Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn thái dương hàm


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Bạn sẽ dễ nhầm lẫn những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này thành bệnh kia khi không đủ kiến thức. Đừng để điều đó xảy ra với chứng rối loạn thái dương hàm – căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Khoảng 2 tháng gần đây em cảm thấy hàm dưới khó mở, có tiếng kêu cục cục


Câu hỏi bởi: Đăng Đỉnh

Chào bác sĩ!

Em là nam, năm nay 28 tuổi. Khoảng 2 tháng gần đây em cảm thấy hàm dưới khó mở, vận động đưa sang trái hoặc sang phải có tiếng kêu cục cục. Hai bên hàm luôn có dấu hiệu mỏi, kèm theo buồn nôn. Bác sĩ có thể cho biết em bị bệnh gì và phương pháp chữa trị được không ạ?

Chân thành cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Với các triệu chứng bạn mô tả rất có thể bạn đạng bị chứng rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không còn hoạt động đúng. Đây là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể, chịu trách nhiệm thực hiện vận động đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang hai bên. Bất cứ trục trặc nào làm cho hệ thống phức tạp này (gồm có cơ, dây chằng, đĩa khớp và xương) không hoạt động đều gọi là rối loạn thái dương hàm. Thường thì người bị TMJ cảm thấy có tiếng kêu lốp cốp, hay tiếng lục cục hay thậm chí bị kẹt khi vận động hàm. Hiện vẫn chưa thể xác định được lí do chính xác của chứng này. Hội chứng rối loạn thái dương hàm thường có các biểu hiện sau:

– Đau đầu (thường giống biểu hiện của đau nửa đầu), đau tai, đau và tăng nhãn áp.

– Tiếng lục cục hay lốp cốp khi bạn há hoặc ngậm miệng

– Đau khi ngáp, khi há miệng rộng hoặc khi nhai

– Hàm bị kẹt, bị đơ cứng hoặc đưa ra trước

– Yếu cơ hàm

– Khớp giữa hàm trên và hàm dưới có sự thay đổi đột ngột

Để chữa trị chứng rối loạn thái dương hàm, bác sĩ vừa tiến hành chữa trị biểu hiện, vừa phải xác định được lí do gây bệnh. Việc chữa trị có thể gồm hai loại, chữa trị không can thiệp thực thể và thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai. Điều trị không can thiệp thực thể như các biện pháp uống thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai…Còn nếu phải can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…Bạn nên đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ khám và chữa trị.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Lệch hàm trái sau khi trám răng sâu phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Vy

Chào bác sĩ!

Cháu 15 tuổi, hàm bên trái của cháu có 1 cái răng sâu nên cháu không nhai bên trái được nên chuyển qua nhai bên phải cũng khá lâu. Mấy tháng trước cháu có đến phòng khám răng để trám răng sâu đó, mà trước khi trám thì hàm của cháu hay bị lệch qua trái, sửa lại thì nó lại bình thường. Nhưng sau ghi trám răng sâu đó cháu cũng có tập nhai bên trái mà mấy tuần nay khi lúc ngủ dậy cháu lại bị lệch hàm sang trái, chỉnh 1 lúc lâu mới bình thường lại, có hôm thì chỉnh mãi vẫn không bình thường lại. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi làm sao để hàm không bị lệch sang trái như cháu nữa ạ?

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu!

Các triệu chứng của cháu là triệu chứng của rối loạn thái dương hàm.

Rối loạn thái dương hàm có hai nhóm biểu hiện chính là đau và loạn năng.

Đau: Đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm.

Loạn năng: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há có tiếng kêu lụp cụp ở khớp thái dương hàm, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.

Trường hợp của cháu là thuộc nhóm thứ hai. Có nhiều lí do gây nên tình trạng này. Trong tình huống của cháu lí do có thể là do cháu thường ăn về một bên do răng bên kia bị sâu. Với tình trạng này, cháu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sớm. Bệnh này nếu chữa sớm sẽ đơn giản, càng để lâu càng phức tạp, thậm chí có người phải chung sống với bệnh suốt đời.

Đối với bệnh này có hai phương pháp là chữa trị xâm lấn và không xâm lấn.

Điều trị không xâm lấn: điều chỉnh hành vi và nhận thức sai của bệnh nhân, vật lý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, chữa trị bằng thuốc để cải thiện biểu hiện, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng (máng nhai) để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.

Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng của cháu mà có chỉ định chữa trị phù hợp.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Đau răng hàm, đau tai và đau đầu là bị bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thân chào bác sĩ!

Hiện nay em 20 tuổi, không biết sao gần 2 tháng rồi em bị biểu hiện là đau răng hàm 2 bên rất khó nhai, đặc biết là đơ cứng và cảm giác khi khép 2 hàm lại thì có khoảng cách giữa 2 hàm trên dưới. Tối ngủ thì em bị đau đầu và tai, có dấu hiệu đau lại. Em có đi khám rồi nhưng họ chỉ chụp x-quang ở tai và bảo không thấy dấu hiệu gì. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Em cảm ơn bác sĩ!

Chào em!

Đau răng hàm hai bên khó nhai có rất nhiều lí do như đau dây thần kinh V, đau do bệnh về răng, đau do viêm khớp thái dương hàm. Qua biểu hiện em mô tả thì tôi nghĩ nhiều đến khả năng em bị viêm khớp thái dương hàm. Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh khá phổ biến, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền hà trong ăn uống, tác động lớn đến sức khỏe người bệnh. Có nhiều lí do gây viêm khớp thái dương hàm như: nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, do chấn thương hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm, nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều,… Viêm khớp thái dương hàm gây đau khớp có thể ở một bên, đôi khi cả hai bên mặt. Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi, nhưng đôi khi bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn đau liên hồi, nhất là lúc nhai và hàm dưới khó cử động (cử động bị giới hạn).

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp thái dương hàm là đau hoặc khó chịu trong khớp hàm hoặc cơ nhai. Có thể gặp tiếng lục cục khi nhai trong khớp thái dương hàm đang bị đau và há miệng khó khăn, đau tăng lên… Một số tình huống có kèm theo đau tai, đau răng, đau đầu, ù tai, chóng mặt và có vấn đề thính giác. Biến chứng đầu tiên của viêm khớp thái dương hàm là giãn khớp, nếu bị giãn khớp thái dương hàm thì rất dễ bị trật khớp, dính khớp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Điều trị viêm khớp thái dương hàm cần phải tùy thuộc vào lí do gây bệnh.

Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ chữa trị phù hợp, em nên đến khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được giải đáp cụ thể.

Chúc em vui khỏe!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Há miệng to đau ở bên hàm phải cách tai phải 1cm


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Cháu tên Ly, năm nay 32 tuổi. Cách đây 3 hôm, buổi sáng cháu ngủ dậy cháu há miệng to để đánh răng thì thấy đau ở bên hàm phải cách mang tai 1cm. Cháu ăn uống bình thường, mọi việc bình thường. Cháu chỉ đau khi há miệng to và cố đưa hàm dưới về bên trái hết cỡ. Bác sĩ ơi cháu bị làm sao thế ạ? Làm thế nào để hết hiệng tượng đó? (cháu không bị ngã hay và đập vào cái gì cả).

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào cháu.

Tình trạng đau hàm gần vị trí mang tai mỗi khi há miệng mà cháu kể trong thư có thể chỉ là do cơ nhai bị co thắt nhất thời (giống như bị chuột rút) và sẽ hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài không hết thì cần nghĩ đến lí do viêm khớp thái dương hàm.

Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai. Nếu do một lí do nào đó gây trật đĩa khớp, hoặc mòn xương lồi cầu tác động đến đĩa sụn sẽ khiến người bệnh luôn bị đau khi há miệng, hoặc nghe thấy tiếng lục cục ở khớp khi nhai.

Có nhiều lí do gây viêm khớp thái dương hàm, như nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp … Nguyên nhân do chấn thương hay gặp nhất. Chấn thương không chỉ là do va đập mà còn có thể do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm. Một dạng chấn thương khác là nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều. Nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn ảnh hưởng lên khớp thái dương hàm.

Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8. Viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng. Nếu có điều kiện cháu nên đi khám ở cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được các bác sĩ kiểm tra và có hướng chữa trị.

Chúc cháu sớm khỏe!

Đau quai hàm, vùng ngang và dưới tai là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em là nam, năm nay 22 tuổi. Khoảng 3 ngày trước em bị đau quai hàm (vùng ngang và dưới tai). Mở miệng vừa hoặc lớn khi đóng lại thì bên phải hàm em có cảm giác như bị sai khớp, hơi hơi đau. Trước đây em không để ý lắm nhưng 3 ngày trước em ngáp nhiều mở miệng lớn nhiều nên thấy như thế. Vậy thưa bác sĩ em có phải bị viêm khớp thái dương hàm không ạ? Bệnh có nguy hiểm gì không? Chữa trị như thế nào có hết hẳn không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có biểu hiện là bệnh nhân đau nhức ở vùng khớp thái dương hàm phía trước tai. Bệnh nhân khó há miệng, khó thực hiện các cử động nhai, nói. Các lí do là nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc há miệng rộng đột ngột làm trật khớp. Đối với tình huống của em thì chưa phải là bệnh viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên em không nên ngáp nhiều vì đó là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh.

Em có thể uống thuốc sau: Efferalgal codein 500mg uống 2 viên một ngày chia 2 lần, hòa một viên vào 200ml nước. Ăn các thức ăn mềm; chườm nóng vùng bị đau.

Chúc em mạnh khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl