Hiểm họa từ thói quen ăn cua đá nướng


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Ăn tôm, cua không được nấu chín sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh sán lá phổi, có thể dẫn tới tử vong.


Đến ngày 26/6, sau khi được các bác sỹ BV Phổi Trung ương điều trị bằng thuốc tẩy đặc trị, sức khỏe của bệnh nhân Ma Văn Thành (15 tuổi, trú tại thôn Bản Ban, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) đã tiến triển tích cực.
Chị Ma Thị Đôn, mẹ Thành cho biết: Tháng 4/2012, trong một lần đi chăn bò trong rừng, Thành cùng một số bạn bắt được nhiều cua đá, bèn rủ nhau nướng, luộc để ăn. Sau đó vài tuần, Thành thấy nghẹn ở cổ như có đờm, khạc ra có dịch nhầy hồng, người gầy và hay sốt. Gia đình đưa Thành vào Bệnh viện huyện, rồi lên Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang điều trị; sau hai tuần, Thành được giới thiệu tới Bệnh viện Phổi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ xác định trong phổi của Thành có một số con sán (loại sán lá phổi). Nguyên nhân do Thành ăn cua đá nướng bị nhiễm sán lá phổi.




Ảnh minh họa


Trong khi Thành đang được tích cực điều trị thì ngày 26/6, cháu Lưu Văn Linh (8 tuổi, trú cùng xã Phù Lưu) là bạn chăn trâu cùng Thành, cũng phải nhập Bệnh viện Phổi Trung ương để điều trị sán lá phổi. Linh cũng ăn cua đá nướng trong những lần đi chăn bò cùng các bạn.
Trước đó không lâu, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng tiếp nhận 2 bệnh nhân Đinh Văn Thành (2 tuổi, trú tại xã Tường Phong, huyện Phù Yên, Sơn La) và Ma Công Sinh (8 tuổi, trú tại xã Trung Hoà, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang). Hai bệnh nhân này cũng bị nhiễm sán lá phổi do ăn uống mất vệ sinh.


Trao đổi với PV, BS.TS Hoàng Thanh Vân, Trưởng khoa Nhi - BV Phổi Trung ương cho biết: Bệnh sán lá phổi là một bệnh ký sinh trùng ở phổi. Nguồn lây nhiễm bệnh do thói quen ăn cua sống, ăn gỏi tôm, cua… Người hoặc động vật ăn phải tôm, cua có ấu trùng chưa được nấu chín thì ấu trùng sán sẽ thâm nhập một số cơ quan nội tạng để làm tổ ở đó. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5-6 tuần.


Khi nhiễm bệnh, ngoài phổi, sán có thể kí sinh ở các cơ quan khác như não, màng não, tuỷ sống, cơ ngực, tim… có thể khiến bệnh nhân bị liệt mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong. Đáng chú ý, bệnh nhân nhiễm sán lá phổi có biểu hiện lâm sàng giống với bệnh lao, do vậy rất dễ bị chẩn đoán, điều trị không đúng, dẫn tới những hậu quả khó lường.


Cách tốt nhất để không bị nhiễm bệnh sán lá phổi, theo TS Hoàng Thanh Vân, là mỗi người phải tự ý thức bảo vệ mình, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa nấu chín


AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl