Thai phụ và nguy cơ sinh non


hacobi1102

Well-Known Member
1,217
26
48
Xu
120
Mặc dù tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xác định một đứa trẻ sinh non có thời gian phát triển trong bụng mẹ ít hơn 37 tuần, tuy nhiên cũng có vài trường hợp chào đời ở tuần thứ 26 lại có cơ hội sống sót khá cao và đây chỉ là một trong những trường hợp hy hữu. Khả năng thành công của một trường hợp sinh non thường rất thấp, bởi vì một bào thai trong bụng cần hết thảy là 40 tuần để phát triển các cơ quan chính.
Tiến sĩ Kenneth Edward Lee, bác sĩ sản phụ khoa tại bệnh viện Mount Alvernia (Singapore) cho biết "Khoảng 80% những đứa trẻ được sinh ra vào giữa tuần mang thai thứ 32 và 34 sống sót".
[h=2]Nguyên nhân nào gây sinh non?[/h]
Tiến sĩ Lee nói rằng: Một số phụ nữ có nguy cơ sinh non tự phát cao hơn những phụ nữ khác là bởi nhiều yếu tố như dị tật bào thai, có thói quen hút thuốc, hoặc thiếu ăn. Tiến sĩ nói thêm: một lý do khác nữa đó là bị tổn thương về mặt tinh thần, chẳng hạn suy sụp về tinh thần cũng có thể gây sinh non.
Nếu một phụ nữ sinh non trước tuần thứ 26, các bác sĩ sẽ cố gắng ngăn việc này lại bằng cách cho uống tocolytic nhằm chặn đứng cơn đau đẻ. Tiến sĩ Lee cho biết "Chúng ta có thể cho bà mẹ uống thuốc về răng miệng như thuốc prostaglandin antagonist và oxytocin antagonist nhằm làm các cơ trong tử cung bớt căng và ngăn chặn cơn đau đẻ. Hoặc chúng ta có thể tiêm magie sulfat vào tĩnh mạch của người mẹ".
Trong khi đó, một lượng xte-rô-ít (một trong những hợp chất hữu cơ được sinh ra tự nhiên trong cơ thể bao gồm hooc-môn và vitamin) có thể được tiêm vào người mẹ nhằm cải thiện sự phát triển hai lá phổi của đứa bé trong bụng.
Tiến sĩ Lee cũng cho biết thêm về những rủi ro nguy hiểm khác bao gồm:
• Đã từng sinh non.
• Rối loạn cơ thể.
• Mang thai nhiều lần.
• Bất thường đường tiết niệu.
• Dị tật nhau thai.
• Quá lớn tuổi.
• Mắc bệnh truyền nhiễm.
[h=2]Lựa chọn để sinh con sớm[/h] Sinh non tự chọn thì sao? Trong quá trình kiểm tra định kỳ, các bác sĩ có thể nhận biệt chính xác những vấn đề về sức khỏe và hỗ trợ để một đứa bé được chào đời sớm hơn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sinh sớm nếu bạn có:
• Sự hạn chế phát triển bên trong tử cung (IUGR - Intrauterine growth restriction – tạm dịch là hạn chế sự tăng trưởng của tử cung).
• Cao huyết áp trong thời gian mang thai.
Điều này xảy ra khi đứa bé không đạt tới sự phát triển những khả năng của mình. Bởi vì sự tăng trưởng phụ thuộc vào việc
nhau thai có thực hiện tốt chức năng của nó không, mà IUGR gần như chắc chắn sẽ xảy ra vì tính không hoàn thiện của nhau thai.
Các nguyên nhân phổ biến hơn gây IUGR bao gồm thói quen hút thuốc, uống rượu bia, lạm dụng ma túy, mắc các chứng bệnh mãn tính, mang thai nhiều lần, dị tật bào thai, hay mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, mặc dù thực hiện nhiều cuộc kiểm tra xét nghiệm nhưng vẫn không tìm ra được nguyên nhân chính xác, điều này làm cho cả bác sĩ lẫn bà mẹ càng thêm thất vọng.
[h=2]Cao huyết áp[/h] Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân gian là bệnh tăng xông (tension). Phụ nữ thường gặp tình trạng này trong suốt thai kỳ với biểu hiện bị tăng lipid máu và lượng pro-tê-in có trong nước tiểu của họ. Các bác sĩ sẽ khuyên họ nên sinh sớm bằng cách cho uống thuốc kích thích đẻ hoặc phẫu thuật lấy đứa bé ra.
Tiến sĩ cho biết "Cao huyết áp là tình trạng rối loạn toàn thân, biểu hiện bằng việc tăng lipid máu, bị phù (do giữ nước quá nhiều, kết quả là cơ thể bị sưng tấy lên) và pro-te-in có trong nước tiểu. Bệnh này sẽ gần như biến mất khi đứa bé được sinh ra cùng với nhau thai". Nếu tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ, có thể dẫn đến co giật, nhau thai không hoàn thiện, suy thận và chảy máu não.
Bác sĩ sẽ khuyên người mẹ đang mang thai nên lựa chọn việc sinh non nếu có nguy hiểm xảy đến cho mẹ và bé.
[h=2]S inh non có gây hại cho đứa trẻ?[/h] Những rủi ro có thể xảy đến cho đứa bé bị sinh non là:
• Tử vong
• Khuyết tật về thần kinh như tê liệt não trước. Trẻ sinh thiếu tháng có nhiều nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ hơn những đứa trẻ sinh thường.
• Mù mắt và các bệnh lý võng mạc.
• Hạ đường huyết. Là tình trạng bệnh lý mà lượng đường trong máu hạ thấp một cách bất thường.
• Chảy máu đường ruột.
• Chứng sa ruột
• Bị vàng da nghiêm trọng. Một đứa trẻ sinh non thường bị vàng da nặng hơn so với trẻ sinh đủ tháng vì gan của trẻ không đủ trưởng thành để làm nhiệm vụ của một lá gan. Bệnh vàng da có thể dẫn đến vàng da nhân, một loại bệnh gây tổn hại não.
[h=2]Thuốc men có hữu ích cho một đứa trẻ sinh thiếu tháng?[/h] Bác sĩ sẽ quyết định làm cách nào để cứu lấy đứa trẻ sinh thiếu tháng sau khi xét nghiệm. Một đứa bé được sinh ra trước 26 tuần chủ yếu có thể bị suy yếu các cơ quan trong cơ thể.
Tiến sĩ Lee cho biết: Trẻ sẽ được đặt một máy hô hấp nhân tạo, đặt trong lồng ấp hoặc được cho uống thuốc để kích thích tim hoạt động. Tin xấu: Đôi khi, các bác sĩ sẽ đưa ra một quyết định hết sức tỉnh táo đó là không cứu lấy đứa trẻ sinh thiếu tháng. Tiến sĩ Lee cũng nhấn mạnh: "Hầu hết thời giờ chúng tôi dành điều trị cho một đứa trẻ sinh non, nhưng đôi khi, một đứa bé ra đời quá sớm đơn giản là chúng không đủ khả năng để có thể tiếp tục phát triển".
Theo:
Web trẻ thơ
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl