Nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, tránh đứng lâu.
Hỏi: Năm nay em 26 tuổi. Hiện em đang mang thai tháng thứ 8. Em đi siêu âm thì thấy thai vẫn khỏe mạnh. Nhưng gần đây em hay bị chuột rút ở chân và sườn. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng đó là như thế nào? Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Những lúc như vậy em cần phải làm gì để hết chuột rút?
Trả lời: Hầu như tất cả các bà bầu đều bị "tra tấn" bởi các cơn chuột rút, ngay từ tháng thứ 2-3. Khi bầu càng lớn thì cường độ chuột rút càng dày lên. Nguyên nhân chủ yếu là do thai phụ thiếu canxi . Khi thai nhi lớn, canxi cần nhiều để nuôi thai nhi .
Việc cơ thể mẹ thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến em bé sau này: chân vòng kiềng, còi xương , suy dinh dưỡng , thóp lâu liền…
Để khắc phục hiện tượng này, trước hết, em phải gấp rút bổ xung canxi cho cơ thể. Em nên đi khám sản khoa để bác sĩ kê cho em liều canxi hợp lý. Ngoài ra, em nên tăng cường ăn thực phẩm có nhiều canxi như sữa, phomai, tôm, cua, ốc…
Còn hiện tại, nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, đi bộ, tránh đứng lâu. Nếu thai quá to, việc cúi xuống xoa bóp chân khó thì em nên "làm nũng" chồng, để anh ấy cùng được lo lắng và chăm sóc cho hai mẹ con .
Hỏi: Năm nay em 26 tuổi. Hiện em đang mang thai tháng thứ 8. Em đi siêu âm thì thấy thai vẫn khỏe mạnh. Nhưng gần đây em hay bị chuột rút ở chân và sườn. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng đó là như thế nào? Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Những lúc như vậy em cần phải làm gì để hết chuột rút?
Trả lời: Hầu như tất cả các bà bầu đều bị "tra tấn" bởi các cơn chuột rút, ngay từ tháng thứ 2-3. Khi bầu càng lớn thì cường độ chuột rút càng dày lên. Nguyên nhân chủ yếu là do thai phụ thiếu canxi . Khi thai nhi lớn, canxi cần nhiều để nuôi thai nhi .
Nếu không đủ canxi, bà bầu có thể bị chuột rút. (Ảnh minh họa)
Nếu không đủ canxi, cơ thể mẹ sẽ có cơ chế "rút xương, tủy" mình để lấy canxi cho con. Vì thế, người mẹ sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, việc thai ngày càng lớn sẽ đè lên thành xương chậu và đôi chân, khiến cho các mạch máu trên chân bị chèn ép, gây ra hiện tượng chuột rút.Việc cơ thể mẹ thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến em bé sau này: chân vòng kiềng, còi xương , suy dinh dưỡng , thóp lâu liền…
Để khắc phục hiện tượng này, trước hết, em phải gấp rút bổ xung canxi cho cơ thể. Em nên đi khám sản khoa để bác sĩ kê cho em liều canxi hợp lý. Ngoài ra, em nên tăng cường ăn thực phẩm có nhiều canxi như sữa, phomai, tôm, cua, ốc…
Còn hiện tại, nếu bị chuột rút, em có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, đi bộ, tránh đứng lâu. Nếu thai quá to, việc cúi xuống xoa bóp chân khó thì em nên "làm nũng" chồng, để anh ấy cùng được lo lắng và chăm sóc cho hai mẹ con .
Lê Anh Tuấn (BV Phụ sản T.Ư)
Meo.vn (Theo Dân việt)