Những người bình thường mắc hội chứng chuyển hóa sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần
Các chuyên gia dinh dưỡng, nội tiết cho biết thời gian gần đây, các bệnh mãn tính không lây và hội chứng chuyển hóa gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng. Hội chứng này là tình trạng cùng lúc cơ thể có sự hiện diện của nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn cương dương...
Gia tăng theo độ tuổi
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết hội chứng chuyển hóa được xác định khi có ít nhất 3 trong số các yếu tố, gồm: béo bụng, tăng đường huyết lúc đói, tăng triglyceride, giảm HDL - cholesterol (cholesterol có lợi), tăng huyết áp. Hội chứng này nguy hiểm vì nguy cơ gây biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, đái tháo đường.
Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa là do cơ thể đề kháng insulin và tình trạng béo phì, đặc biệt là béo trung tâm (béo bụng). Khi tình trạng đề kháng insulin xảy ra, tuyến tụy bị kiệt quệ, không đủ sức tiết insulin dẫn đến đường huyết cao liên tục và cuối cùng là bệnh đái tháo đường.
Còn béo phì gây nhiều hậu quả trầm trọng đối với sức khỏe như bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, ung thư… Tình trạng tích mỡ quá mức ở nội tạng (có thể ước đoán bằng cách đo vòng bụng) liên quan chặt chẽ và có tính cách “chỉ điểm” đối với hội chứng chuyển hóa.
Ở nước ta, tỉ lệ người trưởng thành mắc hội chứng chuyển hóa là 18,4%; tỉ lệ tăng cholesterol máu là 29,1% và tăng triglyceride là 34,2%. Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM từng có một khảo sát tại TPHCM trong vòng 8 năm qua với kết quả tỉ lệ hội chứng chuyển hóa tăng từ 12% lên 17,7%; tỉ lệ đái tháo đường gia tăng nhanh chóng từ 2 đến 3 lần (từ 3,7% lên 7%). Số người mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì và hội chứng chuyển hóa trên địa bàn TP có xu hướng trẻ hóa.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa gia tăng theo độ tuổi. Cụ thể, người 20-30 tuổi có tỉ lệ nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa chiếm khoảng 10% và tỉ lệ này tăng lên đến 40% ở những người trên 60 tuổi. Hội chứng chuyển hóa cũng gia tăng ở trẻ em, đặc biệt tại các khu vực đô thị do ngày càng có nhiều trẻ nhỏ bị béo phì.
Tự cứu mình
Những người bình thường mắc hội chứng chuyển hóa sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần, nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần. Ngoài ra, hội chứng này còn gây rối loạn cương dương, làm tăng huyết áp, đau chân cách hồi...
Bác sĩ Lê Kim Huệ, Trưởng Ban Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, không giải pháp nào tối ưu hơn là phải tự cứu mình. Việc này cần thực hiện từ khi còn trẻ, mỗi cá nhân phải có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Cách lựa chọn thực phẩm và chế biến, thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng béo bụng và tạo tiền đề cho quá trình tăng đề kháng insulin. Duy trì lối sống năng động, lựa chọn các loại hình hoạt động thể lực phù hợp hằng ngày sẽ góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Các bác sĩ cũng lưu ý bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa cần điều trị để giảm cân nặng, béo bụng (khi nam giới có vòng bụng từ 90 cm trở lên và nữ từ 80 cm trở lên); giảm lượng muối; hạn chế rượu, bia, lượng đường, thực phẩm giàu cholesterol (như: da, lòng, óc, phủ tạng của động vật, cá viên chiên, thịt mỡ); không hút thuốc lá; tăng lượng kali hằng ngày; tăng cường sử dụng rau củ quả…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 20% - 25% người trưởng thành trên toàn cầu mắc hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này làm gia tăng số người bị đái tháo đường sẵn có, căn bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
(Theo NLD)
Các chuyên gia dinh dưỡng, nội tiết cho biết thời gian gần đây, các bệnh mãn tính không lây và hội chứng chuyển hóa gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng. Hội chứng này là tình trạng cùng lúc cơ thể có sự hiện diện của nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn cương dương...
Gia tăng theo độ tuổi
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết hội chứng chuyển hóa được xác định khi có ít nhất 3 trong số các yếu tố, gồm: béo bụng, tăng đường huyết lúc đói, tăng triglyceride, giảm HDL - cholesterol (cholesterol có lợi), tăng huyết áp. Hội chứng này nguy hiểm vì nguy cơ gây biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não, đái tháo đường.
Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa là do cơ thể đề kháng insulin và tình trạng béo phì, đặc biệt là béo trung tâm (béo bụng). Khi tình trạng đề kháng insulin xảy ra, tuyến tụy bị kiệt quệ, không đủ sức tiết insulin dẫn đến đường huyết cao liên tục và cuối cùng là bệnh đái tháo đường.
Còn béo phì gây nhiều hậu quả trầm trọng đối với sức khỏe như bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, ung thư… Tình trạng tích mỡ quá mức ở nội tạng (có thể ước đoán bằng cách đo vòng bụng) liên quan chặt chẽ và có tính cách “chỉ điểm” đối với hội chứng chuyển hóa.
Ở nước ta, tỉ lệ người trưởng thành mắc hội chứng chuyển hóa là 18,4%; tỉ lệ tăng cholesterol máu là 29,1% và tăng triglyceride là 34,2%. Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM từng có một khảo sát tại TPHCM trong vòng 8 năm qua với kết quả tỉ lệ hội chứng chuyển hóa tăng từ 12% lên 17,7%; tỉ lệ đái tháo đường gia tăng nhanh chóng từ 2 đến 3 lần (từ 3,7% lên 7%). Số người mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì và hội chứng chuyển hóa trên địa bàn TP có xu hướng trẻ hóa.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa gia tăng theo độ tuổi. Cụ thể, người 20-30 tuổi có tỉ lệ nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa chiếm khoảng 10% và tỉ lệ này tăng lên đến 40% ở những người trên 60 tuổi. Hội chứng chuyển hóa cũng gia tăng ở trẻ em, đặc biệt tại các khu vực đô thị do ngày càng có nhiều trẻ nhỏ bị béo phì.
Tự cứu mình
Những người bình thường mắc hội chứng chuyển hóa sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; nguy cơ bị cơn nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần, nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần. Ngoài ra, hội chứng này còn gây rối loạn cương dương, làm tăng huyết áp, đau chân cách hồi...
Bác sĩ Lê Kim Huệ, Trưởng Ban Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa, không giải pháp nào tối ưu hơn là phải tự cứu mình. Việc này cần thực hiện từ khi còn trẻ, mỗi cá nhân phải có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Cách lựa chọn thực phẩm và chế biến, thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng béo bụng và tạo tiền đề cho quá trình tăng đề kháng insulin. Duy trì lối sống năng động, lựa chọn các loại hình hoạt động thể lực phù hợp hằng ngày sẽ góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Các bác sĩ cũng lưu ý bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa cần điều trị để giảm cân nặng, béo bụng (khi nam giới có vòng bụng từ 90 cm trở lên và nữ từ 80 cm trở lên); giảm lượng muối; hạn chế rượu, bia, lượng đường, thực phẩm giàu cholesterol (như: da, lòng, óc, phủ tạng của động vật, cá viên chiên, thịt mỡ); không hút thuốc lá; tăng lượng kali hằng ngày; tăng cường sử dụng rau củ quả…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 20% - 25% người trưởng thành trên toàn cầu mắc hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này làm gia tăng số người bị đái tháo đường sẵn có, căn bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
(Theo NLD)