Những yếu tố giúp tăng chiều cao trẻ em


Cadillac

New Member
28
0
1
Xu
0
Nhiều ông bố bà mẹ vẫn thường nghĩ rằng muốn cho trẻ em cao hơn cần phải cho chúng uống thật nhiều sữa. Liệu đây có phải là cách suy nghĩ đúng đắn?

Thực ra, sữa chỉ là một trong yếu tố tác động đến việc tăng trưởng chiều cao ở trẻ chứ không phải yếu tố duy nhất.

Sữa không phải là tất cả

Đúng là sữa có tác động đến việc phát triển chiều cao của trẻ vì trong sữa có chứa chất đầy đủ các dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng. Ngoài ra, sữa còn là nguồn quan trọng cung cấp can-xi - một khoáng chất cần thiết cho xương phát triển. Tuy nhiên nếu cho rằng uống nhiều sữa sẽ cao, hay chỉ có uống sữa mới cao thì không hẳn đúng. Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, tình trạng bệnh tật và chế độ luyện tập thể dục thể thao.



Sữa không phải là yếu tố duy nhất giúp trẻ tăng chiều cao​

Yếu tố dinh dưỡng

Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày. Trẻ tăng cân tốt thì mới tăng được chiều cao. Ngoài năng lượng, những vi chất dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao. Các vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến việc tăng trưởng chiều cao gồm: vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, i-ốt.

Ngủ đủ giấc


Trẻ muốn cao lớn cần ngủ đủ giấc​

Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm (khoảng 11-12 giờ), khi mà trẻ đã ngủ say. Trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít, do đó thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao đó là môi trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực. Mặt khác, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn quan trọng nhất: Giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai: 13-16 tuổi, trẻ gái 10-13 tuổi).

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ ra nhẹ cân, thiếu chiều cao thì sau này cũng khó mà cao được. Hoặc giai đoạn dưới 2 tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi thì nguy cơ thấp chiều cao sau này là rất lớn. Và giai đoạn dậy thì cũng rất quan trọng, ở giai đoạn này trẻ có thể tăng 10 -15 cm/năm. Trong giai đoạn này, nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và chăm tập thể dục thể thao như: Chạy, bơi lội, tập xà…thì có vẫn thể cải thiện được chiều cao.

Như vậy có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nếu chỉ quan tâm đến việc cho trẻ uống nhiều sữa để phát triển chiều cao thì chưa đủ. Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất nhất là các vi chất dinh dưỡng có liên quan đến phát triển chiều cao: vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, I ốt. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi trẻ còn nhỏ.


Tổng hợp​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.