Mới đây, tại TP.Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội tổ chức hội thảo về một số nội dung liên quan đến bảo vệ quyền nuôi con bằng sữa mẹ trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhằm tạo sự đồng thuận nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 sắp tới.
Ích lợi của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Việt Nam hiện đang nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 29,3%, suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức 17,5% (điều tra của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế năm 2010). Một trong những nguyên nhân là do trẻ em không được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu sau khi sinh. Cũng theo điều tra, chỉ có hơn 18% trẻ em Việt Nam được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Do vậy, việc quy định các bà mẹ mang thai có quyền nghỉ thai sản 6 tháng nhằm đáp ứng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc về việc “nuôi con từ 0- 6 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ”.
Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc còn khuyến cáo rằng các bà mẹ cho con bú trong vòng một tiếng đầu ngay sau khi sinh và nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng - có nghĩa là không cho ăn thức ăn, uống nước, sữa bột công thức và tiếp tục cho bú đến khi bé hai tuổi. Như vậy, các bà mẹ có thể mang lại cho con mình khởi đầu tốt nhất để trở thành những công dân trẻ khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, theo số liệu thu thập được thông qua Hệ thống giám sát dinh dưỡng tại Việt Nam, đa số cha mẹ cho bú sữa bột công thức hoặc nước trong vài ngày đầu sau khi sinh và bình quân chỉ có một trong năm trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho đến khi hai tuổi.
Theo ước tính, nếu nuôi con bằng sữa công thức, mỗi gia đình mỗi tháng sẽ mất từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng cho một đứa trẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, chuyên gia dinh dưỡng của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), từ năm 1992 Việt Nam đã triển khai chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ nhằm tăng cường kiến thức, thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ cho cán bộ y tế, bà mẹ và người chăm sóc trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật và tử vong của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay rất ít người dân tin rằng bà mẹ có thể có đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, trong khi đó lại tin tưởng vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm trẻ cứng cáp hơn.
Cần có chính sách hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ
Theo kết quả điều tra về nghỉ thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ do Ban nữ công của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: 89% lao động nữ được hỏi đều muốn được nghỉ thai sản 6 tháng, 78% người sử dụng lao động và đại diện Công đoàn đồng thuận tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng, 92% doanh nghiệp nhất trí hỗ trợ người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngành bảo hiểm xã hội cũng khẳng định đảm bảo được cân đối chi trả chế độ nếu thời gian nghỉ thai sản kéo dài lên 6 tháng với mức đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành là 3% quỹ lương.
Tuy nhiên hiện nay, do thiếu trường mầm non nhận chăm sóc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nên nhiều bà mẹ phải chịu áp lực lớn khi nghỉ hết thời gian quy định phải đi làm không có người trông trẻ. Do đó, cần có chính sách đồng bộ hỗ trợ cho chính sách nghỉ thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ và rất cần thiết phải quy định thành luật để lao động nữ có đủ thời gian nghỉ mà vẫn được đảm bảo vị trí công việc, không bị doanh nghiệp làm khó dễ. Việc tăng chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ là thực hiện đảm bảo quyền trẻ em và quyền phụ nữ.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất sửa đổi chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ trong Bộ luật Lao động đồng thời là một chủ trương cần thiết, có tính khả thi, có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, nhân văn và đó cũng là cách đầu tư thiết thực nhất cho thế hệ tương lai.
(Tổng hợp)
Ích lợi của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Việt Nam hiện đang nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 29,3%, suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi đã giảm nhiều nhưng vẫn còn ở mức 17,5% (điều tra của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế năm 2010). Một trong những nguyên nhân là do trẻ em không được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu sau khi sinh. Cũng theo điều tra, chỉ có hơn 18% trẻ em Việt Nam được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Do vậy, việc quy định các bà mẹ mang thai có quyền nghỉ thai sản 6 tháng nhằm đáp ứng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc về việc “nuôi con từ 0- 6 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ”.
Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc còn khuyến cáo rằng các bà mẹ cho con bú trong vòng một tiếng đầu ngay sau khi sinh và nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng - có nghĩa là không cho ăn thức ăn, uống nước, sữa bột công thức và tiếp tục cho bú đến khi bé hai tuổi. Như vậy, các bà mẹ có thể mang lại cho con mình khởi đầu tốt nhất để trở thành những công dân trẻ khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, theo số liệu thu thập được thông qua Hệ thống giám sát dinh dưỡng tại Việt Nam, đa số cha mẹ cho bú sữa bột công thức hoặc nước trong vài ngày đầu sau khi sinh và bình quân chỉ có một trong năm trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho đến khi hai tuổi.
Theo ước tính, nếu nuôi con bằng sữa công thức, mỗi gia đình mỗi tháng sẽ mất từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng cho một đứa trẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương, chuyên gia dinh dưỡng của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), từ năm 1992 Việt Nam đã triển khai chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ nhằm tăng cường kiến thức, thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ cho cán bộ y tế, bà mẹ và người chăm sóc trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật và tử vong của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay rất ít người dân tin rằng bà mẹ có thể có đủ sữa cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, trong khi đó lại tin tưởng vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm trẻ cứng cáp hơn.
Cần có chính sách hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ
Theo kết quả điều tra về nghỉ thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ do Ban nữ công của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: 89% lao động nữ được hỏi đều muốn được nghỉ thai sản 6 tháng, 78% người sử dụng lao động và đại diện Công đoàn đồng thuận tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng, 92% doanh nghiệp nhất trí hỗ trợ người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngành bảo hiểm xã hội cũng khẳng định đảm bảo được cân đối chi trả chế độ nếu thời gian nghỉ thai sản kéo dài lên 6 tháng với mức đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành là 3% quỹ lương.
Tuy nhiên hiện nay, do thiếu trường mầm non nhận chăm sóc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nên nhiều bà mẹ phải chịu áp lực lớn khi nghỉ hết thời gian quy định phải đi làm không có người trông trẻ. Do đó, cần có chính sách đồng bộ hỗ trợ cho chính sách nghỉ thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ và rất cần thiết phải quy định thành luật để lao động nữ có đủ thời gian nghỉ mà vẫn được đảm bảo vị trí công việc, không bị doanh nghiệp làm khó dễ. Việc tăng chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ là thực hiện đảm bảo quyền trẻ em và quyền phụ nữ.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất sửa đổi chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ trong Bộ luật Lao động đồng thời là một chủ trương cần thiết, có tính khả thi, có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, nhân văn và đó cũng là cách đầu tư thiết thực nhất cho thế hệ tương lai.
(Tổng hợp)