Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi đang mang thai Để nhận biết, các mẹ hãy cùng tham khảo các dấu hiệu sau đây
Huyết áp và lượng đường trong máu: Bình thường
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số huyết áp và lượng đường trong máu của thai phụ cần được theo dõi từ lúc người phụ nữ quyết định có thai. Và hai chỉ số này ở mức bình thường và ổn định là tốt nhất.
Các chỉ số này cần được theo dõi trong các tam cá nguyệt khác nhau (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối) của thai kì để xem có biến động gì không. Bình thường thì người phụ nữ khi mang thai sẽ có huyết áp cao hơn những người không mang thai, nhưng cao quá lại là điều đáng lo ngại.
Huyết áp cao thậm chí có thể dẫn đến một tình trạng gọi là tiền sản giật, có thể khiến người mẹ sinh sớm. Lượng đường trong máu cao dễ dẫn đến tiểu đường thai kì.
Tử cung và nhau thai: Ổn định
Tử cung và nhau thai không ổn định có thể dẫn đến sẩy thai trong một số trường hợp không may. Để giữ cho thai nhi bên trong tử cung đến cuối của thai kỳ, tử cung và nhau thai của người mẹ cần được giữ ổn định. Nhau thai cũng cần phải bám vào thành tử cung. Nếu nhau thai bong ra khỏi thành tử cung sẽ dẫn tới tình trạng sinh sớm hoặc nghiêm trọng hơn là sẩy thai.
Sự phát triển của thai nhi: Đúng "chuẩn"
Thai nhi phát triển đúng với mong đợi của "chuẩn" chung cũng chứng tỏ ra người mẹ đang khỏe mạnh. Để biết được sự phát triển của thai nhi, các bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lượng của người mẹ trong quá trình siêu âm. Thai nhi chậm phát triển cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu oxy trong tử cung và dẫn đến một sự gián đoạn trong các chức năng của nhau thai
Tăng cân: Vừa đủ
Bác sĩ thường khuyên khi mang thai, người mẹ chỉ nên tăng 13 - 15kg. Nếu người phụ nữ đã thừa cân, các bác sĩ sẽ tư vấn để làm sao để khi mang thai họ chỉ tăng cân tương đối ít mà con vẫn khỏe mạnh.
Mức độ hormone: Cân bằng
Hai kích thích tố progesterone và estrogen là dấu hiệu chứng tỏ sự khỏe mạnh của thai kỳ. Một phụ nữ mang thai có thể sản xuất tối đa 400mg progesterone trong khi phụ nữ không mang thai chỉ sản xuất khoảng 20mg. Đây là kích thích tố nội mạc tử cung được thải ra khi người phụ nữ có kinh, còn khi mang thai thì nó được giữ lại trong tử cung để tránh các cơn co thắt tử cung.
"Công việc" chính của estrogen là để xây dựng mô. Estrogen cho phép tử cung khuếch đại kích thước ở cuối thai kì để việc sinh nở được dễ dàng.
Vòng bụng tăng: Tăng là tốt
Khi mang thai, các bác sĩ sẽ đo vòng bụng của người mẹ để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của em bé đang tốt.
Theo dõi cử động của thai nhi trong thai kỳ là một cách để theo dõi thai kỳ khỏe mạnh như thế nào. Chuyển động của thai nhi đảm bảo rằng em bé nhận được đủ oxy và đang phát triển tốt.
AloBacsi.
Huyết áp và lượng đường trong máu: Bình thường
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ số huyết áp và lượng đường trong máu của thai phụ cần được theo dõi từ lúc người phụ nữ quyết định có thai. Và hai chỉ số này ở mức bình thường và ổn định là tốt nhất.
Các chỉ số này cần được theo dõi trong các tam cá nguyệt khác nhau (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối) của thai kì để xem có biến động gì không. Bình thường thì người phụ nữ khi mang thai sẽ có huyết áp cao hơn những người không mang thai, nhưng cao quá lại là điều đáng lo ngại.
Huyết áp cao thậm chí có thể dẫn đến một tình trạng gọi là tiền sản giật, có thể khiến người mẹ sinh sớm. Lượng đường trong máu cao dễ dẫn đến tiểu đường thai kì.
Tử cung và nhau thai: Ổn định
Tử cung và nhau thai không ổn định có thể dẫn đến sẩy thai trong một số trường hợp không may. Để giữ cho thai nhi bên trong tử cung đến cuối của thai kỳ, tử cung và nhau thai của người mẹ cần được giữ ổn định. Nhau thai cũng cần phải bám vào thành tử cung. Nếu nhau thai bong ra khỏi thành tử cung sẽ dẫn tới tình trạng sinh sớm hoặc nghiêm trọng hơn là sẩy thai.
Sự phát triển của thai nhi: Đúng "chuẩn"
Thai nhi phát triển đúng với mong đợi của "chuẩn" chung cũng chứng tỏ ra người mẹ đang khỏe mạnh. Để biết được sự phát triển của thai nhi, các bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lượng của người mẹ trong quá trình siêu âm. Thai nhi chậm phát triển cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu oxy trong tử cung và dẫn đến một sự gián đoạn trong các chức năng của nhau thai
Tăng cân: Vừa đủ
Bác sĩ thường khuyên khi mang thai, người mẹ chỉ nên tăng 13 - 15kg. Nếu người phụ nữ đã thừa cân, các bác sĩ sẽ tư vấn để làm sao để khi mang thai họ chỉ tăng cân tương đối ít mà con vẫn khỏe mạnh.
Mức độ hormone: Cân bằng
Hai kích thích tố progesterone và estrogen là dấu hiệu chứng tỏ sự khỏe mạnh của thai kỳ. Một phụ nữ mang thai có thể sản xuất tối đa 400mg progesterone trong khi phụ nữ không mang thai chỉ sản xuất khoảng 20mg. Đây là kích thích tố nội mạc tử cung được thải ra khi người phụ nữ có kinh, còn khi mang thai thì nó được giữ lại trong tử cung để tránh các cơn co thắt tử cung.
"Công việc" chính của estrogen là để xây dựng mô. Estrogen cho phép tử cung khuếch đại kích thước ở cuối thai kì để việc sinh nở được dễ dàng.
Vòng bụng tăng: Tăng là tốt
Khi mang thai, các bác sĩ sẽ đo vòng bụng của người mẹ để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của em bé đang tốt.
Theo dõi cử động của thai nhi trong thai kỳ là một cách để theo dõi thai kỳ khỏe mạnh như thế nào. Chuyển động của thai nhi đảm bảo rằng em bé nhận được đủ oxy và đang phát triển tốt.
AloBacsi.