Khi gan đã bị viêm mạn tính thì trước sau gì cũng sẽ bị xơ. Xơ gan là tình trạng mô xơ lan tỏa trong gan và làm cấu trúc của gan bị thay đổi. Tế bào gan bị hư hại, chết dần và thay vào đó bằng mô sẹo. Những mô sẹo này dần lan rộng, chạy ngang dọc khắp gan, chia cắt tế bào gan thành những nốt. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển một cách rất nhanh chóng.
Con người không thể sống thiếu lá gan vì gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như: dự trữ sắt và các vitamin, sản xuất mật để tiêu hóa thức ăn, giải độc rượu, bia, thuốc men, dự trữ năng lượng (giống cục pin) bằng cách tồn trữ đường, mỡ, tinh bột..., sản xuất protein mới giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển, thải độc chất từ không khí, khói bụi, hóa chất vào qua đường thở, tạo yếu tố giúp máu đông khi cơ thể bị thương, chống lại các vi trùng xâm nhập bằng cách tiêu diệt vi trùng hoặc làm chúng yếu đi.
Những nguyên nhân chính nào gây xơ gan?
- Bệnh viêm gan siêu vi, đặc biệt là siêu vi B và siêu vi C. Đây là hai tác nhân có thể làm cho gan bị viêm mạn tính qua nhiều năm, làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ gan.
- Uống rượu nhiều.
- Các nguyên nhân khác như: suy tim, lạm dụng các loại thuốc có hại cho gan, viêm gan do mỡ, các bệnh rối loạn bẩm sinh của cơ thể, bệnh gây tắc mật, bệnh gan tự miễn.
Vì sao viêm gan siêu vi là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan?
Viêm gan siêu vi là bệnh nhiễm trùng làm tổn thương gan do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra. Hiện nay người ta tìm được 6 loại siêu vi gây viêm gan, gọi tên là A, B, C, D, E, G. Trong đó viêm gan A và E gây bệnh cấp tính và lây lan qua đường tiêu hóa. Trong khi đó, siêu vi B, C, D và G có thể gây bệnh mạn tính và lây bệnh qua đường máu và dịch tiết.
Trong các loại siêu vi trên thì ở siêu vi B và C là hai loại siêu vi thường gây bệnh viêm gan mạn tính ở nước ta và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Viêm gan siêu vi A và E chỉ gây viêm gan cấp và không dẫn đến xơ gan hay ung thư gan. Người ta ước lượng có đến 80% những người bị nhiễm siêu vi C (nghĩa là khoảng 1,2 triệu người trong số 1,5 triệu người bị nhiễm) thì bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang tình trạng mang siêu vi C mạn tính và ít nhất có 20% trong nhóm này (nghĩa là khoảng 240.000 người) bệnh sẽ tiếp tục chuyển sang xơ gan sau 20 năm nhiễm bệnh. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B hay C mạn tính cần tầm soát để phát hiện sớm tình trạng xơ gan, ung thư gan.
Những triệu chứng sớm của xơ gan là gì?
Trong giai đoạn đầu của xơ gan, đa số bệnh nhân thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Đây là một số triệu chứng mà bệnh nhân thường than phiền: kiệt sức, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, sụt cân, ngứa da, đau bụng, sao mạch trên da.
Xơ gan giai đoạn muộn biểu hiện như thế nào?
Tùy theo vị trí của mô xơ chèn ép vào cấu trúc nào của gan, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng tương ứng. Nếu đường dẫn mật bị mô xơ chèn ép sẽ gây ứ mật và vàng da. Nếu mô xơ chèn vào tĩnh mạch gan, máu sẽ không lưu thông qua được và sẽ ứ đọng lại tại lá lách làm lách lớn ra, mạch máu tại dạ dày và thực quản cũng bị tăng áp và giãn ra. Đây là biến chứng rất nghiêm trọng vì những mạch máu bị giãn này có thể đột ngột vỡ ra làm bệnh nhân nôn ói ra máu và tử vong nhanh chóng. Dịch từ các mạch máu bị tăng áp suất có thể thoát ra và tràn vào ổ bụng gây cổ chướng.
Thêm vào đó, khi gan tiếp tục bị hư hại và mô sẹo được tạo ra ngày càng nhiều, gan không thể hoạt động được nữa và bắt đầu bộc lộ sự suy giảm chức năng. Những triệu chứng của giai đoạn này gồm: vàng da, báng bụng, mất khả năng tập trung, bầm chỗ tiêm chích, chảy máu răng, chảy máu cam, ngứa da nhiều, thay đổi tính cách, chảy máu dạ dày hoặc thực quản, phù chân, suy thận.
Những biến chứng khác có thể do xơ gan nặng gây ra là: đái tháo đường, sỏi mật, đau khớp, loãng xương, ung thư gan, hôn mê gan và tử vong.
Làm sao phát hiện xơ gan?
Cần làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan: men gan, thời gian đông máu, đếm tiểu cầu, đo lượng albumin (một loại protein trong máu do gan tổng hợp) máu.
- Xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân gây xơ gan: quan trọng nhất là xét nghiệm tìm siêu vi B, C.
- Siêu âm bụng xem hình ảnh lá gan.
- Xét nghiệm nước ổ bụng nếu bệnh nhân bị cổ chướng.
- Nội soi dạ dày thực quản để phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản.
Sinh thiết gan: dùng một kim nhỏ đâm qua da vào gan lấy một ít mô gan đem quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ hư hại cũng như mức độ xơ của gan. Đôi khi sinh thiết có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây xơ gan.
Bệnh có điều trị được không?
Muốn điều trị xơ gan trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân. Khi gan mới bị xơ trong giai đoạn sớm, nếu tích cực giải quyết nguyên nhân dẫn đến xơ gan, gan có thể dần bình phục. Các nguyên nhân có thể điều trị là rượu, viêm gan siêu vi khuẩn, gan nhiễm mỡ... nhưng cũng có những nguyên nhân không thể điều trị được. Nếu điều trị tốt nguyên nhân có thể chặn đứng quá trình tiến triển của bệnh.
Hiện nay, việc điều trị viêm gan mạn tính do siêu vi B và C đã có nhiều tiến bộ nhất định. Tuy nhiên còn nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện bị viêm gan siêu vi sau khi đã bị xơ gan do triệu chứng khi nhiễm viêm gan siêu vi thường không rõ ràng. Để xác định có nhiễm viêm gan siêu vi không thì cần làm một số xét nghiệm. Vì vậy, việc khám bệnh định kỳ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện giai đoạn nhiễm viêm gan siêu vi sớm, để có kế hoạch theo dõi và điều trị thích hợp, hạn chế dẫn đến giai đoạn xơ gan.
Khi gan bị xơ quá nhiều, rất khó để làm cho gan hồi phục và cách điều trị duy nhất là ghép gan. Tuy nhiên có một số phương pháp giúp cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng do xơ gan gây ra.
Phòng ngừa xơ gan bằng cách nào?
Khi được chẩn đoán bị bệnh gan, việc ngăn ngừa bệnh gan diễn tiến tới xơ gan là điều nên biết. Một số việc có thể làm để giảm nguy cơ tiến triển của bệnh:
- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm và điều trị nguyên nhân dẫn đến bệnh gan. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa xơ gan.
- Giữ trọng lượng trong giới hạn bình thường vì thừa cân, béo phì có thể làm nặng thêm vài bệnh gan sẵn có.
- Không uống rượu bia vì rượu gây độc cho tế bào gan. Uống rượu lâu ngày là một trong những nguyên nhân chính gây xơ gan.
- Nếu bị nhiễm siêu vi B hoặc C mạn tính, việc theo dõi định kỳ mỗi 3 - 6 tháng là rất cần thiết để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhờ vậy hạn chế được biến chứng xơ gan và ung thư gan. Siêu vi viêm gan B đã có vaccin phòng ngừa, những ai chưa nhiễm siêu vi B nên đi chích ngừa.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan?
Bệnh nhân xơ gan có khuynh hướng giữ nước trong cơ thể. Việc giữ nước biểu hiện bằng triệu chứng phù chân, báng bụng. Chế độ ăn nhiều muối làm tình trạng phù gia tăng vì thế cần hạn chế muối, bằng cách:
- Tránh ăn những thức ăn có vị mặn, không nêm muối, nước mắm, nước tương, bột ngọt, bột nêm vào thức ăn.
- Ăn thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm chế biến sẵn. Kiểm tra thành phần muối trên nhãn mác thức ăn đóng gói. Tránh ăn tại nhà hàng. Những thức ăn nhanh thường có nồng độ muối cao.
- Tránh các loại thịt đỏ vì chứa nhiều muối.
Nhu cầu chất đạm tương tự như người bình thường, nhưng cần hạn chế đạm động vật và thay bằng đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành để dễ tiêu hóa hơn. Bệnh nhân cũng cần tránh ăn mỡ và nên thay bằng dầu thực vật.
Nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất và tránh táo bón. Bệnh nhân xơ gan cần tránh bị táo bón vì tình trạng táo bón sẽ làm tăng lượng ammoniac trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Có thể uống thuốc nhuận trường dành riêng cho người bệnh gan như lactulose để giảm nguy cơ hôn mê gan. Tuyệt đối không uống rượu bia. Nên nghỉ ngơi nhiều, hoạt động thể lực vừa phải.
(Khoa học phổ thông)
Con người không thể sống thiếu lá gan vì gan là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như: dự trữ sắt và các vitamin, sản xuất mật để tiêu hóa thức ăn, giải độc rượu, bia, thuốc men, dự trữ năng lượng (giống cục pin) bằng cách tồn trữ đường, mỡ, tinh bột..., sản xuất protein mới giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển, thải độc chất từ không khí, khói bụi, hóa chất vào qua đường thở, tạo yếu tố giúp máu đông khi cơ thể bị thương, chống lại các vi trùng xâm nhập bằng cách tiêu diệt vi trùng hoặc làm chúng yếu đi.
Những nguyên nhân chính nào gây xơ gan?
- Bệnh viêm gan siêu vi, đặc biệt là siêu vi B và siêu vi C. Đây là hai tác nhân có thể làm cho gan bị viêm mạn tính qua nhiều năm, làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ gan.
- Uống rượu nhiều.
- Các nguyên nhân khác như: suy tim, lạm dụng các loại thuốc có hại cho gan, viêm gan do mỡ, các bệnh rối loạn bẩm sinh của cơ thể, bệnh gây tắc mật, bệnh gan tự miễn.
Vì sao viêm gan siêu vi là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan?
Viêm gan siêu vi là bệnh nhiễm trùng làm tổn thương gan do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra. Hiện nay người ta tìm được 6 loại siêu vi gây viêm gan, gọi tên là A, B, C, D, E, G. Trong đó viêm gan A và E gây bệnh cấp tính và lây lan qua đường tiêu hóa. Trong khi đó, siêu vi B, C, D và G có thể gây bệnh mạn tính và lây bệnh qua đường máu và dịch tiết.
Trong các loại siêu vi trên thì ở siêu vi B và C là hai loại siêu vi thường gây bệnh viêm gan mạn tính ở nước ta và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan. Viêm gan siêu vi A và E chỉ gây viêm gan cấp và không dẫn đến xơ gan hay ung thư gan. Người ta ước lượng có đến 80% những người bị nhiễm siêu vi C (nghĩa là khoảng 1,2 triệu người trong số 1,5 triệu người bị nhiễm) thì bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang tình trạng mang siêu vi C mạn tính và ít nhất có 20% trong nhóm này (nghĩa là khoảng 240.000 người) bệnh sẽ tiếp tục chuyển sang xơ gan sau 20 năm nhiễm bệnh. Vì vậy, những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B hay C mạn tính cần tầm soát để phát hiện sớm tình trạng xơ gan, ung thư gan.
Những triệu chứng sớm của xơ gan là gì?
Trong giai đoạn đầu của xơ gan, đa số bệnh nhân thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Đây là một số triệu chứng mà bệnh nhân thường than phiền: kiệt sức, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, sụt cân, ngứa da, đau bụng, sao mạch trên da.
Xơ gan giai đoạn muộn biểu hiện như thế nào?
Tùy theo vị trí của mô xơ chèn ép vào cấu trúc nào của gan, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng tương ứng. Nếu đường dẫn mật bị mô xơ chèn ép sẽ gây ứ mật và vàng da. Nếu mô xơ chèn vào tĩnh mạch gan, máu sẽ không lưu thông qua được và sẽ ứ đọng lại tại lá lách làm lách lớn ra, mạch máu tại dạ dày và thực quản cũng bị tăng áp và giãn ra. Đây là biến chứng rất nghiêm trọng vì những mạch máu bị giãn này có thể đột ngột vỡ ra làm bệnh nhân nôn ói ra máu và tử vong nhanh chóng. Dịch từ các mạch máu bị tăng áp suất có thể thoát ra và tràn vào ổ bụng gây cổ chướng.
Thêm vào đó, khi gan tiếp tục bị hư hại và mô sẹo được tạo ra ngày càng nhiều, gan không thể hoạt động được nữa và bắt đầu bộc lộ sự suy giảm chức năng. Những triệu chứng của giai đoạn này gồm: vàng da, báng bụng, mất khả năng tập trung, bầm chỗ tiêm chích, chảy máu răng, chảy máu cam, ngứa da nhiều, thay đổi tính cách, chảy máu dạ dày hoặc thực quản, phù chân, suy thận.
Những biến chứng khác có thể do xơ gan nặng gây ra là: đái tháo đường, sỏi mật, đau khớp, loãng xương, ung thư gan, hôn mê gan và tử vong.
Làm sao phát hiện xơ gan?
Cần làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan: men gan, thời gian đông máu, đếm tiểu cầu, đo lượng albumin (một loại protein trong máu do gan tổng hợp) máu.
- Xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân gây xơ gan: quan trọng nhất là xét nghiệm tìm siêu vi B, C.
- Siêu âm bụng xem hình ảnh lá gan.
- Xét nghiệm nước ổ bụng nếu bệnh nhân bị cổ chướng.
- Nội soi dạ dày thực quản để phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản.
Sinh thiết gan: dùng một kim nhỏ đâm qua da vào gan lấy một ít mô gan đem quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ hư hại cũng như mức độ xơ của gan. Đôi khi sinh thiết có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây xơ gan.
Bệnh có điều trị được không?
Muốn điều trị xơ gan trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân. Khi gan mới bị xơ trong giai đoạn sớm, nếu tích cực giải quyết nguyên nhân dẫn đến xơ gan, gan có thể dần bình phục. Các nguyên nhân có thể điều trị là rượu, viêm gan siêu vi khuẩn, gan nhiễm mỡ... nhưng cũng có những nguyên nhân không thể điều trị được. Nếu điều trị tốt nguyên nhân có thể chặn đứng quá trình tiến triển của bệnh.
Hiện nay, việc điều trị viêm gan mạn tính do siêu vi B và C đã có nhiều tiến bộ nhất định. Tuy nhiên còn nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện bị viêm gan siêu vi sau khi đã bị xơ gan do triệu chứng khi nhiễm viêm gan siêu vi thường không rõ ràng. Để xác định có nhiễm viêm gan siêu vi không thì cần làm một số xét nghiệm. Vì vậy, việc khám bệnh định kỳ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện giai đoạn nhiễm viêm gan siêu vi sớm, để có kế hoạch theo dõi và điều trị thích hợp, hạn chế dẫn đến giai đoạn xơ gan.
Khi gan bị xơ quá nhiều, rất khó để làm cho gan hồi phục và cách điều trị duy nhất là ghép gan. Tuy nhiên có một số phương pháp giúp cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng do xơ gan gây ra.
Phòng ngừa xơ gan bằng cách nào?
Khi được chẩn đoán bị bệnh gan, việc ngăn ngừa bệnh gan diễn tiến tới xơ gan là điều nên biết. Một số việc có thể làm để giảm nguy cơ tiến triển của bệnh:
- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm và điều trị nguyên nhân dẫn đến bệnh gan. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa xơ gan.
- Giữ trọng lượng trong giới hạn bình thường vì thừa cân, béo phì có thể làm nặng thêm vài bệnh gan sẵn có.
- Không uống rượu bia vì rượu gây độc cho tế bào gan. Uống rượu lâu ngày là một trong những nguyên nhân chính gây xơ gan.
- Nếu bị nhiễm siêu vi B hoặc C mạn tính, việc theo dõi định kỳ mỗi 3 - 6 tháng là rất cần thiết để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhờ vậy hạn chế được biến chứng xơ gan và ung thư gan. Siêu vi viêm gan B đã có vaccin phòng ngừa, những ai chưa nhiễm siêu vi B nên đi chích ngừa.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan?
Bệnh nhân xơ gan có khuynh hướng giữ nước trong cơ thể. Việc giữ nước biểu hiện bằng triệu chứng phù chân, báng bụng. Chế độ ăn nhiều muối làm tình trạng phù gia tăng vì thế cần hạn chế muối, bằng cách:
- Tránh ăn những thức ăn có vị mặn, không nêm muối, nước mắm, nước tương, bột ngọt, bột nêm vào thức ăn.
- Ăn thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm chế biến sẵn. Kiểm tra thành phần muối trên nhãn mác thức ăn đóng gói. Tránh ăn tại nhà hàng. Những thức ăn nhanh thường có nồng độ muối cao.
- Tránh các loại thịt đỏ vì chứa nhiều muối.
Nhu cầu chất đạm tương tự như người bình thường, nhưng cần hạn chế đạm động vật và thay bằng đạm thực vật như đậu hũ, đậu nành để dễ tiêu hóa hơn. Bệnh nhân cũng cần tránh ăn mỡ và nên thay bằng dầu thực vật.
Nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất và tránh táo bón. Bệnh nhân xơ gan cần tránh bị táo bón vì tình trạng táo bón sẽ làm tăng lượng ammoniac trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Có thể uống thuốc nhuận trường dành riêng cho người bệnh gan như lactulose để giảm nguy cơ hôn mê gan. Tuyệt đối không uống rượu bia. Nên nghỉ ngơi nhiều, hoạt động thể lực vừa phải.
(Khoa học phổ thông)