nhiều đường chỉ đậm chằng chịt. Bác sĩ cho cháu hỏi lí do vì sao và có cách nào để chữa trị được không ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu!
Theo thông tin cháu cung cấp từ bé da tay và chân cháu đã có rất nhiều nếp nhăn thô ráp lòng bàn tay cũng có rất nhiều đường chỉ đậm chằng chịt. Như vậy cháu bị chứng dày sừng bàn tay chân, da dày, chỉ tay hằn sâu, da tay da chân khô, nếu nặng hơn sẽ bị da vảy cá. Bây giờ cháu dùng Acobeta-S bôi 2 lần/ngày và uống Collagen, vitamin C hàng ngày da sẽ cải thiện dần.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Da chân bị bong thành từng mảng nhỏ có phải bệnh vảy nến?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Chân em cứ vào mùa đông hay khi trời lạnh là da chân em từ mu bàn chân lên đến đầu gối là bị bong ra thành từng mảng nhỏ, kích thước khoảng 1cm. Em thấy nhiều người nói chân em bị vảy nến. Em xin hỏi bác sĩ liệu em có thể chữa khỏi bệnh không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Qua thông tin bạn mô tả, chân bạn thường xuất hiện các nốt bong vảy da thành từng mảng vào mùa đông, nhưng không rõ tổn thương có ngứa hay không, nền da có thay đổi màu sắc không, có mụn nước hay không và vào các mùa khác thì da có trở về hoàn toàn bình thường hay không.
Bệnh vảy nến được coi là bệnh da mãn tính, tổn thương thường gặp là các vảy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành các vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vảy nến là các vùng da có tì đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,…).
Nhìn chung, tổn thương như bạn mô tả thì chưa thể khẳng định được có phải chính xác là bệnh vảy nến hay không, vì khá nhiều bệnh lý da có tổn thương bong vảy tương tự như vậy. Để xác định chính xác bệnh và có biện pháp chữa trị cụ thể, bạn nên tới khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu. Việc chữa trị bệnh nhanh khỏi hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh là gì, cũng như khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare