Các nhà khoa học vừa mới có được một bước tiến đột phá trong nỗ lực khôi phục lại thị lực cho những người mù với sự trợ giúp của các tế bào gốc.
Theo nghiên cứu này thì các tế bào gốc có nguồn gốc từ con người có thể sẽ tự hình thành nên các mô phát triển bên trong mắt, cho phép các bệnh nhân có thể nhìn thấy lại được.
Các nhà khoa học đang rất tin tưởng rằng: việc cấy ghép các mô trong tương lai có thể giúp các bệnh nhân khiếm thị có thể phục hồi lại thị lực của mình một cách hiệu quả nhất.
BS Yoshiki Sasai- đến từ trung tâm phát triển sinh học Nhật Bản và là tác giả của công trình nghiên cứu cho biết: “đây là một sự kiện vô cùng quan trọng cho thế hệ mới của nền y học tái tạo.”
Ông cho biết thêm: “Phương pháp của chúng tôi đã mở ra một đại lộ mới trong việc sử dụng các mô phức tạp có nguồn gốc từ các tế bào gốc của con người, cũng như các nghiên cứu y khoa khác có liên quan tới thuốc men và bệnh tật”.
Ảnh minh họa
Trong quá trình phát triển, các võng mạc nhạy cảm với ánh sáng sẽ được hình thành từ các cấu trúc được biết tới dưới cái tên là tách quang. Trong nghiên cứu này, bác sĩ Sasai cùng các cộng sự của mình đã kích thích sự hình thành của cấu trúc đó từ các tế bào gốc được lấy từ phôi thai người.
Tuy nhiên việc sử dụng các tế bào này hiện đang gây ra một làn sóng tranh cãi gay gắt do việc tạo ra chúng đòi hỏi phải phá hủy đi các bào thai người- và hẳn nhiên nó đã động chạm đến các giá trị về đạo đức, nhất là những nhóm đấu tranh vì sự sống.
Các tế bào này được hình thành trong hình dáng 3D khá chính xác và có 2 lớp tách quang, bao gồm một lớp có chứa số lượng lớn các tế bào nhạy cảm với ánh sáng, còn được gọi là tế bào nhận kích thích ánh sáng.
Hiện tượng thoái hóa võng mạc, như ta biết, là kết quả của tình trạng bị phá hủy của các tế bào này, do đó các mô được lấy từ tế bào gốc đang được xem là một phương pháp lí tưởng để giải quyết vấn đề trên.
Bác sĩ Sasai kết luận: “Nghiên cứu này đã mở ra cánh cửa để hiểu hơn về những khía cạnh đặc biệt của con người trong việc phát triển thị lực mà trước đây các nhà khoa học vẫn chưa thể tiếp cận được”.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tờ tạp chí Tế bào Gốc.
AloBacsi.
Theo nghiên cứu này thì các tế bào gốc có nguồn gốc từ con người có thể sẽ tự hình thành nên các mô phát triển bên trong mắt, cho phép các bệnh nhân có thể nhìn thấy lại được.
Các nhà khoa học đang rất tin tưởng rằng: việc cấy ghép các mô trong tương lai có thể giúp các bệnh nhân khiếm thị có thể phục hồi lại thị lực của mình một cách hiệu quả nhất.
BS Yoshiki Sasai- đến từ trung tâm phát triển sinh học Nhật Bản và là tác giả của công trình nghiên cứu cho biết: “đây là một sự kiện vô cùng quan trọng cho thế hệ mới của nền y học tái tạo.”
Ông cho biết thêm: “Phương pháp của chúng tôi đã mở ra một đại lộ mới trong việc sử dụng các mô phức tạp có nguồn gốc từ các tế bào gốc của con người, cũng như các nghiên cứu y khoa khác có liên quan tới thuốc men và bệnh tật”.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên việc sử dụng các tế bào này hiện đang gây ra một làn sóng tranh cãi gay gắt do việc tạo ra chúng đòi hỏi phải phá hủy đi các bào thai người- và hẳn nhiên nó đã động chạm đến các giá trị về đạo đức, nhất là những nhóm đấu tranh vì sự sống.
Các tế bào này được hình thành trong hình dáng 3D khá chính xác và có 2 lớp tách quang, bao gồm một lớp có chứa số lượng lớn các tế bào nhạy cảm với ánh sáng, còn được gọi là tế bào nhận kích thích ánh sáng.
Hiện tượng thoái hóa võng mạc, như ta biết, là kết quả của tình trạng bị phá hủy của các tế bào này, do đó các mô được lấy từ tế bào gốc đang được xem là một phương pháp lí tưởng để giải quyết vấn đề trên.
Bác sĩ Sasai kết luận: “Nghiên cứu này đã mở ra cánh cửa để hiểu hơn về những khía cạnh đặc biệt của con người trong việc phát triển thị lực mà trước đây các nhà khoa học vẫn chưa thể tiếp cận được”.
Nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tờ tạp chí Tế bào Gốc.
AloBacsi.